Tiểu ra máu là một triệu chứng của nhiều bệnh không riêng cho một bệnh nào.
Tuy nhiên mỗi trường hợp do một hoặc hai loại nguyên nhân gây ra
làm cho người bệnh rất lo sợ, hốt hoảng. Tiểu ra máu có thể đơn thuần
nhưng cũng có thể kèm theo sỏi, mủ hoặc dưỡng chấp.
Một số nguyên nhân gây tiểu máu từ thận

Sỏi thận gây tiểu ra máu
Lao thận:
Bệnh lao thận cũng gây đái ra máu, người ta thấy rằng ở giai đoạn đầu của lao thận thường mạch máu nhỏ bị tổn thương và gây đái máu vi thể khi bệnh lao thận không được chữa trị dứt điểm, bệnh tiến triển nặng thành các hang thì sẽ làm tổn thương nhiều mạch máu lớn hơn và xuất hiện đái máu đại thể.

Thận đa nang gây tiểu máu
Cách nhận biết đái ra máu từ thận
Một số nguyên nhân gây tiểu máu từ thận
Sỏi thận: Đái
ra máu là hiện tượng có hồng cầu trong nước tiểu vượt chỉ số bình
thường. Đái ra máu ở thận hay gặp nhất là sỏi thận (ở 1 quả thận hay cả 2
quả thận). Chảy máu ở thận do sỏi hay gặp khi sỏi nhỏ hơn là sỏi đã to.
Mỗi khi lao động nặng nhọc, đi tàu xe bị xóc nhiều gây nên cơn đau
quặn thận thì xuất hiện nước tiểu có máu, tuy vậy nhiều khi mọi hoạt
động nặng nhọc dừng lại, được nghỉ ngơi tốt thì hết đái máu.

Sỏi thận gây tiểu ra máu
Bệnh lao thận cũng gây đái ra máu, người ta thấy rằng ở giai đoạn đầu của lao thận thường mạch máu nhỏ bị tổn thương và gây đái máu vi thể khi bệnh lao thận không được chữa trị dứt điểm, bệnh tiến triển nặng thành các hang thì sẽ làm tổn thương nhiều mạch máu lớn hơn và xuất hiện đái máu đại thể.
Ung thư thận: đái máu không
chỉ là do ung thư thận, tuy nhiên ung thư thận gây đái máu điển hình và
có những nét đặc trưng của nó. Người ta thấy đái máu trong ung thư thận
biểu hiện rầm rộ hơn, nặng nề hơn, chủ yếu đái máu đại thể, có thể đái
máu nhiều lần trong ngày và đái máu một cách tự nhiên không cần có tác
động của ngoại lai.
Đái máu trong ung thư thận có khi đột nhiên xuất hiện và có thể đột
ngột ngưng lại, nhưng một lúc nào đó lại xuất hiện đái máu, cho nên
người ta có tên gọi là đái máu đỏng đảnh.
Tổn thương thận khác gây đái máu:
thận đa nang hoặc bị ngộ độc một số hoá chất mà chúng được đào thải qua
thận gây ngộ độc thận hoặc đái dưỡng chấp do bị bệnh giun chỉ làm tổn
thương hệ bạch mạch có đi kèm tổn thương mạch máu.
Người ta cũng đề cập đến đái máu mà nguyên nhân do cục máu nằm ở
thận. Cục máu này người ta thường gặp do người bệnh bị bệnh tim bởi cục
máu trong tim vỡ ra, cục máu này từ tim mà đến mạch máu thận (động mạch
hoặc tĩnh mạch thận) rồi tắc nghẽn ở đó, nếu cục máu to sẽ gây đái máu
đại thể, cục máu nhỏ sẽ gây đái máu vi thể.
Ngoài ra, người ta cũng đề cập đến đái ra máu từ thận còn có thể do
viêm thận cấp hoặc mạn tính. Đái ra máu do viêm thận cấp và mạn tính
thường đái máu vi thể mạn tính, kéo dài.

Thận đa nang gây tiểu máu
Trước tiên cần xác định có phải đái ra máu hay không, nhất là trong
các trường hợp nghi ngờ đái ra máu vi thể bởi vì bình thường trong nước
tiểu cũng có một lượng hồng cầu nhất định. Muốn vậy người ta cần phải
xác định cặn Addis.
Xét nghiệm cặn Addis tức là tính số lượng các thành phần hữu hình
bài tiết trong 24 giờ trong nước tiểu (hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu…).
Người ta căn cứ vào số lượng nước tiểu thu được trong thời gian 9 giờ
liền (từ 22 giờ - 7 giờ sáng).
Trong trường hợp bệnh lý sẽ có nhiều thay đổi, ví dụ trong bệnh
viêm cầu thận giai đoạn đầu thì hồng cầu tăng lên 2-3 triệu/phút. Người
ta cũng thường làm xét nghiệm công thức máu để biết tốc độ máu lắng; xét
nghiệm máu chảy, máu đông; chụp thận không chuẩn bị (tuy nhiên nếu là
do sỏi thì tỷ lệ sỏi không cản quang chiếm tỷ lệ khá cao, vì vậy nhiều
trường hợp có sỏi thận thực sự nhưng chụp Xquang vẫn không xác định
được).
Để khắc phục hiện tượng này thì cần chụp thận có cản quang qua tĩnh
mạch hay chụp thận ngược dòng để xác định. Khi cần thiết có thể chụp
cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Siêu âm cũng đóng
vai trò đáng kể trong việc xác định đái máu ở thận nhất là do sỏi hay do
khối u…
Tiểu máu từ thận có thể nhầm lẫn với bệnh gì?
Có
thể nhầm lẫn với đái ra huyết sắc tố trong trường hợp bị bệnh sốt rét ác
tính. Ðái ra huyết sắc tố thì màu của nước tiểu sẫm như màu nước vối,
nếu để nước tiểu lâu có thể trở thành màu nâu đen, tuy vậy nước tiểu vẫn
trong, không có cặn, đặc biệt là soi cặn nước tiểu sau khi đã ly tâm
không thấy hồng cầu.
Một
số trường hợp như xơ gan hoặc uống thuốc sulfamid hoặc uống INH trong
điều trị bệnh lao…thì trong nước tiểu có chất porphyrin. Porphyrin là
một sản phẩm chuyển hoá dở dang của hemoglobin, cytocrom nhưng thường
không làm cho nước tiểu đổi màu.
Một
số người bị viêm gan A, B, C, E trong giai đoạn đầu của bệnh, nước tiểu
có màu nâu sẫm bởi vì trong giai đoạn này gan bị rối loạn chuyển hoá
một cách ghê gớm do đó chuyển hoá mật cũng bị rối loạn kèm theo.
Trong
trường hợp này nếu xét nghiệm sắc tố mật trong máu (bilirubin) sẽ tăng
cao cả 3 loại và nước tiểu cũng có bilirubin. Ngoài ra, tiểu ra máu
không chỉ có từ thận mà còn do dưới thận như niệu quản, bàng quang, niệu
đạo. Vì vậy khi có tiểu máu cần khám, xét nghiệm cả hệ thống đường tiết
niệu để loại trừ dần dần để xác định nguyên nhân gây tiểu ra máu.
Người bệnh không nên lo lắng quá mức hoặc suy luận về bệnh của mình ảnh hưởng đến sức khoẻ và cũng không nên tự mua thuốc để điều trị.
|
Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu - Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét