Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Bất ngờ với 7 bí quyết ngừa sỏi thận

Để bảo vệ cơ thể khỏi sỏi thận ngay từ đầu, bạn hãy tuân thủ 7 lời khuyên dưới đây:
Uống nhiều nước
Sỏi thận chủ yếu hình thành từ canxi và phốt-phát hay oxalate, các khoáng chất được cơ thể hấp thụ từ thức ăn và thường được bài tiết qua nước tiểu. Khi nước tiểu quá đặc, các khoáng chất này có thể tinh thể hóa và hình thành sỏi. Do đó, bạn nên uống 6-8 cốc nước mỗi ngày để làm loãng nước tiểu, ngăn sỏi hình thành.

Sỏi thận chủ yếu hình thành từ canxi và phốt-phát hay oxalate, các khoáng chất được cơ thể hấp thụ từ thức ăn
Sỏi thận chủ yếu hình thành từ canxi và phốt-phát hay oxalate, các khoáng chất được cơ thể hấp thụ từ thức ăn
Vận động
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí American Society of Nephrology (Mỹ), tập thể dục có thể giảm nguy cơ sỏi thận đến 33%. Bạn chỉ cần đi bộ 3 tiếng mỗi tuần hoặc đi chạy bộ chậm để giúp cơ thể xử lý các khoáng chất tích tụ được hiệu quả hơn.
Bỏ thói quen uống soda
Một nghiên cứu mới đây của bệnh viện Brigham and Women's Hospital(Boston, Mỹ) nhận thấy những người uống ít nhất 1 ly nước ngọt mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 23% so với những người chỉ uống 1 ly mỗi tuần. Đó là do fructose trong các loại nước uống này làm tăng canxi, oxalate và axit uric trong cơ thể gây sỏi thận.

Những người uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 23% so với người bình thường
Những người uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 23% so với người bình thường
Bổ sung canxi
Sỏi thận thường hình thành từ canxi và các bác sĩ từng khuyên người bệnh nên hạn chế nạp khoáng chất này. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu lại cho rằng canxi thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách liên kết với oxalate trong ruột và ngăn không cho oxalate đến thận.
Uống cà phê sáng
Theo nghiên cứu trên tạp chí Clinical Journal of the American Society of Nephrology (Mỹ), những người uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi sáng có nguy cơ mắc sỏi thận thấp hơn 26% so với người không uống. Tỉ lệ này cũng giảm đến 11% ở người uống trà buổi sáng.
Nhận biết triệu chứng
Hội chứng chuyển hóa (Metabolic syndrome) là một bệnh nghiêm trọng liên quan đến các bệnh tim mạch, tiểu đường và thậm chí gây tử vong. Khi mắc hội chứng này, ta sẽ thấy ít nhất 3 trong 5 triệu chứng: Mỡ thừa ở vùng bụng, nồng độ triglyceride trong máu cao, nồng độ cholesterol tốt HDL thấp, huyết áp cao và khả năng nạp glucose kém. Nguy cơ mắc sỏi thận sẽ tăng lên 54% nếu cơ thể xuất hiện 2 trong 5 triệu chứng trên và tăng đến 70% nếu xuất hiện 3 trong 5 triệu chứng.

Những người uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi sáng có nguy cơ mắc sỏi thận thấp hơn 26% so với người không uống.
Những người uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi sáng có nguy cơ mắc sỏi thận thấp hơn 26% so với người không uống
Hạn chế tiêu thụ protein
Các chuyên gia cho biết tiêu thụ quá nhiều protein thực vật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận phát triển. Vì vậy, nếu có dấu hiệu bị sỏi thận, bạn nên hạn chế các món ăn từ thịt trong bữa ăn hàng ngày và ăn ít sữa chua hay các thức ăn giàu protein lại.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Xử lý sỏi thận - niệu không phẫu thuật

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung là phương pháp hữu hiệu để xử lý sỏi thận, sỏi niệu có kích thước 2cm, ở những vị trí khó tiếp cận.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extra Corporal Shock Wave Lithotripsy - ESWL) là phương pháp hữu hiệu để xử lý sỏi thận, sỏi niệu có kích thước 2cm, ở những vị trí khó tiếp cận, khi những phương pháp khác không thể hoặc khó can thiệp; giúp phòng ngừa nguy cơ bị suy thận.
Xu ly soi than - nieu khong phau thuat
Ảnh mang tính minh họa: Internet
Không đau, không "đụng" dao kéo
Bác sĩ (BS) Vũ Đình Kha, Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện (BV) Vạn Hạnh cho biết, khi áp dụng ESWL, người bệnh nằm trên bàn máy tán sỏi. Một máy chủ được đặt bên ngoài căn phòng tán sỏi.
Sau khi dùng tia X hoặc sóng siêu âm xác định vị trí của sỏi, BS sẽ điều khiển máy chủ để đưa sóng xung động với một áp lực cao đến đúng viên sỏi, khiến sỏi bị vỡ hoặc vụn ra thành bụi nhỏ mà không gây hại đến những mô thận xung quanh. So với tia X (hình ảnh trên mặt phẳng hai chiều), sóng siêu âm (hình ảnh ba chiều) sẽ cho hiệu quả định vị chính xác hơn.
Với phương pháp này, người bệnh không phải trải qua phẫu thuật, không gây tê hay gây mê, chỉ can thiệp tiền mê. Trong khi tán, người bệnh có cảm giác hơi thốn nhẹ; có thể đi về trong ngày hoặc chỉ cần nằm lại một đêm. Sỏi sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường tiểu. ESWL được chỉ định đối với những sỏi thận, sỏi niệu quản đoạn lưng có kích cỡ từ 1cm đến dưới hoặc bằng 2cm.
Theo BS Lê Phúc Liên - Khoa Tiết niệu, BV Đại học Y Dược TPHCM, ưu điểm của phương pháp này là có thể xử lý sỏi ở những vị trí mà các phương pháp khác không thể tiếp cận được như: sỏi ở đài trên, trong túi thừa, trong nang thận; trên những bệnh nhân có các bệnh lý nội - ngoại khoa như suy tim, lao, bệnh lý hô hấp (không thể gây mê).
Khoảng 70% bệnh nhân đạt hiệu quả trong lần tán sỏi đầu. 30% bệnh nhân vẫn phải tán thêm lần hai hoặc lần ba nhưng thông thường chỉ đến lần thứ hai. Lần tán thứ hai cần cách lần đầu từ hai tuần đến một tháng. Chi phí tán sỏi khoảng bảy triệu đồng/ca ở lần đầu; chi phí lần kế tiếp 50% lần đầu.
ESWL có một số khuyết điểm nhưng đều có thể khắc phục. Thứ nhất, khi được tán quá mịn có thể xảy ra tình huống vụn sỏi sẽ đóng thành dải trong niệu quản; hoặc khi vỡ với kích cỡ to, sỏi sẽ chặn niệu quản, gây đau quặn thận, gây tắc và nhiễm trùng. Xử lý trường hợp này bằng cách nội soi để lấy sỏi. Vì vậy, trước khi tán sỏi, BS sẽ đặt ống thông niệu quản bể thận bàng quang (JJ) cho người bệnh. Cách này có thể giải quyết triệt để tình trạng tắc sỏi ở niệu quản.
Thứ hai, nếu người bệnh có nhiễm trùng tiểu nhưng không được phát hiện hoặc điều trị chưa dứt hẳn, việc tán sỏi sẽ làm tăng nặng tình trạng nhiễm trùng đường niệu, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nếu không điều trị kịp thời.
Để hạn chế nguy cơ này, người bệnh sẽ được cấy vi trùng trong nước tiểu. Điều này rất cần thiết vì loại trừ được nguy cơ nhiễm trùng sau khi tán sỏi. Nếu chỉ xét nghiệm nước tiểu thông thường sẽ không bảo đảm tầm soát được tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn. ESWL còn có nguy cơ gây vỡ gan hoặc thận nếu không nhắm trúng mục tiêu. Điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề của BS, kỹ thuật viên.
Chậm can thiệp, nguy cơ suy thận
Đa phần sỏi đường niệu có kích thước dưới 2cm, hầu như không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, sỏi thận, sỏi niệu là một bệnh khá phổ biến, chiếm gần một nửa số bệnh lý tiết niệu; tần suất mắc phải khá cao, khoảng 10-15% dân số Việt Nam. Bệnh thường được phát hiện khi siêu âm bụng trong chương trình tầm soát sức khỏe định kỳ hoặc khi khám một bệnh lý khác. 
Thực tế tại BV Đại học Y Dược TPHCM cho thấy, khoảng 50% bệnh nhân bị sỏi thận - niệu có kích thước nhỏ, dưới 2cm, có thể can thiệp tán sỏi qua da. Tuy nhiên, phần nhiều người bệnh vẫn e ngại tán sỏi và yêu cầu được uống thuốc.

So sánh kết quả điều trị bằng thuốc và tán sỏi cho thấy, nếu uống thuốc, chỉ khoảng 20-30% trường hợp thuyên giảm. Do mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng với một loại sỏi nhất định mà tính chất của sỏi rất đa dạng, khó chẩn đoán. Trong khi đó, tán sỏi có thể mang lại hiệu quả đến 70-80% trong lần đầu.

BS Vũ Đình Kha cảnh báo, nếu không xử lý sớm, khi kích thước tăng lên, sỏi có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe như gây tắc, ứ nước, ứ mủ, nhiễm trùng niệu, phá hủy các nhu mô thận; về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến ống thận, viêm ống - đài và cầu thận; vì diễn tiến âm thầm nên người bệnh dễ chủ quan, đến khi bệnh phát tác thì thận đã bị suy, các ống thận bị viêm teo. Vì vậy, nên tầm soát để phát hiện khi kích thước sỏi còn nhỏ và xử lý sỏi ngay để phòng ngừa nguy cơ mắc phải những bệnh lý tiết niệu, đặc biệt là suy thận.

Một-hai ngày sau khi áp dụng ESWL, người bệnh sẽ thấy có máu trong nước tiểu. Đây là tình trạng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng sốt, đau lưng, đau phần hông bên được tán sỏi, chóng mặt thì nên báo với BS theo dõi hoặc nhập viện để được kiểm soát tốt hơn. Người bệnh nên uống nhiều nước và uống mỗi lần một lượng lớn (khoảng 200ml). Đây cũng là cách để phòng ngừa nguy cơ bị sỏi thận.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hỏng thận vì biểu hiện lạ trong nước tiểu

Suy thận cấp là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, dấu hiệu của suy thận cấp lại rất dễ nhận ra.

1. Suy thận cấp là gì?
Suy thận cấp là hội chứng suy giảm hoặc mất chức năng thận tạm thời , cấp tính của cả 2 thận, làm ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận.
Suy thận cấp sẽ dẫn đến thiểu niệu hoặc vô niệu, nitơ phi protein trong máu tăng, rối loạn cân bằng nước-điện giải, rối loạn cân bằng kiềm-toan...
Sau 1 thời gian từ vài ngày đến vài tuần, khi nguyên nhân gây tổn thương được loại trừ, chức năng thận có thể dần phục hồi trở lại bình thường hoặc gần bình thường.
Tuy nhiên, trong thời gian thận mất chức năng, nếu không được cấp cứu, bệnh nhân có thể chết vì biến loại nội môi.
Suy thận cấp có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm lâm sàng của suy thận cấp là thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài, trung bình từ 1-3 tuần, đôi khi dài hơn, dẫn tới tình trạng tăng nitơ phi protein trong máu cấp tính, rối loạn cân bằng nước-điện giải và rối loạn cân bằng kiềm-toan..
- Suy thận cấp có thể dẫn đến mất chức năng thận và dẫn đến nguy cơ tử vong, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.

Cấu tạo cơ quan thận.
Cấu tạo cơ quan thận.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận cấp
Dưới đây là những dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy thận cấp. Những dấu hiệu này thường do người có chuyên môn phát hiện nhưng ngay cả bình thường cũng có thể phát hiện được những điểm "khả nghi" để kịp thời đến cơ sở y tế kiểm tra.
- Giai đoạn khởi phát:
Khởi phát trong vòng 24 giờ, là giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh, diễn biến tùy theo từng nguyên nhân.
Ở bệnh nhân ngộ độc thì diễn biến nhanh có thể dẫn đến vô niệu ngay, thường có số lượng nước tiểu giảm, nếu can thiệp kịp thời có thể tránh được chuyển sang giai đoạn 2.
- Giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu:
Có thể vô niệu hoàn toàn hoặc chỉ có vài ml/ 24 giờ, thông thường là 50 - 100 ml/ 24 giờ. Nếu dưới 100 ml/ 24 giờ thì được coi là vô niệu, dưới 500ml/ 24 giờ là thiểu niệu.
Vô niệu là biểu hiện của hoại tử ống thận cấp, tuy nhiênvài ngày đầu có thể vẫn còn lượng nước tiểu dưới 100 ml/ 24 giờ. Nước tiểu xẫm màu, có thể có máu, mủ, đôi khi có vi khuẩn.
Đây là triệu chứng lâm sàng chính, rất đặc trưng và có tính bất thường nên nếu xảy ra, người bệnh nên nghĩ ngay đến bệnh suy thận cấp.
Ngoài ra có thể gặp những dấu hiệu sau:
+ Phù: Sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
+ Có thể có phù
+ Ure, cratinin tăng nhanh, rối loạn nước điện giải, tăng K+ máu.
+ Toan chuyển hóa
+ Acid uric máu tăng
+ Các biểu hiện tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, ..của hôi chứng ure máu tăng cao.
Khi tốc độ tăng ure, creatinin tăng càng nhanh thì tiên lượng càng nặng.
+ Ure máu tăng phụ thuộc vào mức độ vô niệu, phụ thuốc vào chế độ ăn nhiều protit, phụ thuộc vào quá trình giáng hóa của cơ thể.
+ Creatinin máu, sản phẩm giáng hóa cuối cùng của creatinin không phụ thuộc vào chế độ ăn nên nó phản ánh chức năng thận chính xác hơn ure.
- Giai đoạn đái trở lại:
+ Kéo dài trung bình khoảng 5 - 7 ngày
+ Có lại nước tiểu, bắt đầu 200 - 300 ml/ 24h, có thể đái 4 - 5l/ 24h.
+ Vẫn có các nguy cơ cao, tăng ure, creatinin, đái nhiều, mất nước, mất điện giải (K+ máu hạ, Na+ máu hạ).
- Giai đoạn phục hồi:
+ Tùy theo nguyên nhân gây suy thận cấp thời gian hồi phục rất khác nhau, trung bình khoảng 4 tuần.
+ Các rối loạn về sinh hóa dần trở về bình thường: ure, creatinin máu giảm dần, ure, creatinin niệu tăng dần. Tuy nhiên khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận có khi hàng năm mới hồi phục hoàn toàn.
Mức lọc cầu thận hồi phục nhanh hơn, thường sau hai tháng có thể trở về bình thường.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đi tiểu nhiều, có phải bệnh lý?

Đi tiểu tiện nhiều gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu là người trưởng thành, người cao tuổi, tiểu nhiều do bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hiệu suất công việc.

Chính vì thế khi thấy có hiện tượng tiểu nhiều mà không rõ nguyên nhân, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt vì nếu để bệnh thành mạn tính có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe.
Nguyên nhân tiểu nhiều
Tiểu nhiều có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó các rắc rối về đường tiết niệu - sinh dục đóng vai trò đáng kể. Trước hết phải kể đến là viêm bàng quang. Khi bàng quang bị viêm, niêm mạc sẽ bị phù nề, vì vậy, khi có một lượng nước tiểu dù chưa đủ lớn nhưng đã kích thích gây buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong một ngày, đêm.
Viêm bàng quang có thể cấp tính, có thể mạn tính. Viêm bàng quang cấp ngoài dấu hiệu tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nhiều trường hợp còn thấy buốt khi tiểu và đôi khi nước tiểu có máu. Viêm bàng quang gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, lý do là niệu đạo của nữ giới cấu tạo ngắn hơn nam giới và lỗ tiểu gần với hậu môn cho nên rất dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng gây viêm bàng quang cấp, mạn tính.

Bệnh lý ở bàng quang là một nguyên nhân gây tiểu nhiều
Tiểu nhiều có thể do sỏi tiết niệu, nhất là sỏi bàng quang. Bệnh của bàng quang gây tiểu nhiều lần trong ngày còn có viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang) hoặc sa bàng quang. Với các bệnh này của bàng quang cũng làm cho tiểu nhiều lần, tiểu liên tục và còn kèm theo các triệu chứng khác như rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và bệnh càng ngày càng nặng thêm nếu không được chữa trị.
Ở nam giới trưởng thành, nhất là trung niên và người cao tuổi rất dễ bắt gặp tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến) hoặc viêm tiền liệt tuyến gây nên tiểu nhiều lần, liên tục, tuy rằng, số lượng nước tiểu mỗi lần là rất ít. 
Lý do là tiền liệt tuyến do cấu tạo, ôm lấy cổ bàng quang, nếu bị viêm hoặc tăng sinh phì đại, sẽ kích thích làm bàng quang co bóp tăng nhu động gây mót tiểu, và tiểu nhiều lần trong một ngày đêm. Viêm hoặc tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến thường có phản xạ đi tiểu liên tục, đặc biệt hay đi tiểu về đêm làm ảnh hưởng khá lớn đến giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.
Tiểu nhiều còn có thể gặp ở trẻ em, trong trường hợp dị tật bẩm sinh bàng quang bé hoặc hẹp bao quy đầu (trẻ em trai) gây đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, són, đái buốt và rất dễ gây viêm đường tiết niệu. Một số bệnh ở cơ quan khác nhất là các cơ quan lân cận bàng quang có thể gây tiểu nhiều như u xơ tử cung, viêm phần phụ ở nữ giới.
Một số bệnh như đái tháo đường cũng có nguy cơ gây tiểu nhiều, liên tục, lý do là khi lượng đường trong máu không được kiểm soát do thiếu hụt insulin sẽ gây nên tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, tiểu són. Ngoài ra tiểu nhiều có thể gặp ở một số người béo phì, tăng cân.
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi không mắc bệnh gì nhưng vẫn thấy tiểu nhiều lần cả về số lần lẫn số lượng nước tiểu, đó là do chế độ ăn, uống. Ăn nhiều các loại quả chứa nhiều nước như dưa hấu, thanh long, lê có thể gây đái nhiều hoặc ăn, uống các loại canh, rau có tính chất lợi tiểu (canh cải) hoặc uống nước râu ngô cũng gây nên tiểu nhiều hoặc uống nhiều bia, nhất là bia hơi, bia lạnh. Ngoài ra, một số người bệnh bị phù (do nhiều nguyên nhân khác nhau), được bác sĩ kê đơn uống thuốc lợi tiểu cũng gây tiểu nhiều cả về số lần, cả về số lượng.
Để biết nguyên nhân tiểu nhiều cần thực hiện khám bệnh, xét nghiệm và thăm dò chức năng.
Nên làm gì khi thấy tiểu nhiều?
Khi thấy tiểu nhiều cần được khám bệnh một cách nghiêm túc nhằm xác định nguyên nhân trên cơ sở đó để có hướng điều trị. Cần khám bệnh càng sớm càng tốt, nếu để bệnh thành mạn tính có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe.
Khi thấy trẻ em trai đi tiểu nhiều lần, kêu rát, buốt, đái són, đái dầm cần cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân và xem có phải hẹp bao quy đầu hay không, nếu có cần được xử trí càng sớm càng tốt, nếu để lâu sẽ gây viêm đường tiết niệu ngược dòng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Với các bệnh khác có liên quan đến tiểu nhiều như tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến (nam giới), u xơ tử cung, viêm phần phụ, tiểu khung (nữ giới) cũng cần tích cực điều trị tích cực, đúng chuyên khoa để bệnh chóng khỏi.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niêu, viêm đường sinh dục ngoài, hằng ngày cần vệ sinh cá nhân bộ phận sinh dục ngoài thật tốt. Phụ nữ khi vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, sau khi đi vệ sinh cần rửa nước từ trước ra sau để tránh nước đi qua hậu môn mang mầm bệnh gây viêm tiết niệu ngược dòng.
Bên cạnh đó, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ lượng nước cần thiết để phòng sỏi đường tiết niệu. Buổi tối cần hạn chế uống nước, uống bia, ăn canh để tránh tiểu đêm.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những sai lầm trong ăn uống gây sỏi thận cần sớm loại bỏ

Thận của bạn sẽ mang bệnh, khả năng bị suy thận, sỏi thận hay tiểu không tự chủ… nếu duy trì những thói quen ăn uống và sinh hoạt không đúng cách.


Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Bình thường quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không biết mình bị sỏi thận.Để ngăn ngừa, theo các chuyên gia tốt nhất nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến gây hại cần lược bỏ để thận của bạn được luôn khỏe mạnh:
Sử dụng thuốc không đúng cách
Nhiều người bị bệnh, hoặc lo lắng cơ thể thiếu vitamin, nhất là canxi nên tự ý mua về bổ sung cho cơ thể. Với một số thuốc phải uống đúng giờ, uống với nhiều nước, không được kết hợp với 1 số loại thuốc khác... nhưng người dùng không theo chỉ dẫn hoặc không chịu tìm hiểu nên đã sử dụng sai cách. Từ thói quen này, cơ thể không hấp thụ được thành phần của thuốc gây lắng cặn ở thận và tích thụ thành sỏi.
Vì vậy việc dùng thuốc sai cách, sai liều lượng, không theo chỉ đình của bác sĩ là một trong những nguyên nhân gây tổn thương thận, sỏi thận và ảnh hưởng sức khỏe toàn cơ thể.
Ăn quá nhiều mì tôm và các muối
Thói quen ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Đối với người măc bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Đặc biệt với những người có thói quen ăn mì tôm, vì trong mì tôm chứa nhiều muối và chất béo nhưng lại ít vitamin và các khoáng chất. Mì tôm chủ yếu được làm từ củ mì (sắn) rất nhiều axit oxalic tạo sỏi thận. Thường xuyên hoặc ăn quá nhiều mì tôm cùng lúc khiến chức năng gan thận quá tải, dễ mắc chứng sỏi thận và hại cho cơ thể.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi
Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ khiến cơ thể dư thừa canxi, lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ hình thành sỏi. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với người bị sỏi thận, hoặc sỏi thận tái phát sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột.
Người bình thường không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.
Ăn quá nhiều dầu mỡ
Ăn quá nhiều chất dầu mỡ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Vì vậy, để hạn chế ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol thì nên hạn chế những món như: thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng vv.
Ngoài ra, nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen...
Không uống đủ nước
Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Khi bạn uống đủ nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, việc uống nước lọc là giải phát tốt nhất cho việc phòng tránh sỏi thận.
Nhịn tiểu lâu
Nhịn tiểu là một thói quen không tốt cho sức khỏe nhất là có thể gây ra nguy hại cho thận. Nước tiểu được chứa trong bàng quang trong khu vực xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ xương chậu, chứa nước tiểu từ khi nhận cho đến khi nước tiểu được phóng thích ra bên ngoài.
Nhịn tiểu lâu, thường xuyên không chỉ gây hậu quả nặng nề như nhiễm trùng tiểu, bệnh lý về thận, sỏi thân, bàng quang, đường tiết niệu, làm giảm chức năng sinh lý… Trong đó vỡ bàng quang được coi là nguy hiểm nhất, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ nguy hại sức khỏe.
Mất ngủ
Chúng ta đều biết vai trò quan trọng của giấc ngủ ngon với sức khỏe thể chất và tinh thần. Mất ngủ mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau và bệnh thận cũng nằm trong danh sách này. Vào buổi đêm khi bạn ngủ, mô thận sẽ có thời gian để tự 'tái tạo' những tổn thương ban ngày. Nếu bạn mất ngủ, chức năng này không được thực hiện, lâu dần sẽ gây nên nhiều bệnh thận nguy hiểm.
Bỏ quên bữa sáng
Theo chuyên gia, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Viêm bể thận thường do nhiễm trùng


Viêm thận - bể thận thường bắt đầu bởi viêm của niệu quản và bàng quang lan lên thận, thườngđược dùng thuật ngữ viêm thận - bể thận do vi khuẩn. Phần lớn các trường hợp vi khuẩn xâm nhập ngược dòng từ đường niệu dưới lên, chẳng hạn ở phụ nữ mang thai thì có hiện tượng trào ngược nước tiểu, vi khuẩn sẽ ngược dòng tiểu để đến đài bể thận và gây tổn thương nhu mô thận.

Ước tính có đến 1/3 số phụ nữ mang thai bị viêm thận - bể thận do vi khuẩn. Ngoài phụ nữ mang thai thì một số người được đặt thông tiểu lâu ngày, chụp đường niệu ngược dòng, phẫu thuật cắm niệu quản - ruột, niệu quản - đại tràng dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc bệnh nhân bị sỏi thận (đặc biệt sỏi thận dạng san hô thường có ổ nhiễm khuẩn tại thận). Tất nhiên, vi khuẩn có thể từ một nơi nhiễm trùng nào đó của cơ thể theo đường máu đến thận để gây viêm thận - bể thận.

Dù biết nguyên nhân gây viêm thận - bể thận là do vi khuẩn nhưng không ít trường hợp không phát hiện được vi khuẩn từ đâu đến gây ra bệnh. Thận bị viêm thận - bể thận sẽ bị giãn to ra do hiện tượng viêm phù nề và bề mặt không nhẵn, khi cắt vào nhu mô thận sẽ thấy ranh giới giữa vỏ và tủy thận không rõ ràng, có nhiều ổ áp-xe nhỏ ở nhu mô, niêm mạc vùng đài bể thận bị tổn thương.


Quan sát trên kính hiển vi sẽ thấy những ổ xuất huyết, phù nề và xâm nhiễm tế bào viêm. Triệu chứng của viêm thận - bể thận thường gặp là sốt, đôi khi sốt cao và kèm lạnh run, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém. 

Kèm theo đó là đau vùng thắt lưng, đau cạnh hông hoặc đau vùng khớp háng. Có khi là đau bụng với cơn đau quặn thận. Bệnh nhân cũng gặp phiền toái trong vấn đề đi tiểu: tiểu nhiều lần, cảm giác nóng rát hoặc đau khi tiểu, một số trường hợp có tiểu ra máu.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cảnh giác suy thận cấp ở thai phụ

Theo thống kê, suy thận cấp ở thai phụ chiếm khoảng 20% trong tổng số các trường hợp suy thận cấp nói chung với tỷ lệ tử vong cao tới 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng giảm do điều kiện vệ sinh, chăm sóc và thăm khám kiểm tra thai phụ ngày càng được cải thiện.
Suy thận cấp trong thai kỳ là sự suy giảm chức năng thận đột ngột xảy ra trong những tháng của thời kỳ có thai với các biểu hiện cũng giống như suy thận cấp ở các đối tượng khác như thiểu niệu, vô niệu, mức lọc cầu thận giảm, xét nghiệm thấy ure, creatinin máu tăng cao và các triệu chứng của nguyên nhân gây suy thận như sốc, nhiễm khuẩn, sỏi niệu quản… Suy thận cấp ở thai phụ cần được chú ý thường xuyên do tỷ lệ gây tử vong cao.
Cảnh giác suy thận cấp ở thai phụ
Nguyên nhân gây bệnh
Có 3 nhóm nguyên nhân gây suy thận cấp ở thai phụ. Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do mất dịch hoặc mất máu. Mất dịch ở thai phụ chủ yếu có liên quan đến hiện tượng nôn mửa quá mức do nghén. Nếu một người có thai với biểu hiện nghén bình thường, lượng nước mất đi không quá nhiều và có thể dễ dàng bù lại bằng đường uống để đảm bảo thể tích tuần hoàn. 
Nhưng trong nhiều trường hợp, thai phụ có nghén nặng và nôn mửa rất nhiều, trong trường hợp này, lượng nước sẽ mất nhiều dẫn đến giảm mức lọc cầu thận và suy thận cấp có thể xảy ra. Mất dịch cũng có thể xảy ra khi thai phụ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, do dùng thuốc lợi tiểu (để điều trị tăng huyết áp… có từ trước đó…). 
Mất máu dẫn đến tụt huyết áp, suy thận cấp ở thai phụ hay gặp nhất khi sinh nở. Nguyên nhân mất máu bao gồm vỡ tử cung, đờ tử cung, rối loạn đông máu… không được hoặc không thể bù đắp kịp thời. Các nguyên nhân khác như sốt xuất huyết, chảy máu tiêu hóa… cũng có thể làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới giảm mức lọc cầu thận ở thai phụ tuy có ít gặp hơn.
Nhóm nguyên nhân thứ hai có thể gây suy thận cấp ở thai phụ là nhóm nguyên nhân gây huyết khối vi mạch thận. Nhóm nguyên nhân này hay gặp hơn và hậu quả cũng nặng nề hơn so với các nhóm nguyên nhân còn lại. 
Đầu tiên phải kể đến là chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu (Thrombotic thrombocytopenic purpura), hội chứng tán huyết có tăng ure máu (Hemolytic uremic syndrome) và hội chứng HELLP (Tán huyết-hemolysis, tăng men gan-elevated liver enzymes và giảm tiểu cầu-low platelet). 
Đây là những bệnh lý có liên quan chặt chẽ đến những tháng cuối của thời kỳ có thai, có thể tồn tại song song cùng chứng tiền sản giật, sản giật hoặc nhiều khi rất khó phân biệt về mặt triệu chứng giữa hai bệnh này. Các nguyên nhân này gây suy thận cấp ở thai phụ với tiên lượng rất xấu. Một nguyên nhân nữa gây tắc vi mạch thận là tắc mạch ối. 
Đây có thể nói là một nỗi kinh hoàng cho cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc do tỷ lệ tử vong rất cao. Tắc mạch ối gây suy tuần hoàn cấp theo cả hai cơ chế kiểm sốc phản vệ và sốc tắc nghẽn (tắc mạch phổi) với bệnh cảnh có hội chứng đông máu nội quản rải rác (DIC) nên gây tổn thương thận cấp. 
Hoại tử ống thận, vỏ thận cấp là hậu quả của những sang chấn bánh rau, tử cung khi đẻ, thai chết lưu hay tắc mạch ối cũng là nguyên nhân gây suy thận cấp ở thai phụ. Cuối cùng, suy thận cấp sau sinh chưa rõ nguyên nhân (postpartum idiopathic acute renal failure) cũng gặp ở một số phụ nữ với đặc điểm suy thận xuất hiện ngay sau sinh mà không tìm được nguyên nhân cụ thể.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng là nguyên nhân có thể làm xuất hiện suy thận cấp ở thai phụ khi bệnh lý nhiễm khuẩn làm giảm tưới máu thận và hoại tử ống thận cấp. Đài bể thận là vị trí hay bị nhiễm khuẩn nhất ở thai phụ với tỷ lệ cao gây suy thận cấp. 
Các biểu hiện chính của nhiễm khuẩn đài bể thận bao gồm sốt cao, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu hoặc có mủ. Cấy nước tiểu hoặc cấy máu có thể thấy vi khuẩn gây bệnh. Khi có thai, có nhiều yếu tố khiến cho thai phụ dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng như niệu quản bị thai chèn ép hoặc bị giãn, giảm nhu động; bàng quang cũng giảm trương lực, ứ đọng nước tiểu. Các vi khuẩn hay gặp là E.coli, trực khuẩn mủ xanh, klebsiella pneumoniae, cầu khuẩn đường ruột…
Trong thời kỳ có thai, với sự lớn dần lên của thai nhi sẽ gây một sự chèn ép đáng kể lên hệ thống thận - tiết niệu, nhất là niệu quản, bàng quang khiến cho nhiều trường hợp lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị cản trở. 
Từ đó, nước tiểu sẽ bị ứ lại gây giãn và tăng áp lực đài bể thận làm giảm mức lọc cầu thận và tiến triển dần lên suy thận. Yếu tố tắc nghẽn kéo dài luôn kèm theo có nhiễm khuẩn, vì vậy làm tăng nguy cơ tổn thương thận. Tắc nghẽn cũng có thể do sỏi tiết niệu đã có từ trước, gia tăng kích thước gây bít tắc trong thời kỳ có thai và sự tắc nghẽn này có thêm đóng góp của thai nhi.
Phòng tránh được không?
Để phòng tránh suy thận cấp ở phụ nữ có thai, nhất thiết phải kiểm tra sức khỏe thật tốt trước khi quyết định có thai. 
Trong quá trình mang thai, thai phụ phải được theo dõi thăm khám sức khỏe thường xuyên cho cả mẹ và con: theo dõi huyết áp, phù chi dưới, chức năng gan, thận, protein niệu. Phòng tránh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, phòng và điều trị tốt những tai biến sản khoa khi sinh nở...


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ngủ kém có thể gây hại cho thận

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập dữ liệu của hơn 4.200 phụ nữ tham gia vào Nghiên cứu Sức khỏe y tá. Qua 11 năm, chức năng thận của những người này được đánh giá ít nhất 2 lần. Kết quả cho thấy những phụ nữ chỉ ngủ nhiều nhất 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị suy giảm chức năng thận cao hơn 65% so với những người ngủ 7-8 giờ.

Tác giả cho biết điều này là đáng lo ngại vì trong dân cư nói chung, số giờ ngủ một đêm đang giảm dần trong 20 năm qua. Người Mỹ trước đây thường ngủ trung bình giờ/đêm nhưng hiện nay con số này giảm xuống 6,5 giờ, thậm chí ít hơn.

Nghiên cứu này chỉ cho biết chức năng thận suy giảm có liên quan với ngủ ít chứ không phải ngủ ít gây suy giảm chức năng thận. Có thể giấc ngủ ngắn làm thay đổi sinh lý của thận qua chu kỳ hàng ngày và những thay đổi này có thể gây tổn thương cho thận. Mối liên quan giữa ngủ ít và suy giảm chức năng thận có thể là kết quả của các bệnh ảnh hưởng tới chức năng thận như tiểu đường và huyết áp.

Ngủ kém có thể gây hại cho thận
Tiểu đường thường xuất hiện nhiều hơn ở những người ngủ ít cũng như huyết áp cao.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Dấu hiệu tiểu đêm bạn cần đi khám sớm

Khi bàng quang đầy nước tiểu, các tín hiệu thần kinh được phát lên não bộ, yêu cầu cơ thể xả thải. Tuy nhiên, nếu bàng quang bạn có vấn đề (hoạt động quá mức), những tín hiệu này sẽ được phát ra ngay cả khi lượng nước tiểu ở mức thấp. Việc tiểu tiện thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, cụ thể như trầm cảm, mất ngủ…
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm nhiều lần, có những nguyên nhân bệnh lý như: bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, bệnh thận, đái tháo đường…. 
Ngoài ra, bệnh còn do những tác động bên ngoài như: chức năng sinh lý bị suy giảm, chế độ ăn uống không hợp lý, do mất ngủ hoặc ngủ ít, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt ở người già, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê…) đều là những nguyên nhân gây ra bệnh.
Việc đi tiểu nhiều lần,màu sắc bất thường của nước tiểu phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt nếu không cải thiện được tình trạng bệnh, tốt nhất bạn nên đi khám sớm để tìm hướng xử lý. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh qua tình trạng tiểu tiện của bạn:
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa
Tiểu tiện quá 7 lần/ngày và hơn 2-3 lần/đêm
Theo các chuyên gia, những dấu hiệu báo bệnh ban đầu bạn không nên bỏ qua là: tiều nhiều hơn 7 lần/ngày và hơn 2-3 lần/đêm. Nếu bạn đã điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học rồi mà không cải thiện được tình hình thì nên đi khám sớm để tìm nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng nếu để lâu sẽ là gánh nặng cho thận của bạn.
Nước tiểu màu vàng sẫm/màu đỏ
Vi khuẩn, virut có thể xâm nhập và gây tổn thương đến đường tiết niệu, gây bệnh trong đường tiết niệu làm cho nước tiểu chuyển sang màu vàng đục, nặng hơn là màu đỏ.
Theo các chuyên gia, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ kèm theo cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu. Còn khi nước tiểu có màu đỏ là có hiện tượng tiểu ra máu. Lúc đó, bạn cần đi kiểm tra ngay đề phòng hiện tượng do chấn thương, bệnh về thận hay ung thư, sưng tấy hay nhiễm khuẩn thận và các nguyên nhân khác.
Nước tiểu nổi bọt
Nếu bọt nước tiểu khá lớn hoặc lớn bé không giống nhau và tan đi nhanh chóng thì không nên lo lắng nhưng nếu thấy trên bề mặt của nước tiểu có một tầng bọt nổi lên, không tan ra, điều này có thể là biểu hiện của viêm thận thời kỳ đầu hoặc cảnh báo về bệnh viêm tiền liệt tuyến.
Nước tiểu nặng mùi
Trước tiên, bạn cần kiểm tra lại đồ ăn hay uống bạn đã dùng như món măng tây. Một số người có enzym làm phân hủy măng tây thành một hỗn hợp có mùi nồng dễ nhận ra trong 20 tới 30 giây sau khi ăn. Như vậy không có vấn đề đáng lo ngại. Cà phê cũng có thể khiến nước tiểu có mùi, nhất là khi bạn bị thiếu nước.
Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) cũng có thể khiến nước tiểu có mùi hôi. Nếu có dấu hiệu các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu khác như cảm giác rát khi tiểu tiện, sốt hay nước tiểu vẩn đục, hãy đi khám ngay. Có thể bạn cần dùng kháng sinh để điều trị.
Cách hạn chế tiểu nhiều
- Tránh ăn, uống quá nhiều chất có tính axit, tránh làm tăng nồng độ axit trong cơ thể. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế ăn thịt để đào thải axit ra ngoài cơ thể, duy trì độ kiềm ổn định, tốt cho sức khỏe, giảm áp lực lên thận.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, hít thở sâu, đều đặn giúp đào thải lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể để hạn chế khả năng phát bệnh.
- Duy trì được tâm trạng tốt và giảm áp lực sẽ tránh được bệnh tiểu nhiều lần.
- Tránh các loại đồ ăn chứa nhiều nước khoảng 4 giờ trước khi đi ngủ.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những dấu hiệu bệnh thận không thể bỏ qua

Sở dĩ ngày càng nhiều người mắc bệnh thận là vì các triệu chứng về bệnh này thường khó phát hiện, dễ bị bỏ qua, khiến bạn chủ quan không đi khám kịp thời. Phát hiện sớm bệnh thận vô cùng quan trọng để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là 12 dấu hiệu bệnh thận không thể bỏ qua:
Khó tập trung
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy bản thân khó tập trung hoặc dễ nhầm lẫn thì bạn nên đến gặp bác sĩ vì rất có thể thận đang gặp vấn đề

Theo Viện giáo dục y tế Mỹ, thiếu máu liên quan đến suy thận, có nghĩa là não của bạn đang bị thiếu oxy. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến trí nhớ, khó tập trung và chóng mặt.
Sự thay đổi trên da
Trên thực tế các triệu chứng như khô da, da bị ngứa hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. Trung tâm thận quốc gia Mỹ cho rằng nếu thận không thể loại bỏ chất thải trong máu, sự tích tụ có thể gây phát ban và ngứa trầm trọng. Nếu bạn gặp phải trường hợp bị ngứa không rõ nguyên nhân hoặc phát ban nặng, tốt nhất nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra thận.
Tăng huyết áp
Trung tâm y tế Mayo Clinic, Mỹ cho rằng các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận có thể bao gồm cả cao huyết áp, khó kiểm soát về huyết áp.
Có rất nhiều bệnh nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, do đó bạn nên đi khám để biết nguyên nhân cụ thể nếu huyết áp thường xuyên cao.
Khó thở
Theo Viện giáo dục y tế Mỹ, khó thở liên quan đến bệnh thận có thể xuất phát từ hai nguyên nhân. Một là do lượng nước dư thừa trong cơ thể có thể tích tụ trong phổi. Hai là do thiếu máu, thiếu các tế bào máu đỏ mang oxy.
Khi vận động nặng chúng ta thường cảm thấy khó thở. Nhưng nếu đột nhiên bạn bị khó thở không rõ nguyên nhân hoặc khi ngủ ngáy thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Đau chân
Điều này có thể sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng khi bạn bị đau chân đừng chủ quan cho rằng nó không liên quan đến thận. 
Bởi theo Trung tâm Thận quốc gia Mỹ, bệnh thân có thể dẫn đến đau ở lưng, phần phụ và cả ở chân. U nang thận do đa nang hình thành ở thận hoặc sỏi thận cũng có thể gây ra cơn đau lưng và đau chân.
Sưng tấy
Theo Viện giáo dục y tế, khi thận không đào thải được lượng nước dư thừa trong cơ thể, nó sẽ dẫn đến tình trạng sưng mắt cá chân, bàn chân, mặt, bàn tay. Tình trạng sưng có thể dao động từ nhẹ đến rất nặng. Điều quan trọng cần nhớ là nếu bạn thấy hiện tượng sưng tấy ở tứ chi, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức.
Ớn lạnh
Tự nhiên bị ớn lạnh hoặc cảm thấy lạnh thấu người mặc dù ở trong phòng ấm, bạn có thể đang mang dấu hiệu bị bệnh thận. Trung tâm thận quốc gia Mỹ cho rằng thận khỏe mạnh sẽ sản xuất ra những loại hormone nhắc nhở cơ thể tạo ra các tế bào máu đỏ mang oxy.
Bệnh thận có thể gây gián đoạn trong việc sản xuất ra hormone gây ra bệnh thiếu máu. Thiếu máu và bệnh thận có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng bao gồm cả hiện tượng cảm thấy ớn lạnh.

Mất cảm giác ngon miệng
Nếu bạn thấy mình không có cảm giác thèm ăn với bất kỳ món ăn nào thì bạn nên kiểm tra sức khỏe của thận. Mất cảm giác ngon miệng là một trong những tác dụng phụ trong quá trình giảm cân nhưng điều này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh.
Nếu triệu chứng mất cảm giác ngon miệng đi kèm cùng triệu chứng khác của bệnh thận thì khả năng bị bệnh của bạn càng rõ ràng.

Hơi thở có mùi hôi
Hơi thở có mùi hôi là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy thận bạn có vấn đề. Theo Trung tâm y tế Davita Healthcare, hơi thở có mùi hôi có thể là do việc xử lý chất thải tích tụ trong cơ thể không tốt.
Nếu nó đi kèm với biểu hiện khác như thay đổi khẩu vị, hoặc chán các thực phẩm giàu protein như thịt thì có thể thận của bạn đang không làm đúng chức năng của nó.
Gặp vấn đề về tiểu tiện
Theo Trung tâm Thận quốc gia Mỹ, do thận làm nhiệm vụ tạo ra nước tiểu, bất kì sự thay đổi nào trong việc tiểu tiện, ví dụ tần suất, màu sắc, cảm giác khi đi tiểu... đều có liên quan đến thận.
Một số thay đổi phổ biến như đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm hoặc với số lượng nước tiểu nhiều hơn, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc với lượng nước ít hơn, có bọt hoặc nước tiểu có bọt hoặc máu trong nước tiểu, tiểu khó... đều có thể do bạn đang bị bệnh thận.
Mệt mỏi
Một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh thận là mệt mỏi. Đó là do thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu. Nếu thận khoẻ mạnh, nó sẽ sản xuất một lượng hormone giúp sản xuất các tế bào máu đỏ.
Biểu hiện mệt mỏi dễ nhầm lẫn với hiện tượng thông thường hàng ngày. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bạn đang gặp phải mệt mỏi cùng cực, thậm chí ngay sau khi đã có giấc ngủ ngon đêm hôm trước thì đây là một dấu hiệu cho thấy có vấn đề đang xảy ra ở thận. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức.
Buồn nôn và nôn
Theo Trung tâm Thận quốc gia Mỹ, khi bị bệnh thận là chất thải bị tích tụ trong máu và cũng có thể gây buồn nôn và nôn.
Bởi vì thận chịu trách nhiệm cho việc loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể nên khi không làm tốt điều này nó sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn và ói mửa. Nếu hay gặp triệu chứng này, hãy đi khám sớm, đặc biệt là khi có kèm theo các triệu chứng khác.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

6 chiêu làm tan sỏi thận rất nhanh, không cần mổ


6 chieu làm tan sỏi thạn rát nhanh, khong can mo
Hạt đậu thận. Loại đậu này có hình dáng giống quả thận, có tác dụng trị bệnh sỏi thận rất tốt. Theo truyền thống, vỏ của hạt đậu này được sử dụng chủ yếu để trị sỏi thận. Lấy vỏ đậu tây nấu trong nước sôi khoảng 6 tiếng đồng hồ, sau đó lọc bỏ vỏ rồi uống. Nước đậu tây xoa dịu cơn đau sỏi thận và hỗ trợ làm tan sỏi thận và đẩy chúng ra ngoài cơ thể khá hiệu quả.
6 chieu làm tan sỏi thạn rát nhanh, khong can mo-Hinh-2
Nước ép cần tây trị sỏi thận. Cần tây rất giàu protein và vitamin C, giúp tống sỏi thận ra ngoài. Ăn cần tây sống hoặc ở dạng nước ép sẽ cải thiện sức khỏe của thận.
6 chieu làm tan sỏi thạn rát nhanh, khong can mo-Hinh-3
Hương nhu hay húng quế là một trong những thảo dược thiên nhiên tốt nhất để điều trị các bệnh về thận. Nghiền nát lá húng quế, thêm một muỗng canh mật ong, sau đó cho hỗn hợp này vào một tách nước. Uống nước ép húng quế vào sáng sớm khi dạ dày trống rỗng sẽ làm tan sỏi thận.
6 chieu làm tan sỏi thạn rát nhanh, khong can mo-Hinh-4
Nước ép lựu. Theo Indiatimes, quả lựu rất giàu vitamin và chất chống ô xy hóa, có tác dụng làm tan sỏi thận. Bạn có thể ăn lựu hoặc uống 1 ly nước ép trái lựu hằng ngày để điều trị bệnh sỏi thận.
6 chieu làm tan sỏi thạn rát nhanh, khong can mo-Hinh-5
Trà Horsetail. Loại trà này là phương thuốc tự nhiên hiệu quả cho bệnh sỏi thận. Uống 3-4 tách trà Horsetail hàng ngày để có kết quả tốt nhất.
6 chieu làm tan sỏi thạn rát nhanh, khong can mo-Hinh-6
Thay đổi chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây nhiều vấn đề sức khỏe. Bạn nên ăn đồ ăn nhiều chất lỏng, uống nhiều nước, hạn chế muối, tránh nạp nhiều protein, nên uống nhiều sinh tố rau củ quả để đẩy sỏi thận ra ngoài.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317