Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Ði bộ nhanh giúp kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt

Các chuyên gia Trường ĐH California San Francisco sau một thời gian dài nghiên cứu cho biết: “Những hình thức hoạt động như đi bộ nhanh không chỉ giúp duy trì thể trọng hợp lý mà còn hữu ích ở những người đàn ông được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt, có thể kiểm soát bệnh trạng của mình”. Đi bộ nhanh trong 3 giờ đồng hồ/tuần có thể giảm nguy cơ ung thư tiền liệt khoảng 50% và giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trong nhiều năm sau đó. Nghiên cứu thực hiện trên 1.455 đàn ông dưới 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh. Họ được hỏi về những hoạt động thường ngày và hình thức tập luyện thể hình cùng những thay đổi trong sinh hoạt sống trong thời gian mắc bệnh, sự hình thành của các khối u.
 
Qua theo dõi trong hai năm rưỡi, các nhà nghiên cứu phát hiện những người chọn hình thức đi bộ nhanh hơn 3 giờ/ tuần đã giảm tỉ lệ mắc bệnh khoảng 43%. BS. Eric Richman, một trong những người phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết: ”Đi bộ nhanh là một trong những phương pháp dễ thực hiện nhất giúp cải thiện sức khỏe ở đàn ông. Ích lợi của việc đi bộ nhanh thật sự tùy thuộc vào tốc độ khi bạn đi. Đi bộ bước thoải mái dường như không có lợi ích này”. Đi bộ nhanh còn giúp giảm một lượng protein nhất định trong máu và những protein này có thể là tác nhân phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Hoàng Yến
(Theo Guide2herbalremedies,)


Bần cùng hóa vì bệnh thận mạn tính

Bác sĩ Rjesh Aggarwal, cố vấn cao cấp về thận của Viện Y học Balaji Action (Ấn Độ) cho biết, ngày nay tại Ấn Độ số người mắc bệnh thận mạn tính ở giai đoạn cuối chiếm từ 15 - 200 người trong số một triệu dân. Theo ước tính trung bình, có khoảng 15.000 trường hợp mắc bệnh mới ở giai đoạn cuối xảy ra mỗi năm tại đây và chỉ có khoảng 3.500 người có thể chữa khỏi nhờ cấy ghép thận. Có khoảng 10% trong số bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo và quan sát cho thấy chi phí rất cao, nhiều gia đình có nguy cơ bần cùng hóa...
 
Để ngăn ngừa bệnh, các chuyên gia về thận khuyến cáo: cần kiểm soát bệnh đái tháo đường và những biến chứng; phát hiện và kiểm tra huyết áp để sớm phát hiện và kiểm soát tốt; thường xuyên kiểm tra nước tiểu, tránh trì hoãn điều trị khi mắc bệnh sỏi thận, tránh dùng thuốc giảm đau không có chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
HOÀNG YẾN (Theo Health Me Up,)

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Thuốc cho người bệnh thận, cần lưu ý gì?

Có nhiều loại thuốc trong trị liệu có tác dụng không mong muốn đối với người bệnh thận như nhóm digitalin (digoxin): Khi suy thận, rối loạn điện giải (tăng canxi huyết hoặc hạ kali huyết) và sau buổi lọc máu dùng digoxin có thể bị nhiễm độc. Nhóm anticholinergic như trihexyphenidyl có thể gây bí đái, đái không tự chủ. Cyclophosphamid gây viêm bàng quang xuất huyết. Nhóm độc tế bào, methotrexat, acyclovir có thể gây tăng ure huyết và suy thận cấp chức năng. Nhóm giảm mỡ máu như fibrat, statin có thể gây tăng men gan (GOT, GPT) và giảm chức năng thận.
Thuốc cho người bệnh thận, cần lưu ý gì?
Dấu hiệu suy thận (phải): bề mặt lổn nhổn, suy giảm chức năng, kích thước nhỏ hơn, protein nước tiểu cao
Dược lực học của thuốc phụ thuộc vào sự hấp thụ, phân bổ, chuyển hóa và thải trừ. Độ thanh thải thuốc qua thận phụ thuộc vào mức lọc cầu thận và quá trình vận chuyển qua ống thận. Mặt khác, cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc ở người bị bệnh thận như tuổi tác, bệnh nhân có đái tháo đường và suy tim, giai đoạn bệnh thận và mức độ suy thận. Dùng liều cao và kéo dài. Phối hợp nhiều thuốc.
Song về nguyên tắc, để điều chỉnh liều của thuốc cho người bị bệnh thận, trước hết cần biết loại thuốc đó có thải trừ hoàn toàn qua đường thận - tiết niệu hay không và thuốc đó độc hại như thế nào. Do đó, đối với loại thuốc mà tác dụng phụ chỉ liên quan rất ít hoặc không liên quan đến liều dùng thì không cần tính liều điều chỉnh một cách chính xác. Nhưng với các thuốc độc hại hơn, có khoảng an toàn hẹp thì cần điều chỉnh theo mức lọc cầu thận ước tính dựa vào nồng độ của creatinin huyết. Với các thuốc mà hiệu lực và độc tính có liên quan chặt chẽ với nồng độ thuốc trong huyết tương thì phác đồ điều trị khuyến cáo chỉ nên coi là một hướng dẫn ban đầu. Trong quá trình điều trị cần thăm dò liều cẩn thận.
BS. Hoàng Thanh Sơn

Điều trị lỗ tiểu đóng thấp, phòng ngừa vô sinh ở bé trai

Những bất thường về niệu đạo như vậy cần phải được phẫu thuật càng sớm càng tốt trước khi trẻ đi học, tốt nhất là trước khi trẻ được 2 tuổi.
Trẻ được điều trị càng trễ, mức độ thiếu tự tin và mặc cảm về bất thường của cơ thể càng đậm, dẫn đến hạn chế giao tiếp khi đi học.
Cần phải biết vi phẫu và tâm lý
Tại TP.HCM, trẻ bị bất thường cơ quan sinh dục cha mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại BV. Nhi Đồng 1, BV. Nhi Đồng 2 hoặc khoa Nam học (BV. Bình Dân). Một lần điều trị, trẻ sẽ phải nằm viện theo dõi từ 7 - 10 ngày. Hiện tại, khoa Nam học có khoảng 5 - 6 ca nhi lỗ tiểu đóng thấp đang nằm điều trị/ tuần.
ThS.BS. Mai Bá Tiến Dũng - Trưởng khoa Nam học (BV. Bình Dân) cho biết: “Không phải bác sĩ nào cũng có thể điều trị cho những trường hợp như vậy. Bên cạnh việc nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, các bác sĩ phải có kinh nghiệm phẫu thuật, và nắm rõ kỹ thuật vi phẫu. Không ít trường hợp, chúng tôi tiếp nhận điều chỉnh lại từ các BV tuyến dưới chuyển lên, trong tình trạng cơ quan sinh dục bị biến dạng hoàn toàn”.
Điều trị lỗ tiểu đóng thấp, phòng ngừa vô sinh ở bé trai
Một ca mổ điều chỉnh bất thường do các BS khoa Nam học (BV. Bình Dân) thực hiện
Điển hình mới nhất là một bệnh nhi 16 tuổi được chuyển lên từ một BV ở đồng bằng sông Cửu Long. Trải qua 3 lần mổ vì niệu đạo đóng thấp, đến lần thứ tư, người nhà bệnh nhân hốt hoảng chuyển viện. Theo bệnh án, bệnh nhi này bị lỗ tiểu đóng thấp ở 1/3 thân trước dương vật, sau khi được điều trị ở BV tỉnh, lỗ tiểu đã “chạy” xuống sát gốc dương vật. Dương vật bị biến dạng. Để điều trị, các bác sĩ khoa Nam học đã xác định lại lỗ tiểu, cắt lọc và tạo hình lại niệu đạo, cuốn lại da tạo hình dương vật cho bệnh nhân. Ca mổ này kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ.
Cũng có thể vô sinh?
Trường hợp lỗ tiểu đóng thấp ở 1/2 giữa thân dương vật và gốc bìu dương vật, thậm chí sát hậu môn, dễ gây ra vô sinh. Nguyên nhân thường do dương vật bị cong gập quá mức, hoặc lỗ tiểu đóng xa nên không thể xuất tinh vào trong âm đạo của người phụ nữ. Ngoài ra, những tổn thương do niệu đạo đóng thấp thể nặng thường kèm theo bất thường về nhiễm sắc thể. Do đó, thường các BS khoa Nam học phải tiến hành thêm tầm soát bất thường nhiễm sắc thể ở những bệnh nhân này.
Khoa Nam học từng tiếp nhận một bệnh nhân nam sinh năm 2005 đi khám trong tình trạng lỗ tiểu đóng thấp. Thật sự bệnh nhi này bị lỗ tiểu đóng thấp dạng nặng. Lỗ tiểu đóng thấp ở gần tầng sinh môn và hậu môn. Bìu bị chẻ đôi, úp che dương vật lại như hai cái môi của âm vật. Nên thoạt đầu, ba mẹ tưởng con mình là gái. Điều may mắn, kiểm tra nhiễm sắc thể hoàn toàn bình thường. Êkíp mổ của BS. Tiến Dũng đã trải qua hơn nhiều lần phẫu thuật để trả lại vị trí lỗ tiểu cho bệnh nhân.
“Những phẫu thuật đối với các dị tật về bộ phận sinh dục nặng như vậy, chúng tôi thường phải trải qua 2 - 3 bước. Bước thứ nhất là sửa thẳng dương vật, sau đó là sửa và tạo hình niệu đạo mới, nối một đầu với lỗ tiểu cũ; đầu còn lại được đưa ra phía đỉnh dương vật. Vật liệu tốt nhất để tạo hình niệu đạo đối với trẻ nam hiện bây giờ là da quy đầu. Do da quy đầu không có lông và chúng ta có thể xoay được với chiều dài đủ để tạo hình niệu đạo. Bước thứ ba đồng thời, chúng ta phẫu thuật chuyển vị bìu trở lại vị trí bình thường”, BS. Dũng mô tả.
Lỗ tiểu đóng càng thấp, dương vật càng cong!
Theo TS.BS. Nguyễn Thành Như - chuyên khoa Nam học, cứ trong 300 trẻ nam sinh ra có 1 trẻ bị lỗ tiểu đóng thấp. Thay vì nằm ở đầu dương vật, lỗ tiểu chuyển dịch vị trí, nằm ở mặt dưới dương vật. BS. Như cho biết: “Tật lỗ tiểu đóng thấp chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị lỗ tiểu đóng thấp đã trở thành thường quy ở các chuyên khoa tiết niệu nhi, nam khoa hay chấn thương tạo hình. Nhiều trường hợp nặng, bệnh nhân phải đi tiểu ngồi, sẽ phải vừa trải qua phẫu thuật chỉnh thẳng dương vật vừa tạo hình niệu đạo (ống tiểu mới). Còn trường hợp nhẹ hơn, bệnh nhân vẫn có thể tiểu đứng và quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu để đi tiểu thoải mái hơn, tia nước tiểu bắn thẳng, bệnh nhân vẫn cần phải phẫu thuật để chỉnh hết cong dương vật. Trường hợp này không cần thiết phải tạo hình lại niệu đạo.”
Theo các chuyên gia, cha mẹ phải cẩn thận quan sát bộ phận sinh dục của con khi tắm cho con. Bất cứ trường hợp bất thường nào cũng cần đem đến khám tại các chuyên khoa niệu nhi hay nam khoa. BS. Dũng nhớ lại: “Không ít trường hợp cô vợ phải dẫn chồng đi khám vì cảm thấy của ảnh hơi kỳ kỳ nhưng không biết kỳ chỗ nào. Cha mẹ có thể phát hiện được bất thường cơ quan sinh dục của trẻ qua việc khám rất đơn giản, có thể nhìn bằng cảm quan. Cơ quan sinh dục nam bình thường gồm có dương vật và hai tinh hoàn. Dương vật bình thường thẳng, lỗ tiểu sẽ mở ra ở phần đỉnh. Hai tinh hoàn nằm ở hai bên cân xứng. Bằng mắt thường, cha mẹ có thể tạm yên tâm vì con phát triển bình thường. Tuy nhiên, để đánh giá sâu hơn về chức năng, chúng ta cần các xét nghiệm chuyên sâu hơn như tinh dịch đồ, nhiễm sắc thể, nội tiết, siêu âm”.
An Quý

Tiểu đêm, triệu chứng của nhiều bệnh

Theo PGS.TS.BS. NGUYỄN TUẤN VINH, Trưởng khoa Niệu B - BV. Bình Dân, tiểu đêm do các bệnh lý đường tiết niệu như: nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính, rối loạn chức năng bàng quang, sỏi bàng quang, hoặc do sử dụng các thuốc lợi tiểu... hay uống nhiều rượu, cà phê, trà trước giờ ngủ.
Không chỉ vì bệnh tiết niệu
Bà Nguyễn Thị H. (50 tuổi, Q.3, TP.HCM) đi tiểu trong đêm rất nhiều lần, nhưng đi khám vài chuyên khoa niệu, kết quả cho thấy các chức năng của hệ thống niệu rất bình thường. Sau đó, bà H. áp dụng nhiều biện pháp khác như: không uống nước trước khi ngủ, tiểu đêm vẫn tiếp diễn.
GS. TS. BS. Nguyễn Duy Tài - Chủ nhiệm Bộ môn Phụ sản ĐH Y Dược TP.HCM giải thích: “Bệnh nhân H. đã đến các chuyên khoa tiết niệu nhưng không tìm ra nguyên nhân thực thể gây ra chứng tiểu đêm. Trong khi đó, tiểu đêm là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác. Đặc biệt, đối với người phụ nữ đang ở quanh tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, tiểu đêm có liên quan đến vấn đề nội tiết tố nữ. Vì vậy, bệnh nhân H. cần phải đến BS phụ khoa để làm các xét nghiệm”.
Thăm khám bệnh cho người cao tuổi
Thăm khám bệnh cho người cao tuổi
Một trường hợp khác cũng đã đi khám vì tiểu đêm, 3 - 4 lần trong đêm, nước tiểu nhiều, nhưng sau kiểm tra, bệnh nhân không mắc bệnh bàng quang, thận bình thường. Theo BS. Duy Tài, chu kỳ đi tiểu bình thường, do điều tiết của các nội tiết tố, đỉnh cao nhất  thường xuất hiện vào lúc 10g sáng và 10g đêm.
Tiểu đêm là triệu chứng gợi ý của rất nhiều bệnh chưa được kiểm soát tốt như suy tim, đái tháo đường, rối loạn giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ, ngáy), trầm cảm. Tiểu đêm xuất hiện trên 50% các ca ngưng thở lúc ngủ.
“Đặc biệt, tiểu đêm sẽ tăng ở những bệnh nhân bị trầm cảm nhưng không được điều trị. Trong cuộc sống quá năng động như TP.HCM, với những trằn trọc lo âu vì kiếm sống bình thường đã đẩy con người vào căng thẳng, trầm cảm. Những sang chấn tâm lý có thể khiến chúng ta chán ăn khó ngủ về đêm, dẫn đến xu hướng ăn cái gì đó, và tất nhiên sẽ kèm theo uống. Chứng tiểu đêm sẽ xuất hiện sớm hay muộn”.
“Nhật ký” tiểu đêm
Bệnh nhân Trần Văn T. (60 tuổi, Q. 1) mỗi đêm đi tiểu từ 5 - 6 lần, thậm chí chỉ một vài phút sau đã phải quay trở lại toilet, tiểu ra chỉ vài giọt. Trước đây ông T. từng cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt và giải quyết sẹo hẹp.
Trong trường hợp này, BS. Vinh khuyến cáo: “Trước đây bệnh nhân T phải kiểm tra lại hệ thống niệu đã được thông suốt chưa, kích thước bàng quang lớn hay nhỏ, có bị rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang… Đặc biệt, ông T. cần phải ghi lại nhật ký đi tiểu để khảo sát bước đầu trước khi bác sĩ chuyên khoa quyết định phương pháp điều trị”.
Tiểu đêm là một hiện tượng thường xuất hiện ở người trung và cao tuổi. Sau khi đi tiểu, người bệnh có thể quay lại giường và đi ngủ lại. Tuy nhiên, tiểu đêm phần lớn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, lo lắng stress về tình trạng sức khỏe bản thân.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân thường gặp của tiểu đêm là tăng tạo nước tiểu vào ban đêm bất thường trong khi ngủ (đa niệu), chiếm 75% trường hợp tiểu đêm. Vì vậy, khi đi tiểu đêm thường xuyên, người bệnh nên sử dụng nhật ký đi tiểu để ghi chép lại lượng nước uống vào và thải ra trong 24g: lượng nước uống vào, số lần đi tiểu, lượng nước tiểu trong mỗi lần đi tiểu, ghi chú những bất thường như sử dụng thuốc lợi tiểu... Qua đó, các bác sĩ có thể ghi nhận tiểu đêm là hậu quả của việc uống nước quá nhiều trước khi đi ngủ hay tình trạng đa niệu về đêm.
An Qu

Coi chừng bị nhiễm trùng roi

Trùng roi âm đạo có tên khoa học là Trichomonas vaginalis được lây nhiễm trực tiếp qua quan hệ tình dục không an toàn.
Ngoài ra, chúng có thể lây nhiễm gián tiếp qua nước rửa, đồ dùng, quần áo, khăn lau, bể tắm, sinh hoạt mất vệ sinh... Trong đó, đường lây nhiễm quan trọng nhất là quan hệ tình dục. Nam giới có khả năng lây sang nữ giới và ngược lại, đồng thời nhân viên y tế cũng có thể làm lây nhiễm trong quá trình khám bệnh hoặc làm thủ thuật đường sinh dục. Cần quan tâm đến vấn đề này để phát hiện, điều trị kịp thời, không để bệnh diễn biến thành mãn tính.
Coi chừng bị nhiễm trùng roi
Đặc điểm của trùng roi âm đạo
Mầm gây bệnh là thể hoạt động của trùng roi âm đạo, thể này có sức chịu đựng khá tốt ở ngoại cảnh; trong môi trường nước trùng roi có thể sống được tới 40 phút. Nguồn bệnh là những người bị nhiễm trùng roi kể cả nam và nữ. Một điều quan trọng cần chú ý đối tượng nam giới là nguồn bệnh nguy hiểm, khi bị nhiễm trùng roi thường ít có triệu chứng lâm sàng nên không đi khám, điều trị do không có triệu chứng hoặc không biết những nguy hại và hậu quả của bệnh; vì vậy dễ có nguy cơ vô tình lây nhiễm cho nữ giới kể cả người vợ hoặc bạn tình.
Vào năm 1884, nhà khoa học Kunsther đã phát hiện thấy rất nhiều trùng roi Trichomonas vaginalis ký sinh ở âm đạo và dịch tiết âm đạo ở hầu hầu hết phụ nữ được khám ở bệnh viện thành phố Bordeaux thuộc nước Pháp. Bệnh do loại trùng roi này gây ra đã được các nhà khoa học mô tả từ trước công nguyên và thường gặp ở hầu hết các nước trên thế giới kể cả Việt Nam. Trong vài thập kỷ qua, bệnh lây truyền qua đường tình dục được xếp vào 1 trong 5 nhóm bệnh hàng đầu cần có sự quan tâm và chăm sóc của ngành y tế đối với người trưởng thành và trước đây quan niệm rằng chỉ có 5 loại bệnh cổ điển có thể lây truyền qua đường tình dục là lậu, giang mai, hạ cam, hột xoài và u hạt bẹn. Nhưng ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật các nhà khoa học đã tìm ra hơn 20 loại bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục; trong đó có bệnh trùng roi âm đạo. Từ đây, bệnh trùng roi âm đạo được nghiên cứu như là nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs (sexually transmitted diseases).
Trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis chỉ có một vật chủ là người. Ở phụ nữ, vị trí ký sinh của trùng roi chủ yếu ở âm đạo, trong dịch tiết âm đạo; tại các nếp nhăn ở da, niêm mạc bộ phận sinh dục, niệu đạo... Chúng ưa ký sinh ở môi trường hơi toan, có độ pH khoảng từ 6 - 6,5; vì vậy khi ký sinh ở âm đạo trùng roi sẽ chuyển môi trường âm đạo từ toan sang kiềm. Quá trình chuyển đổi độ pH là do trùng roi tiết ra một thứ men và phối hợp với nhiều loại vi khuẩn có ở âm đạo. Các nhà khoa học cho rằng trùng roi có khả năng hạ thấp độ toan âm đạo do đào thải những tế bào thượng bì âm đạo làm giảm lượng glycogen trong tế bào âm đạo. Mặt khác, môi trường toan bình thường ở âm đạo của những người phụ nữ khỏe mạnh có độ pH từ 3,8 - 4,4 là do một loại vi khuẩn thường trú Doderlein giống loại vi khuẩn Bacillus acidophilus; loại vi khuẩn này được nuôi dưỡng bằng glycogen của tế bào thượng bì âm đạo; vì vậy làm ảnh hưởng đến việc sản sinh ra acid lactic dẫn đến gây giảm độ toan âm đạo. Độ pH ở môi trường âm đạo thay đổi nên tạo điều kiện cho vi khuẩn trong âm đạo sinh sản và phát triển.
Hình ảnh trùng roi dưới kính hiển vi
Hình ảnh trùng roi dưới kính hiển vi
Trùng roi âm đạo chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác ở thể hoạt động và thường gặp nhiều ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, hiếm gặp ở các trẻ gái chưa dậy thì và ít gặp hơn ở phụ nữ đã mãn kinh. Chúng có thể tồn tại ở môi trường ngoại cảnh ẩm ướt trong một vài giờ và sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc. Phương thức ký sinh của trùng roi này là bám chặt vào niêm mạc âm đạo để khỏi bị đào thải và cử động bằng các roi. Chu kỳ phát triển của trùng roi ở âm đạo thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt nhưng phát triển mạnh vào trước ngày thấy kinh và sau ngày thấy kinh; trong thời kỳ rụng trứng khó tìm thấy trùng roi qua xét nghiệm kiểm tra chất tiết ở âm đạo. Ngoài vị trí ký sinh ở âm đạo, trùng roi còn ký sinh ở nhiều nơi khác trong cơ thể như: buồng trứng, vòi trứng, tử cung; có trường hợp chúng ký sinh ở đường tiết niệu như niệu đạo, niệu quản, bàng quang, bể thận. Tuy ký sinh ở nhiều nơi như vậy nhưng tỉ lệ trùng roi này ký sinh ở âm đạo vẫn cao nhất và đóng vai trò quan trọng trong bệnh phụ khoa.
Triệu chứng bệnh lý và biến chứng do trùng roi âm đạo gây nên
Thường môi trường âm đạo của người phụ nữ khỏe mạnh có độ pH toan nên có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Khi có trùng roi ký sinh ở âm đạo sẽ làm thay đổi độ pH từ toan sang kiềm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển; mặt khác trùng roi cũng làm tổn thương niêm mạc và gây viêm âm đạo với triệu chứng lâm sàng ở các mức độ khác nhau. Giai đoạn diễn biến bệnh cấp tính được biểu hiện: bệnh nhân ra khí hư rất nhiều, có mủ vàng hoặc xanh, mùi rất hôi; bị ngứa âm đạo kèm theo đau đớn như kim châm; âm đạo bị đỏ tấy, có nhiều nơi bị loét. Giai đoạn bán cấp tính và mạn tính thường không có triệu chứng viêm tấy âm đạo nhưng trường diễn kéo dài.
Các triệu chứng bệnh lý trên lâm sàng thường gặp là âm hộ, âm đạo có cảm giác nóng, rát, ngứa rất khó chịu nhất là khi có kinh. Có khí hư ra nhiều, màu trắng đục, có khi màu vàng hoặc xanh và có nhiều bọt. Khi khám thấy niêm mạc âm đạo có hiện tượng sung huyết, đôi khi có hiện tượng tụ huyết; âm đạo viêm, đỏ, đau. Tuy vậy, cũng có những trường hợp có các triệu chứng không đầy đủ nên bệnh nhân không đi khám bệnh và không được phát hiện kịp thời. Ngoài ra, trùng roi âm đạo có thể ký sinh ở tử cung, vòi trứng, tuyến Skene, niệu đạo... và gây ra những thương tổn bệnh lý tại đó.
Nếu bệnh nhân không được phát hiện, điều trị kịp thời thì diễn biến viêm nhiễm âm đạo lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng ở đường sinh dục do trùng roi ký sinh, cư trú ở đó và gây bệnh như viêm phần phụ, viêm loét cổ tử cung, vô sinh, viêm nhiễm đường tiết niệu. Viêm phần phụ thường gặp là viêm buồng trứng, viêm vòi trứng làm cho bệnh nhân đau đớn, gây ra hiện tượng rong kinh. Viêm loét cổ tử cung làm cho bệnh nhân thấy đau, ngứa; khám thấy niêm mạc cổ tử cung đỏ, viêm tấy. Vô sinh cũng là một biến chứng thường gặp và nguyên nhân gây nên vô sinh đã được nhiều giả thuyết, nhiều nhà khoa học đề cập đến nhưng nguyên nhân hiện nay được công nhận là do trùng roi tiết ra chất nhầy tạo thành nút bao bọc và phong tỏa cổ tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng vào thụ tinh nên không thụ thai được. Viêm nhiễm đường tiết niệu được biểu hiện bằng các triệu chứng viêm đường tiết niệu rõ hoặc không rõ; có trường hợp bệnh nhân đi tiểu tiện ra mủ, đi tiểu buốt và có thể tìm thấy trùng roi trong nước tiểu khi xét nghiệm.
Chẩn đoán xác định bệnh và biện pháp phòng chống
Việc chẩn đoán xác định bệnh trùng roi âm đạo ở nữ giới thường dễ dàng hơn nam giới. Có thể thực hiện bằng xét nghiệm trực tiếp, soi tươi bệnh phẩm là chất tiết âm đạo trong nước muối sinh lý hoặc cấy chất tiết âm đạo vào môi trường Diamond hay môi trường Trussell-Johnson. Cũng có thể làm tiêu bản hàng loạt trên lam kính rồi nhuộm giemsa để soi phát hiện dưới kính hiển vi quang học.
Đối với việc phòng chống bệnh, khối cảm thụ được xác định là mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng chủ yếu là người trưởng thành, đã có quan hệ tình dục. Trong số những người trưởng thành thì nhóm có hành vi nguy cơ cao như sinh hoạt tình dục bừa bãi, tình dục không an toàn sẽ bị mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, việc phòng chống bệnh trùng roi âm đạo giống với việc phòng chống một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, nếu việc phòng chống có chiến lược, mục tiêu và hoạt động đúng thì sự khống chế các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất có hiệu quả, trong đó có bệnh trùng roi âm đạo. Hai mục tiêu cơ bản của chiến lược phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục là cắt đứt đường lây truyền bằng những biện pháp đối với nguồn lây nhiễm bệnh và phát hiện, điều trị tốt các bệnh nhân để đề phòng các biến chứng, những diễn biến xấu có thể xảy ra. Nhằm thực hiện được hai mục tiêu cơ bản này, chiến lược phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có bệnh trùng roi âm đạo là phải phát hiện sớm, điều trị sớm; quản lý các trường hợp bệnh; truyền thông giáo dục sức khỏe; giáo dục cộng đồng và tư vấn về y tế.
TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

Nhận biết sức khỏe qua... nước tiểu

Nước tiểu là “hàn thử biểu” cho biết sức khỏe người trong cuộc, kể cả màu sắc, mùi vị lẫn số lượng. Dưới đây là một vài thay đổi mọi người có thể nhận biết để phòng tránh, nhất là ở nhóm người cao niên.
1. Thay đổi màu sắc
Nếu màu sắc nước tiểu thay đổi có thể là dùng thuốc chữa bệnh hoặc cũng thể do phụ gia trong thực phẩm, dược phẩm. Thỉnh thoảng thay đổi màu có thể là do một số vấn đề sau:
- Nước tiểu có màu hổ phách, đậm đặc là do dấu hiệu mất nước.
- Nước tiểu màu da cam có thể là do khát nước. Nhưng đôi khi là do thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C hoặc carotene cao hoặc do sắc tố có trong thực phẩm đậm màu như càrốt chẳng hạn. Nước tiểu có thể chuyển sang màu cam sau khi dùng một số dược phẩm như: thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu, thuốc nhuận tràng, nhóm hóa trị liệu, và thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nước tiểu màu xanh lá cây hay da trời: rất có thể người trong cuộc ăn măng tây, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến mùi vị nước tiểu. Ở trẻ em, nếu nước tiểu có màu xanh, thì rất có thể là do mắc phải căn bệnh hiếm gặp, có tên hội chứng tăng calci huyết có tính gia đình (familial hypercalcemia), do dư thừa canxi. Một số loại thuốc ợ nóng, vitamin tổng hợp, thuốc chống nôn cũng có thể làm cho nước tiểu có màu xanh da trời hay màu xanh lá cây.
- Nước tiểu có màu nước trà hoặc nâu: có thể là do người trong cuộc ăn nhiều đại hoàng, đậu fava (đậu tằm), hoặc lô hội. Hay dùng thuốc nhiễm trùng đường tiểu, thuốc chống sốt rét, thuốc nhuận tràng, thuốc giãn cơ hoặc một số loại thuốc kháng sinh. Nước tiểu càng thẫm màu thì dấu hiệu rối loạn gan hoặc bệnh thận càng cao.
Nhận biết sức khỏe qua... nước tiểu
- Nước tiểu đỏ hay màu hồng: có thể là do sự xuất hiện của máu hoặc khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu, mắc bệnh phình đại tiền liệt tuyến, thận hoặc sỏi thận, ung thư thận hoặc ung thư bàng quang. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp có máu trong nước tiểu là nghiêm trọng. Đôi khi là do tập thể dục cường độ cao, do ăn thực phẩm màu đỏ, nhóm quả mọng, có thể là ảnh hưởng bởi dùng thuốc nhuận tràng, thuốc chống loạn thần hay thuốc gây mê hoặc bị ngộ độc chì hoặc ngộ độc thủy ngân mạn tính.
2. Màu sắc nước tiểu nhất quán
Nếu không đi tiểu trong một thời gian, màu sắc nước tiểu lại có chiều hướng đậm đặc và tối màu bất biến thì có thể người trong cuộc mắc chứng nhiễm trùng hoặc một số vấn đề khác về sức khỏe.
- Nước tiểu có màu sẫm: dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận.
- Nước tiểu nhiều bọt hay sủi bọt, có nghĩa nước tiểu giàu protein, nguy cơ mắc bệnh thận.
3. Những thay đổi khi đi vệ sinh
Một khi tiểu ra quá nhiều hoặc quá ít nước cũng là dấu hiệu của sức khỏe.
- Đi tiểu thường xuyên, cấp bách, dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc viêm đường tiết niệu hoặc bàng quang, bệnh đái tháo đường, bàng quang hoạt động quá mức hoặc mắc bệnh tiểu không tự chủ, ung thư bàng quang. Sử dụng một số thuốc cũng có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn.
- Lượng nước tiểu ít hơn 500ml mỗi ngày: đây là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng mất nước, tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc do sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh.
4. Mùi vị nước tiểu thay đổi
Khi đi tiểu nếu thấy mùi nước tiểu nặng hơn, khai hơn hoặc lưu lại lâu hơn trong nhà vệ sinh rất có thể do lạm dụng cà phê hay măng tây nhưng đôi khi cũng có thể:
- Mùi như amoniac, nước tiểu bị đậm đặc, báo hiệu cơ thể bị mất nước.
- Nước tiểu có mùi hôi, có thể do người trong cuộc bị nhiễm trùng khuẩn.
- Nước tiểu có mùi vị ngọt, dấu hiệu của bệnh đái tháo đường không kiểm soát hoặc mắc chứng rối loạn chuyển hóa.
- Nước tiểu có mùi mốc, có thể là dấu hiệu của bệnh gan hoặc bị rối loạn chuyển hóa.
5. Khi nào thì nên đi thăm khám bác sĩ?
- Có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu hồng nghi là máu.
- Thay đổi màu sắc nước tiểu không liên quan đến thực phẩm, thuốc men, hoặc thuốc bổ, thực phẩm dưỡng sinh.
- Nước tiểu thay đổi màu sắc, tăng tần suất đi tiểu tăng, nhu cầu cấp bách.
- Mắc phải các triệu chứng khác như: sốt, ớn lạnh, hoặc đổ mồ hôi; đau bụng hoặc đau lưng; nước tiểu có mùi khẳn; nôn mửa; khát hoặc ăn nhiều; mệt mỏi hoặc giảm cân đột ngột.
- Nước tiểu màu nâu sẫm kèm theo phân nhạt màu, da mắt vàng.
- Mùi vị ước tiểu mà người trong cuộc không thể chấp nhận.
- Giảm lượng nước tiểu, đặc biệt nếu đi kèm với choáng, chóng mặt hoặc mạch nhanh.
- Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đặc biệt là kèm theo sốt hoặc ớn lạnh, nôn ói, máu trong nước tiểu.
Khắc Nam (Theo CHC - 5/2014)

Tăng huyết áp có sỏi thận - Ăn thế nào?

Thực tế cho thấy con số huyết áp càng cao thì tỷ lệ tai biến và tử vong về bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não càng tăng. Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng chế độ ăn hạn chế natri và protein, giàu kali, đủ canxi, năng lượng vừa phải có thể làm giảm huyết áp ở những người có tăng huyết áp (THA) nhẹ và nhất là ở những đối tượng nhậy cảm với natri. Ở người THA nặng, THA có sỏi thận, chế độ ăn như trên cũng hạn chế được liều thuốc hạ huyết áp cần thiết.
Tăng huyết áp có sỏi thận - Ăn thế nào?
Người tăng huyết ápsỏi thận phải tránh các thức ăn mặn như dưa muối, đồ xào nấu tẩm ướp mặn.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn là ít natri và protein, giàu kali, đủ canxi, năng lượng vừa phải, giảm béo, giảm uống chất kích thích, tăng uống nước có tính chất lợi tiểu và an thần.
Có thể ăn theo chế độ ăn để chặn THA và sỏi thận như sau:
Nhóm thức ăn chính vẫn là nhóm bột - đường như trong tháp dinh dưỡng, do đó nó vẫn được coi là thực phẩm cơ bản nhưng nên kèm theo chất xơ như khoai, ngô, gạo lức... Ăn nhiều rau quả để có nhiều kali (trừ khi thiểu niệu).
Giảm muối và natri: tổng lượng natri không quá 2.400mg/ngày - quy ra muối NaCl là 6g tương đương 1 thìa cà phê muối hoặc tương đương 4 thìa cà phê nước mắm/ngày và bỏ thức ăn muối mặn như cà muối, dưa muối, mắm tôm, mắm tép,... Chỉ cần tránh vị mặn còn các vị ngọt, đắng, chua, cay,.. cùng các loại gia vị tỏi, hanh, tía tô... thì vẫn sử dụng để món ăn thêm hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Thực hiện một chế độ ăn có đủ canxi (khoảng từ 1.000-1.200mg/ ngày).
Uống nhiều nước, cứ 1-2 tiếng lại uống 1 cốc, không nên đợi khát mới uống (trừ suy tim).
Năng lượng cần đạt được ở mức 2.000 calo/ngày. Ở người cao tuổi giảm xuống mức 1.600calo/ngày.
Mẫu thực đơn
Tăng huyết áp có sỏi thận - Ăn thế nào?
Những người béo cần cố gắng giảm trọng lượng. Hạn chế hoặc bỏ thức ăn nhiều cholesterol như óc, lòng, tim, gan, phủ tạng, ăn ít trứng.
Đối với những người có thói quen ăn vặt: thay vì ăn bánh kẹo ngọt, nên ăn các loại trái tươi.
Ngoài ra, cần ăn đủ các chất vi lượng và vitamin đặc biệt là vitamin C, E, A,... có nhiều trong rau quả, giá đỗ. Uống nước chè sen vông, nước râu ngô, chè hoa hòe, nước rau luộc. Bỏ rượu bia, cà phê, chè đặc. Hạn chế uống rượu: nam không quá 2 ly, nữ không quá 1 ly rượu vang (150mg/ngày) hoặc 2 lon bia cho nam hoặc 1 lon bia cho nữ/ngày.
Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn
Đạm: 60g
Chất béo: 25g
Bột - đường: 320g
Năng lượng: 1.800 - 1.900kcal
NaCl: 5g
Xơ: 30 - 40g
BS.Trần Quang Nhật

Phòng viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng việc điều trị với người cao tuổi (NCT) thì gặp nhiều khó khăn hơn do sức đề kháng ngày một suy giảm.
Nguyên nhân gây bệnh
NCT do sức đề kháng ngày một giảm, thường mắc chứng sa sút trí tuệ (ảnh hưởng rất lớn đến sự điều hòa của thần kinh trung ương) đi tiểu không kiểm soát được cho nên dễ bị viêm đường tiết niệu ngược dòng. NCT có thể gặp nhiễm trùng đường tiết niệu cả phần trên (thận) và cả phần dưới (niệu quản, bàng quang, và niệu đạo).
Phòng viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi
Nên tập thói quen uống nhiều nước nhưng nên uống vào buổi sáng và chiều
Nguyên nhân nội sinh gây nhiễm trùng đường tiểu ở NCT như: Sỏi đường tiết niệu, một số trường hợp do cản trở dòng chảy của nước tiểu, lâu dần nước tiểu bị nhiễm vi sinh vật gây nhiễm trùng đường tiết niệu như: Một số bệnh của tiền liệt tuyến, bệnh đái tháo đường, chấn thương cột sống, nằm lâu do bại liệt hoặc do bất động bởi cố định xương bị gãy (gãy xương đùi hoặc xương chậu hay gặp ở NCT). Một số nguyên nhân ngoại sinh gây nên viêm đường tiết niệu như nong niệu đạo, mổ lấy sỏi hoặc mổ u xơ tiền liệt tuyến bị bội nhiễm, viêm tiền liệt tuyến đưa đến viêm đường tiết niệu.
Về căn nguyên gây nhiễm khuẩn cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là do vi khuẩn trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là E.coli. Ngoài ra, còn gặp một số NCT bị viêm đường tiết niệu do vi nấm.
Một số biểu hiện
Một số triệu chứng hay gặp viêm đường tiết niệu ở NCT như đau lưng. Đau lưng có thể âm ỉ và xuất hiện từng lúc nhưng có khi đau thành cơn rõ rệt nhất là mỗi lúc có bưng bê hoặc xách, mang vật nặng. Nhiều trường hợp có sốt và rét run (tuy nhiên ở NCT có sức đề kháng kém thì sốt nhẹ hoặc không sốt mà chỉ thấy ớn lạnh), đi tiểu nhiều lần, tiểu khó (buồn đi tiểu nhưng không tiểu được) và có thể tiểu đau, buốt. Màu của nước tiểu có thể đục, có thể màu hồng (đái ra máu đại thể). Nếu viêm đường tiết niệu do có vật cản như sỏi đường tiết niệu thì thường kèm theo đau lưng hoặc có cơn đau quặn thận có thể bị đái dắt, đái buốt… Để chẩn đoán viêm đường tiết niệu ngoài các triệu chứng lâm sàng do bác sĩ khám bệnh khai thác và phát hiện được thì rất cần làm các xét nghiệm có liên quan như siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu tìm căn nguyên vi khuẩn bằng cách cấy nước tiểu đúng thường quy mới hy vọng tìm ra căn nguyên gây nhiễm trùng của nó.
Làm gì khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu?
Một biện pháp nên làm thường xuyên là vệ sinh cá nhân cho thật tốt. Vệ sinh đường sinh dục ngoài và xung quanh vùng sinh dục ngoài (nhất là NCT là phụ nữ). Nên tập thói quen uống nhiều nước nhưng nên uống vào buổi sáng và chiều, cần hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ buổi tối để tránh đi tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mỗi lần buồn đi tiểu là phải đi tiểu ngay không được nhịn tiểu bởi vì nhịn tiểu làm cho nước tiểu ứ đọng thời gian lâu sẽ gây bội nhiễm vi khuẩn và nguy cơ sẽ làm nhiễm trùng đường tiết niệu ngược dòng. Không nên uống bia vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Trước khi đi ngủ buổi tối nên nhớ đi tiểu. Nếu NCT bị các bệnh như sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang…), các bệnh về tiền liệt tuyến thì cần được khám bệnh để được giải quyết càng sớm càng tốt tránh ảnh hưởng gây viêm đường tiết niệu khi đã biết rõ nguyên nhân.
BS. Quốc Ninh

Suy thận – Ăn uống, tập luyện và điều trị như thế nào?

Những bệnh nhân bị mắc suy thận hoặc các bệnh nguy cơ dẫn đến suy thận như: viêm cầu thận, hội chứng thận hư, sỏi thận, thận đa nang… cần phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị cùng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bảo tồn, làm chậm diễn tiến suy thận.
Quá trình suy thận mạn diễn tiến kéo dài, âm ỉ và được chia thành 5 giai đoạn. Suy thận ở giai đoạn đầu thường rất ít triệu chứng. Khi đã có dấu hiệu như: buồn nôn, nôn, biếng ăn, mệt mỏi, phù tay chân, tăng huyết áp, tiểu đêm,... thì có thể bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Chuyên gia Trần Văn Chất cho biết, đối với bệnh nhân suy thận, chế độ dinh dưỡng phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân thận phải ăn chế độ giàu calo, tăng khoảng 30% so với bình thường (khoảng 3.000 Kcal), ăn chia nhỏ từ 4-6 bữa/ ngày, hạn chế đạm ở mức 0,3 - 0,4g/kg cân nặng/ngày. Đồng thời, người bệnh cần có chế độ ăn nhạt, không ăn quá 2- 4g muối ăn/ngày. Không nên dùng các đồ uống kích thích như: trà, rượu bia…; Cần phải hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều phốt pho như: pho- mát, gan, lạc, đậu đỗ và các thức ăn có chứa nhiều kali như: chuối, các loại quả khô, mứt hoa quả,... Các đồ ăn tốt cho bệnh thận như: gạo, bánh mì không có muối, mì ống, khoai tây…, có thể uống sữa. Nên ăn các loại trái cây tươi tốt cho thận như: táo, dưa hấu, lê, đào.
Người bị bệnh thận tránh tập luyện nặng và làm việc căng thẳng. Bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ vận động thấp như đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng.
Suy thận – Ăn uống, tập luyện và điều trị như thế nào?
Ảnh minh họa
Việc điều trị suy thận được tiến hành theo 2 hướng: điều trị bảo tồn (chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp dùng thuốc) và điều trị thay thế (lọc máu ngoài thận, ghép thận). Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là giải pháp tối ưu để duy trì sự sống. Tuy nhiên, phương pháp này cần chi phí cao, hạn chế về nguồn thận cung cấp, đồng thời có nguy cơ thải ghép sau phẫu thuật.
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, tiết kiệm chi phí, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương . Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành chứa hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,... giúp thận tăng khả năng đào thải các chất độc ứ đọng ra ngoài cơ thể, phòng ngừa suy thận ở những người mắc các bệnh nguy cơ (đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận…), hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, làm chậm tiến trình suy thận…
Đối với bệnh nhân suy thận mạn, việc phát hiện và điều trị sớm, duy trì sử dụng Ích Thận Vương hàng ngày, kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý,... là những biện pháp giúp hạn chế sự tiến triển nặng hơn cũng như giảm nguy cơ tử vong do bệnh này gây ra.
Thanh Loan

Coi chừng tăng kali máu ở người suy thận

Ở người suy thận giai đoạn cuối thường có rất nhiều nguy cơ do thận đã hoàn toàn mất chức năng và một trong những biến chứng nguy hiểm đó là biến chứng do kali máu tăng.
Vai trò của kali trong cơ thể
Kali là một chất điện giải cực kỳ quan trọng của cơ thể với vai trò không thể thiếu trong các hoạt động thần kinh - cơ. Thừa kali luôn là một mối đe dọa tiềm tàng cho tính mạng bệnh nhân do kali máu tăng thường gây triệu chứng loạn nhịp tim nguy hiểm.
Tổng lượng kali trong toàn cơ thể (bao gồm trong tế bào, khoảng kẽ và trong máu vào khoảng 50mEq/kg cân nặng với 98% lượng kali ở trong tế bào. Nồng độ kali máu bình thường dao động từ 3,5 - 5,5mEq/L. Khi lượng kali máu trên 5,5mEq/L được gọi là tăng kali máu và khi lượng kali tăng trên 6,5mEq/L có thể gây những loạn nhịp nguy hiểm cho bệnh nhân.
Coi chừng tăng kali máu ở người suy thận
Người suy thận mạn phải tránh những thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, đu đủ.
Lượng kali máu thay đổi phụ thuộc vào lượng kali trong, ngoài tế bào và lượng kali mất qua thận, qua mồ hôi, qua phân. Một chế độ ăn bình thường đảm bảo tương đối đầy đủ cho việc bổ sung lượng kali mất hàng ngày.
Kali được đưa vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn. Một phần qua việc các tế bào trong cơ thể (như hồng cầu) phân hủy giải phóng ra và đôi khi do tiêm truyền các loại thuốc, dịch có chứa nhiều kali dẫn đến tăng kali máu.
Kali tăng khi nào?
Thận là cơ quan đào thải kali chủ yếu trong cơ thể. Có thể nói, khi chức năng thận còn tốt, lượng kali máu không bao giờ vượt quá ngưỡng tăng. Vì vậy, khi thận bị suy, đặc biệt là những trường hợp thận suy hoàn toàn phải lọc máu chu kỳ hoặc lọc màng bụng, lượng kali luôn có xu hướng tăng cao trong máu.
Loạn nhịp tim sẽ xuất hiện và gây những biến chứng nguy hiểm
Biểu hiện của tăng kali máu nói chung là nghèo nàn, bệnh nhân chỉ thấy cảm giác yếu cơ, liệt cơ, đau mỏi các bắp chân, bắp tay, dị cảm, chuột rút, buồn nôn, nôn. Các triệu chứng tim mạch luôn có và là biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có cảm giác đánh trống ngực, nhịp tim bị bỏ nhịp (ngoại tâm thu), nặng hơn sẽ có tụt huyết áp, ngừng tim và bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Làm điện tâm đồ để xác định những dấu hiệu của tăng kali máu cũng như những loạn nhịp đặc trưng của tăng kali máu: sóng T cao, nhọn, đối xứng; muộn hơn có phức bộ QRS giãn rộng, hình lưỡi mác... nhịp nhanh thất, rung thất... và xét nghiệm nhanh cho thấy nồng độ kali máu tăng rất cao.
Làm gì khi có biểu hiện tăng kali máu?
Khi bệnh nhân suy thận mạn có các biểu hiện nghi ngờ do tăng kali máu, lập tức dừng tất cả các nguồn đang đưa kali vào cơ thể như các loại thuốc hoặc dịch truyền có chứa kali. Sau đó nhanh chóng xác định xem bệnh nhân có tăng kali máu thực sự hay không. Nếu có tăng kali máu, nhanh chóng làm giảm nồng độ kali bằng các biện pháp:
Đẩy kali từ máu vào trong tế bào (tổng lượng kali toàn cơ thể vào khoảng 3.500mEq trong đó, lượng kali máu chỉ xấp xỉ 20mEq nên khả năng chứa kali của tế bào là rất lớn) bằng truyền insulin nhanh với dung dịch đường glucose (10, 20%); khí dung thuốc kích thích beta 2 giao cảm như salbutamol, albuterol; kiềm hóa máu bằng dung dịch natribicarbonate...
Dùng thuốc đối kháng để làm giảm hoặc mất tác dụng gây loạn nhịp của kali bằng tiêm hoặc truyền canxi.
Tất cả các biện pháp này chỉ làm giảm kali ở máu mà không làm giảm kali thực sự nên khi các thuốc hết tác dụng, lượng kali máu lại tăng cao ngay. Vì vậy, cuối cùng, việc loại bỏ lượng kali thừa ra khỏi cơ thể vẫn là quan trọng hàng đầu. Các biện pháp bao gồm tăng thải kali qua nước tiểu bằng các thuốc lợi tiểu mạnh; lọc màng bụng hoặc chạy thận nhân tạo (lọc máu chu kỳ hoặc lọc máu liên tục) để loại bỏ kali. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng nhựa trao đổi ion để loại bỏ kali qua đường ruột bằng cách cho bệnh nhân uống sodium polystyrene sulfonate resin (kayexalate) với liều 25 - 50g kết hợp với sorbitol để gây tiêu chảy kéo kali ra khỏi cơ thể.
Lời khuyên thầy thuốc
Ở người suy thận mạn, luôn phải cảnh giác việc tăng kali máu nên cần chú ý tới một số biện pháp dự phòng như: không uống, tiêm truyền những thuốc hoặc dung dịch có chứa kali; chế độ ăn hàng ngày cũng phải tránh những thực phẩm có chứa nhiều kali như chuối, đu đủ, sữa có nhiều kali. Thường xuyên chú ý những dấu hiệu của tăng kali máu và làm xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra. Tuân thủ đúng lịch lọc màng bụng hoặc lọc máu chu kỳ để loại bỏ lượng kali thừa.
TS.BS. Vũ Đức Định

Người bệnh có thể tử vong do suy thận mạn

Suy thận mạn tính là một tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm mất dần chức năng thận. Bệnh không thể chữa khỏi và thường diễn tiến âm thầm. Người bị suy thận mạn tính có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Quá trình suy thận diễn biến kéo dài, âm ỉ với những triệu chứng mơ hồ ở giai đoạn đầu như sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần... Chính vì thế, bệnh rất khó chẩn đoán sớm nếu không thực hiện những xét nghiệm cụ thể về máu và nước tiểu. Theo chuyên gia Nguyễn Nguyên Khôi, người bị suy thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị bảo tồn thì có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. Nếu được phát hiện và điều trị bảo tồn từ giai đoạn đầu thì có thể kéo dài thời gian bệnh nhân không cần chạy thận tới vài chục năm. Các biện pháp điều trị bảo tồn được áp dụng bao gồm chế độ ăn uống, điều trị các bệnh nguy cơ có thể làm suy thận nặng thêm như đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh thận bẩm sinh... Do đó, phát hiện sớm suy thận có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bảo vệ, cải thiện chức năng thận, chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu chạy thận.
Người bệnh có thể tử vong do suy thận mạn
Ảnh minh họa
Để làm chậm tiến triển của suy thận mạn tính, người bệnh cần có chế độ ăn hạn chế đạm, ít muối, ngăn chặn hoặc kiểm soát các yếu tố thúc đẩy tiến triển bệnh như thuốc lá, các bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp... Đồng thời, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để giúp bảo tồn chức năng thận, giảm nhu cầu chạy thận, hiệu quả bền vững, tiết kiệm chi phí, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương . Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,... nên giúp thận tăng khả năng đào thải các chất độc ứ đọng ra ngoài cơ thể, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và biến chứng của suy thận, làm chậm tiến trình suy thận, từ đó ngăn chặn nguy cơ tử vong do suy thận mạn.
Để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ tử vong do suy thận, bên cạnh việc duy trì sử dụng Ích Thận Vương, những đối tượng có nguy cao như người cao tuổi, tiền sử gia đình bị bệnh thận mạn tính, béo phì, bị bệnh lý cầu thận, tăng huyết áp, đái tháo đường... cần được thường xuyên kiểm tra để phát hiện và điều trị sớm nguy cơ bị suy thận.
Thu Hương

5 việc nhỏ gây hại thận

Đừng nên cho rằng chỉ có nam giới mới thận hư, nguy cơ này ở nữ giới cũng rất lớn. Những thói quen nào sẽ gây hại cho thận nhất?
5 việc nhỏ gây hại thận
 
Thận hư sẽ đẩy nhanh lão hóa, ngực sệ, rụng tóc, lãnh cảm, và thậm chí ảnh hưởng đến cả thế hệ sau. Do vậy, phụ nữ cần hết sức lưu ý và từ bỏ những thói quen xấu sau:
Không thích uống nước
Nhiều phụ nữ cảm thấy phiền phức nếu phải vào nhà vệ sinh nên ngại uống nước. Nên biết rằng hoạt động trao đổi chất trong cơ thể sẽ sinh ra các chất thải và sẽ được “tống” ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Do đó, thận cần có đủ lượng nước để thực hiện tốt chức năng này.
Uống nước có gas nhiều hơn nước lọc
Trong nước có gas chứa nhiều cafein thường làm cho huyết áp tăng lên, huyết áp quá cao sẽ tổn hại đến thận.
Ăn mặn
Dung nạp quá nhiều muối, gánh nặng cho thận sẽ càng tăng, từ đó làm cho chức năng thận giảm sút.
Thích uống bia
Nếu có nguy cơ bị bệnh thận lại thường xuyên uống nhiều bia sẽ làm cho acid uric lắng đọng, tích tụ dẫn đến tắc nghẽn ống thận, gây suy thận.
Ăn quá nhiều thịt
Ăn quá nhiều thịt ảnh hưởng lớn đến thận. Nên giảm thịt, tăng rau xanh hoa quả, thậm chí cả canh.
10 biểu hiện cho thấy thận có vấn đề:
1. Buổi sáng khi thức dậy phát hiện tóc rụng nhiều hơn bình thường.
2. Trí nhớ giảm thấp, việc xảy ra hôm qua, hôm nay lại nhớ không rõ.
3. Buối tối toàn ngủ không được, kể cả ngủ được lại toàn gặp ác mộng.
4. Buổi tối thường đi tiểu, ban ngày cũng có hiện tượng đi tiểu nhiều.
5. Khả năng miễn dịch thấp, mùa cảm cúm vừa đến, tự mình toàn cảm thấy dễ bị cảm cúm tấn công.
6. Lãnh cảm
7. Kinh nguyệt không đều, buồn bực không an.
8. Thường xuyên tức giận vô cớ lại không có lực khí phát tác ra.
9. Ăn uống không ngon, chán ăn
10. Sắc mặt tiều tụy, sáng sau khi thức dậy thường có quầng thâm ở mắt, da mềm nhão, chảy xệ, khô.

Theo Dân Trí

Khớp ngón chân cái sưng đỏ - Cẩn thận mắc gút!

Gút là bệnh khá phổ biến ở nam giới tuổi trung niên (chiếm khoảng 95%). Nếu không được điều trị hợp lý thì bệnh có xu hướng tiến triển thành mạn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh gút là khớp ngón chân cái sưng đỏ.
Trong cơn gút cấp tính, người bệnh thấy khớp ngón chân cái bị sưng tấy, đau dữ dội, nhất là về đêm, có thể kèm theo sốt nhẹ và mệt mỏi. Đây là vị trí thường gặp nhất trong cơn gút cấp với tỷ lệ khoảng 70%. Theo các chuyên gia, vào 2 đến 3 giờ sáng, ngón chân cái là nơi có nhiệt độ xuống thấp nhất cơ thể - khi đó, độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên, từ đó dẫn tới muối urat dễ kết tủa ở ngón chân cái nên cơn gút cấp thường nặng ở vị trí này hơn vào ban đêm. Nếu không được điều trị dứt điểm, các cơn gút cấp sẽ tái phát nhiều lần và trở thành mạn tính, người bệnh bị sưng đau nhiều khớp khác như: mắt cá chân, khớp gối và khớp đốt ngón tay… và có thể xuất hiện các hạt tôphi dưới da.
Để phòng ngừa bệnh gút , nam giới trên 30 tuổi nên thường xuyên kiểm tra nồng độ axit uric trong máu. Nếu lượng axit uric cao hơn mức bình thường (nam là 140- 420 micromol/lít) thì cần thực hiện chế độ ăn uống thích hợp (hạn chế thực phẩm có chứa nhiều đạm, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước,…). Trong điều trị gút, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm axit uric trong máu, thuốc chống viêm, giảm đau,… nhưng các thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như: ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày,…
Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang có xu hướng sử dụng bổ sung lâu dài các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị, giảm đau và phòng ngừa tái phát cơn gút cấp. Điển hình cho dòng sản phẩm này và được khẳng định qua nhiều nghiên cứu là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong. Sản phẩm có thành phần chính là trạch tả giúp tăng cường đào thải axit uric, kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: ba kích, thổ phục linh, hoàng bá,… nên Hoàng Thống Phong có tác dụng giảm sưng đau, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị gút, ngăn chặn tái phát cơn đau mà không gây tác dụng phụ.
Chuyên gia Nguyễn Văn Quýnh cho biết: Qua theo dõi điều trị cho 27 bệnh nhân sử dụng colchicin phối hợp với Hoàng Thống Phong trong 7 ngày, sau đó chỉ sử dụng duy nhất Hoàng Thống Phong điều trị liên tục trong 6 tháng, kết quả cho thấy: Nồng độ axit uric máu giảm dần trong quá trình điều trị, sau một thời gian, nồng độ axit uric đã giảm được 59,53 µmol/lít, phần lớn bệnh nhân có axit uric máu trở về giới hạn bình thường; Hơn một nửa số bệnh nhân hết viêm khớp trong 2 ngày đầu; không có trường hợp nào bị cơn gút tái phát trong 6 tháng và không phát hiện tác dụng phụ do Hoàng Thống Phong gây ra.
Ngoài việc duy trì sử dụng Hoàng Thống Phong, bệnh nhân gút nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thích hợp để ngăn ngừa các cơn gút cấp tái phát.
Quốc Anh

Các bệnh lý có thể dẫn đến suy thận mạn tính

Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển qua nhiều năm tháng. Bệnh có thể xuất hiện do những nguyên nhân khác nhau, trong đó liên quan nhiều đến tăng huyết áp, vấn đề tim mạch, đái tháo đường và các bệnh lý tại thận.
Thông thường, suy thận mạn tính được chia ra làm hai loại: loại thứ nhất là suy thận do những bệnh khác gây nên như đái tháo đường, tăng huyết áp. Hai bệnh này gây ra hơn 60% các trường hợp suy thận mạn tính. Vì vậy, nếu bệnh nhân đã mắc đái tháo đường hoặc tăng huyết áp thì phải cố gắng giữ chỉ số đường huyết và huyết áp ở ngưỡng bình thường để ngăn ngừa nguy cơ dẫn tới suy thận. Loại bệnh mạn tính thứ hai là suy thận do những bệnh lý tại thận gồm: viêm thận, lupus ban đỏ , viêm mô thận do thuốc gây ra; sỏi thận, viêm cầu thận...
Suy thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến tim mạch, gây tăng huyết áp, suy tim, gây chán ăn, buồn nôn, viêm loét dạ dày... Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận, vì vậy, phương pháp điều trị tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, người bệnh được cho thuốc ổn định huyết áp, thuốc lợi tiểu nếu bị phù và thuốc hạ mỡ máu nếu bị mỡ máu cao. Ngoài ra, bệnh nhân phải hạn chế muối và những thức ăn có nhiều chất photpho hoặc kali. Khi đã bị suy thận đến giai đoạn cuối (chức năng thận chỉ còn 10-15%), ghép thận là giải pháp tối ưu để duy trì sự sống. Tuy nhiên, phương pháp này cần chi phí cao, hạn chế về nguồn thận cung cấp, đồng thời có nguy cơ thải ghép sau phẫu thuật.
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, tiết kiệm chi phí, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương. Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,... nên giúp thận tăng khả năng đào thải các chất độc ứ đọng ra ngoài cơ thể, phòng ngừa ở những người mắc các bệnh nguy cơ dẫn đến suy thận, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, làm chậm tiến trình suy thận…
Bên cạnh việc sử dụng Ích Thận Vương, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, không nên dùng nhiều thức uống như trà, cà phê... Những người mắc các bệnh nguy cơ như: đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận… nên thường xuyên kiểm tra đánh giá chức năng thận để có biện pháp phòng ngừa suy thận kịp thời.
Thu Hương

Thói quen ăn uống và bệnh sỏi thận

Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng, kết tinh những chất có thể hòa tan trong nước tiểu. Thói quen ăn uống không hợp lý có mối liên quan mật thiết đến quá trình hình thành sỏi thận. Bệnh có thể gây đau đớn và biến chứng nguy hiểm. Do đó để phòng ngừa sỏi thận, bạn cần:
Có chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ khiến cơ thể dư thừa canxi, lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ hình thành sỏi. Thói quen ăn mặn, ăn nhiều chất đạm, thịt cũng là một nguy cơ gây sỏi thận. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ cũng sẽ làm tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Do đó, để phòng ngừa sỏi thận bạn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; Hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều dầu mỡ và thực phẩm chứa nhiều canxi; Trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung nhiều rau tươi vì chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat ngăn chặn tạo sỏi. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: trà đặc, cà phê, sô-cô-la, bột cám, ngũ cốc, rau muống...
Uống đủ nước
Để phòng tránh sỏi thận cần phải uống đủ nước. Nhiều người khi thấy khát mới uống nước, chứ không biết đến vai trò quan trọng của nước với cơ thể và tác dụng của nước với việc dự phòng sỏi thận. Nhu cầu về nước trung bình là khoảng 2 lít mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và thời tiết, nhất là những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước...
Với người bình thường nên uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, uống cả khi không khát, chia ra uống đều nhiều lần để tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Hạn chế uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong một số trường hợp bệnh lý như suy tim, suy thận... cần phải có ý kiến của bác sĩ điều trị về mức nước sử dụng trong ngày.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Viêm đường tiết niệu, uống kháng sinh gì?

Hơn một tháng nay tôi hay bị đau ngang thắt lưng và vùng hạ sườn, đi tiểu ra máu thấy khó khăn, mỗi lần đi được ít nhưng lại hay mót tiểu, nước tiểu đục. Liệu có phải tôi bị viêm đường tiết niệu không? Có thể uống kháng sinh không? Tôi đọc trên một trang web thấy nói uống paracetamol hoặc indomethacin có thể khỏi. Có đúng như vậy không? Quả thực tôi rất bận, ít thời gian rảnh rỗi nên nhờ báo SK&ĐS chỉ dẫn dùng thuốc gì.
Phan Văn Hải (Tuy Hòa, Phú Yên)

 Thận - Niệu quản - Bàng quang
Qua những biểu hiện anh kể trong thư, rất có thể anh đã bị viêm đường tiết niệu còn gọi là nhiễm khuẩn đường niệu. Đây là một bệnh thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này. Bệnh rất dễ tái phát nếu không được phòng và điều trị tận gốc. Việc đầu tiên anh nên làm là đến bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu để khám và điều trị ngay nếu không vi khuẩn gây bệnh sẽ tiến ngược dòng từ dưới lên trên và đi vào thận sẽ làm bệnh nặng hơn và việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Các biến chứng thường gặp có thể là: viêm bể thận cấp, áp - xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp, mạn... Các thuốc được dùng trong điều trị chủ yếu là các kháng sinh. Tuy nhiên, dùng loại kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu và dùng kéo dài bao lâu lại tùy thuộc vào từng bệnh cảnh cụ thể sau khi đã có kết quả thăm khám và xét nghiệm nước tiểu. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh khi chưa có kết quả xét nghiệm nước tiểu. Các kháng sinh thường dùng là: nitrofurantoin, cephalexin, amoxicillin, trimethoprim-sulfamethoxazole (biseptol, TM), doxycycline, ciprofloxacin hoặc ofloxacin... Nếu nguyên nhân gây bệnh được xác định là do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis thì dùng doxycycline nhưng nếu nguyên nhân là do E.coli hay các cầu khuẩn đường ruột thì nên dùng nitrofurantoin hay bệnh do nhiễm Pseudomonas aeruginosa thì nên dùng ciprofloxacin...
Paracetamol và indomethacin là hai thuốc thuộc nhóm chống viêm, hạ nhiệt giảm đau không steroid, không phải là thuốc kháng sinh, không phải là thuốc chữa viêm đường tiết niệu. Anh không nên sử dụng các thông tin sai lệch này để tự chữa bệnh nếu như không muốn mình gặp phải những tai biến nguy hiểm.
Khám cho anh, nếu bác sĩ thấy chỉ là viêm đường tiết niệu dưới, viêm ở mức độ nhẹ, anh chỉ cần uống thuốc theo đơn trong vòng 5 - 7 ngày là bệnh sẽ khỏi. Nhưng kinh nghiệm cho thấy để phòng tái phát và ngừa viêm bể thận có thể thời gian điều trị của anh sẽ kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Thậm chí nếu anh bị tái phát nhiều lần, việc dùng thuốc của anh có thể đến 6 tháng thậm chí cả năm. bên cạnh việc dùng thuốc, anh cần thường xuyên theo dõi bằng việc làm xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để đánh giá hiệu quả của điều trị.
Một việc làm được khuyến khích đối với những người bị viêm đường tiết niệu như anh là uống nhiều nước và không nhịn tiểu. Uống đủ nước và đi tiểu nhiều sẽ giúp cơ thể “rửa bàng quang” được thường xuyên, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Mỗi ngày anh nên uống khoảng 2 lít nước nhất là khi trời oi bức, cơ thể ra nhiều mồ hôi. Ăn hay uống nước ép các loại hoa quả giúp môi trường toan sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Và anh cũng nên tập một thói quen tốt là đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ các vi khuẩn đưa vào niệu đạo và bàng quang.
ThS. Hải Sơn

Yếu xương vì suy thận

Bố tôi bị suy thận, nghe nói dễ bị gãy xương nếu té ngã. Vì sao người suy thận lại yếu xương, thưa bác sĩ?
Trần Mai Liên (Hà Nội)
Bệnh nhân bị suy thận xương có xu hướng trở nên mảnh và yếu do bị mất canxi, nên dễ gẫy hoặc bị tổn thương nếu bị té ngã hay chấn thương vì các nguyên nhân sau đây: rối loạn cân bằng khoáng chất canxi và phốt-pho trong cơ thể, dẫn đến thiếu hụt canxi trong xương. Khi suy thận, thận không thải trừ được lượng phốt-pho dư thừa ra ngoài, nên lượng phốt-pho tăng cao trong máu dẫn đến thiếu hụt canxi ở xương và dần dần sẽ làm xương yếu đi; các tuyến cận giáp trạng, là tuyến giúp điều hòa canxi trong cơ thể hoạt động quá mức do lượng canxi trong máu giảm, hậu quả là canxi trong xương sẽ bị mất dần đi, làm cho xương trở nên mềm yếu; cơ thể thiếu hụt vitamin D: do chức năng thận bị hỏng, nó không thể biến đổi được vitamin D sang dạng hoạt động từ thức ăn. Để hạn chế yếu xương, bệnh nhân suy thận có thể thực hiện các biện pháp sau: giảm lượng phốt-pho trong khẩu phần ăn; dùng thuốc thấm phốt-pho; bổ sung vitamin D, canxi; thay đổi một số thông số trị liệu trong lọc máu; tập thể dục; phẫu thuật loại bỏ một số tuyến cận giáp.
ThS. Trần Quốc An

Người sỏi thận có nên uống sữa trước khi ngủ?

Tôi có thói quen uống sữa trước khi ngủ, nhưng gần đây đi khám được biết bị sỏi thận. Việc uống sữa trước khi ngủ có ảnh hưởng đến bệnh sỏi thận không, thưa bác sĩ?
Nguyễn Minh Diệu (Thái Nguyên)
Nhiều người thích uống sữa vào buổi tối vừa dễ ngủ vừa tăng sức khỏe vì trong sữa có một loại axit amin giúp ngủ ngon. Nhưng đối với người bị sỏi thận, dù mới bị sỏi hay đã chữa khỏi cũng không nên uống sữa trước khi ngủ vì lý do sau đây: trong khi ngủ, tốc độ tuần hoàn chậm lại, lượng nước tiểu giảm, các chất cặn trong nước tiểu tăng lên, nước tiểu trở nên đậm đặc. Sữa vốn chứa nhiều canxi, mà sỏi thận phần lớn lại là một muối của canxi. Khi nước tiểu đậm đặc, trong đó nồng độ canxi tăng cao là yếu tố nguy hiểm nhất để hình thành sỏi thận. Sau khi uống sữa 1-2 giờ, lúc cơ thể đang trong trạng thái ngủ say cũng là lúc canxi được bài tiết qua thận cao nhất làm nước tiểu càng đậm đặc. Nồng độ canxi qua thận nhiều rất dễ lắng đọng thành sỏi. Vì vậy người bị sỏi thận không nên uống sữa trước khi đi ngủ để tránh tạo sỏi mới hoặc làm cho sỏi cũ nhanh to.
BS. Tống Thị Hiền Trang

Bệnh viêm cầu thận cấp có nguy hiểm?

Con tôi 12 tuổi bị phù và đi tiểu đỏ, được bác sĩ chẩn đoán viêm cầu thận. Xin hỏi bệnh con tôi có nguy hiểm không? Chữa như thế nào?
Nguyễn Thị Nhài (Hòa Bình)
Viêm cầu thận cấp là bệnh thường gặp sau nhiễm khuẩn, chủ yếu sau một bệnh nhiễm liên cầu tan huyết b nhóm A, như viêm họng, viêm amidal. Bệnh diễn biến lành tính, nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Trẻ mắc bệnh có các triệu chứng: phù nhẹ bắt đầu từ mặt đến chân; đi tiểu ít, tiểu ra máu ít hoặc nhiều; khám có tăng huyết áp từ 10 - 20mmHg; xét nghiệm nước tiểu có nhiều hồng cầu, protein niệu tăng... Bệnh nhân cần phải ăn nhạt trong thời gian từ 10 -15 ngày, hạn chế lượng nước uống tùy thuộc số lượng nước tiểu để giảm gánh nặng cho thận; cần được nghỉ ngơi tại giường; hằng ngày phải cân đo lượng nước tiểu, huyết áp; giữ ấm và vệ sinh răng miệng phòng nhiễm khuẩn hầu họng. Việc điều trị trước hết cần phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng nên cần được theo dõi tại bệnh viện. Đa số các trường hợp điều trị tại bệnh viện từ 10 -14 ngày khi hết các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu thuyên giảm được xuất viện nếu không có biến chứng.
BS. Trần Tất Thắng

Ai hay bị sỏi tiết niệu?

Sỏi đường niệu ngày một gia tăng
Sỏi đường niệu là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo thường là do sỏi từ bên trên đi xuống. Bệnh hay xảy ra ở người lớn tuổi, ít xảy ra ở trẻ em và thường có tiền sử bệnh lâu dài qua nhiều năm. Theo nhiều thống kê của Tổ chức Y học Thế giới, bệnh ngày một gia tăng nhất là ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Bệnh lại rất hay tái phát. Chính vì vậy, bệnh sỏi đường niệu đã và đang là vấn đề quan tâm sâu sắc của nhiều người và của ngành y học.

 Sỏi thận.
Bệnh dễ gây ra tắc nghẽn đường tiểu và từ đó gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn tiểu, nặng hơn có thể gây thận ứ nước và suy thận mạn, một biến chứng gây tàn phế suốt đời cho bệnh nhân. Ngoài ra, sỏi niệu nhất là sỏi niệu quản thường gây ra cơn đau quặn thận, đau đến nỗi mà ai bị một lần là nhớ đời. Cụ Nguyễn Du ngày xưa đã mô tả cảnh Kim Trọng gặp Thúy Kiều: “Khi tựa gối, lúc cúi đầu, khi kề khúc mặt khi chau đôi mày”. Có lẽ chẳng phải cảm động vì gặp nhau đâu mà vì Kim Trọng đang bị đau quặn thận do sỏi niệu quản đấy (NV). Đau quá không có biện pháp giảm đau nào hữu hiệu cả. Người mắc bệnh sỏi niệu lâu ngày nếu không được điều trị tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, lao động và sinh hoạt hằng ngày. Việc điều trị cũng khá tốn kém và là gánh nặng cho ngân sách bản thân, gia đình và xã hội.
Ai hay bị bệnh sỏi tiết niệu?
Bệnh sỏi đường tiết niệu hay xảy ra ở thận nhất, kế đó là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn còn sỏi kẹt niệu đạo chỉ xảy ra ở đàn ông. Vì niệu đạo của đàn ông dài, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu.
Sỏi thường xảy ra ở đàn ông, với tỷ lệ 5 đàn ông mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Tuổi mắc sỏi niệu ở đàn ông trung bình từ 20 – 40 tuổi còn phụ nữ lại từ 25 – 40 tuổi. Tuy nhiên đến năm 55 tuổi trở lên, phụ nữ lại có nhiều người bị sỏi niệu. Nguyên nhân được các chuyên gia y học cho rằng do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh. Ở trẻ em, bệnh nhân mắc sỏi niệu thường dưới 10 tuổi, lứa tuổi từ 10 – 18 tuổi lại ít bị sỏi niệu hơn. Cũng chưa có lời lý giải nào khả dĩ chấp nhận được cho tình trạng trên.
Các chuyên gia về tiết niệu Trung Quốc nhận thấy rằng: sỏi niệu thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển và các vùng núi đá vôi, nguồn nước chứa quá nhiều canxi cũng dễ bị bệnh hơn các vùng khác.
Người ta thấy rằng những chủng tộc khác nhau có tỷ bệnh sỏi niệu khác nhau. Theo y văn thì những người da đen và những người ở vùng nhiệt đới có tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp. Có tới 30% bệnh nhân sỏi niệu có yếu tố di truyền trong gia đình. Có người cho rằng không có yếu tố di truyền trong gen của những người này mà do họ chung sống trong một gia đình, có cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng như lao động nên dễ phát sinh bệnh sỏi niệu. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là sỏi niệu ở những bệnh nhân có yếu tố di truyền rất hay tái phát và thường khó điều trị.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi niệu
Sỏi niệu có liên quan khá mật thiết đến tình trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống: khi khí hậu trở nên nóng bức, mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang. Việc phát bệnh sỏi niệu cũng liên quan mật thiết đến mùa: mùa hè và mùa thu bệnh dễ mắc hơn mùa xuân và mùa đông. Việc uống nhiều thức uống chứa đường trong mùa hè cũng là nguyên nhân gây sỏi niệu.
Sỏi niệu có liên quan mật thiết đến nghề nghiệp của bệnh nhân: những người làm việc ở môi trường nắng nóng như thợ luyện kim, công nhân xây dựng, thủy thủ, những người làm việc trí óc căng thẳng như bác sĩ, nhân viên văn phòng... dễ bị mắc bệnh hơn những người làm nghề lao động phổ thông. Có những công trình nghiên cứu cho thấy bệnh sỏi niệu có liên quan đến các loại hormon gây stress ở người.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh bệnh, những người uống nhiều loại nước có chất canxi rất dễ bị bệnh, việc uống sữa quá nhiều cùng với các chất pha thêm vào sữa như melamin vừa qua cũng tăng nguy cơ gây bệnh vì tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể. Uống ít nước, ăn quá mặn, ăn nhiều các thức ăn giàu canxi có mặt tốt nhưng cũng tăng nguy cơ bị bệnh lên cao.
Bệnh sỏi niệu có thể phòng ngừa được
Việc uống đủ nước, nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao, phòng tránh và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có một chế độ ăn hợp lý, không quá nhiều các sản phẩm có canxi và các chất có thể gây sỏi... là chúng ta có thể tránh được căn bệnh gây nhiều tác hại và đang là tiêu điểm của dư luận như hiện nay.
PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam
(Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh)

Chữa sỏi thận bằng Đông y

BS. Nguyễn Đức Kiệt
Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm.

Hoa gạo.
Tùy theo thành phần hóa học, người ta thấy loại sỏi có calci (calci phosphat, calci oxalat, loại hỗn hợp cả oxalat và phosphat) và sỏi không có calci như acid uric, systin... Tùy theo vị trí của sỏi có sỏi thận (đài, bể thận), sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Dù loại sỏi nào thì sự hình thành sỏi thận cũng theo 3 giai đoạn: tạo nhân, dính các phân tử vào thượng bì đường niệu và lắng đọng, to dần thành sỏi. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, calci niệu tăng, citrat niệu thấp, pH niệu mất bình thường và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính. Chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.
Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông; hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
Với Tây y, sỏi thận có thể được chữa bằng nội khoa, cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Nhưng ngày nay sỏi tiết niệu chủ yếu được chữa bằng ngoại khoa với phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.
Chữa sỏi thận bằng Đông y
Trong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.
Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.
Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Các bài thuốc thường dùng là:
Bài 1: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.
Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.
Bài 2: Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g.
Cách dùng như trên.
 Xương bồ.
Thể thận hư: Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ... Phương thuốc thường dùng là:
Bài thuốc: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.
Cách dùng như trên.
Trong nhân dân, người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.
Điều quan trọng là để đề phòng tái phát, bệnh nhân cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh dùng các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci, tránh dùng sulfamid và khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt... cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Các thuốc cần điều chỉnh ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong quá trình hấp thu, phân phối, chuyển hóa và đào thải thuốc, đặc biệt là quá trình đào thải. Việc dùng sai liều thuốc ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng thận xảy ra tương đối phổ biến trong thực tế, điều này có thể gây tăng độc tính hoặc giảm hiệu quả điều trị của thuốc, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh. Khi sử dụng các thuốc được đào thải qua thận cho những bệnh nhân có bệnh thận mạn tính, cần điều chỉnh liều thuốc dựa vào mức lọc cầu thận. Phương pháp thường được sử dụng để điều chỉnh liều là giảm liều hoặc kéo dài khoảng thời gian giữa các liều dùng hoặc cả hai. Giảm liều dùng nhưng giữ nguyên khoảng cách giữa các liều dùng có thể duy trì được nồng độ thuốc ổn định trong máu nhưng làm tăng nguy cơ gây độc nếu thuốc được đào thải không kịp. Ngược lại, kéo dài khoảng thời gian giữa các liều dùng giúp giảm nguy cơ gây độc nhưng có thể gây giảm nồng độ thuốc trong máu, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.
Thuốc hạ huyết áp

Rối loạn sắc tố móng tay do zidovudine. 
Lợi tiểu thiazide là nhóm thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị cao huyết áp, nhưng nên giảm liều hoặc tránh sử dụng các thuốc này ở những bệnh nhân có suy thận mức độ trung bình đến nặng (mức lọc cầu thận dưới 30ml/phút). Các thuốc lợi tiểu giữ kali (như spironolactone, verospirone) cũng nên được dùng một cách hết sức thận trọng ở những bệnh nhân có bệnh thận mạn tính do có nguy cơ gây tăng nồng độ kali trong máu. Các thuốc ức chế men chuyển (như captopril, enanapril...) và chẹn receptor angiotensin II (như losartan, irbesartan...) có thể gây giảm mức lọc cầu thận khoảng 15% trong vòng 1 tuần sau điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân dùng liều cao hoặc phối hợp với các thuốc chống viêm giảm đau và thuốc lợi tiểu. Do đó, nên giảm liều hoặc tránh sử dụng các thuốc này ở những bệnh nhân có suy thận mức độ vừa và nặng. Ngoài ra, trong quá trình điều trị với 2 nhóm thuốc trên, nếu nồng độ kali máu tăng trên 5,6 mmol/ lít hoặc nồng độ creatinine máu tăng hơn 30% so với trước điều trị, cần ngưng dùng thuốc. Một số thuốc chẹn bêta giao cảm ưa nước như atenolol, bisoprolol, nadolol và acebutolol được đào thải chủ yếu qua thận, do đó, cần được điều chỉnh liều ở các bệnh nhân có bệnh thận mạn tính. Các thuốc hạ áp khác như metoprolol, propranolol, labetalol, các thuốc chẹn alpha giao cảm hoặc chẹn kênh canxi đều không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính.
Thuốc hạ đường huyết
Metformin được đào thải 90-100% qua thận, do đó, nên tránh sử dụng thuốc này cho các bệnh nhân có suy thận và những người trên 80 tuổi. Việc dùng metformin ở những bệnh nhân suy thận mạn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic trong máu, đặc biệt khi bệnh nhân có nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, bệnh lý gan mật hoặc hô hấp kèm theo.
Một số thuốc hạ đường huyết trong nhóm sulfonylurea như chlorpropamide, glyburide cũng nên tránh dùng ở các bệnh nhân có suy thận độ 3 và 4, do thời gian bán thải của cả 2 thuốc đều bị kéo dài rõ rệt ở những bệnh nhân này, dẫn đến tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Các thuốc kháng sinh
Rất nhiều loại kháng sinh được đào thải qua thận và do đó cần được điều chỉnh liều ở những bệnh nhân có bệnh thận. Tăng nồng độ của penicillin G và carbenicillin trong máu quá mức cho phép có thể gây nhiễm độc thần kinh cơ, rung giật cơ, co giật và hôn mê. Imipenem cũng có thể bị tích luỹ ở những bệnh nhân suy thận và gây co giật nếu không được giảm liều. Các dẫn xuất trong nhóm tetracycline, trừ doxycycline, đều có thể làm nặng tình trạng suy thận nếu được dùng ở những bệnh nhân có bệnh thận mạn tính. Nitrofurantoin có một chất chuyển hóa độc tính cao bị giảm đào thải ở những bệnh nhân suy thận, dẫn đến viêm thần kinh ngoại vi. Các kháng sinh aminoglycoside (như gentamycin, amikacin, streptomycin...) cũng nên tránh dùng ở những bệnh nhân có bệnh thận mạn. Nếu bắt buộc phải sử dụng, cần tính liều khởi đầu dựa vào mức lọc cầu thận và theo dõi chặt chẽ nồng độ thuốc trong máu.
Các dẫn xuất thuốc phiện: các chất chuyển hóa của các dẫn xuất thuốc phiện như meperidine, dextropropoxyphene, morphine, tramadol và codeine có thể bị giảm đào thải và tích lũy ở các bệnh nhân có bệnh thận mạn, gây ra các tác dụng ở hệ thần kinh trung ương và hô hấp. Do đó, nên tránh sử dụng nhóm thuốc này ở các bệnh nhân suy thận nặng. Ở những bệnh nhân suy thận với mức lọc cầu thận < 50 ml/ phút, liều của morphine và codeine cần giảm 50 - 75%, khoảng cách giữa các liều của tramadol cũng cần tăng lên 12 giờ và tramadol dạng phóng thích chậm nên tránh sử dụng.
Thuốc chống viêm giảm đau: các thuốc chống viêm giảm đau cổ điển như diclofenac, ibuprofen, indomethacine... có thể gây khá nhiều độc tính trên thận như suy thận cấp, viêm cầu thận, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư hoặc suy thận mạn. Nguy cơ suy thận cấp ở những người có sử dụng các thuốc này cao gấp 3 lần so với những người không dùng thuốc. Các thuốc ức chế COX-2 chọn lọc như celecoxib, nimesulid cũng có nguy cơ gây độc thận tương tự các thuốc cổ điển. Nói chung, nên tránh dùng các thuốc này ở những bệnh nhân có bệnh thận mạn tính vì có thể làm tăng nặng tổn thương thận.
Các thuốc khác: một số thuốc khác cũng đòi hỏi phải giảm liều khi sử dụng ở những bệnh nhân có suy giảm chức năng thận là nhóm thuốc hạ mỡ máu statin (simvastatin, atorvastatin...), nhân sâm và một số loại thảo dược khác như cỏ linh lăng, bồ công anh...
BS. Nguyễn Hữu Trường (Bệnh viện Bạch Mai)

Bệnh thận liên quan tới loét chân do bệnh tiểu đường

Tiến sĩ David J. Margolis và cộng sự thuộc Trường đại học Pennsylvania (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh thận mạn tính và loét chân/cắt cụt chân ở hơn 90.000 bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, có tuổi từ 35 trở lên. Các xét nghiệm máu được sử dụng để xác định tình trạng bệnh thận mạn tính và mức độ trầm trọng của bệnh.
Kết quả cho thấy có 378 bệnh nhân bị cắt cụt ở vùng bàn chân và 2.619 bệnh nhân bị loét chân. So với người có chức năng thận bình thường, suy giảm chức năng thận nhẹ và vừa làm tăng tương ứng 1,51 lần và 3,22 lần nguy cơ loét bàn chân. Trong khi đối với nguy cơ cắt cụt chân, suy giảm chức năng thận nhẹ làm tăng 2,28 lần và suy giảm chức năng thận vừa tăng 8,05 lần.
Các nhà khoa học cho rằng cần tiến hành nghiên cứu thêm để tìm hiểu xem liệu các thuốc được chế tạo nhằm làm chậm tiến triển bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường sẽ có hiệu quả phòng ngừa loét/cắt cụt chân do bệnh tiểu đường hay không.
Anh Tú (Theo Diabetes Care,)

Xu thế hiện đại trong điều trị bệnh thận

Suy thận là vấn đề ngày càng trở nên phổ biến, có tính toàn cầu không chỉ với người làm y tế mà còn với cả cộng đồng. Bệnh thận thường là nguyên phát hoặc xuất hiện thứ phát. Trước đây là ở các bệnh do sỏi hay nhiễm khuẩn, sau này là các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh chuyển hóa lipid, bệnh gút... Để phòng chống và điều trị được bệnh lý thận tiết niệu thì không chỉ ngăn chặn những bệnh gây ra tổn thương thận mà còn cần phát hiện sớm những tổn thương thận.
Để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận trước hết phải làm sao để có thể phát hiện bệnh một cách sớm nhất.

 Tự lọc máu.
Phát hiện bệnh thận sớm bằng cách nào? Dựa vào hai chỉ số cơ bản nhất là huyết áp và albumin niệu qua đo huyết áp thường xuyên và xét nghiệm nước tiểu để tìm albumin niệu. Với người bệnh bình thường thì 6 tháng một lần nên xét nghiệm albumin niệu, nếu nó có biến loạn thì cần thiết phải làm xét nghiệm khác để đánh giá chức năng thận tiết niệu. Đối với tất cả những người có nguy cơ cao như tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, glucid hay người cao tuổi thì phải kiểm tra chức năng thận thường xuyên 3 tháng một lần.
Phân loại mức độ của suy thận
Trong giai đoạn đầu khi thận mới bị tổn thương, mức lọc cầu thận có thể bình thường hoặc tăng nhẹ trên 90 ml/ phút. Khi thận suy nhiều hơn, mức lọc cầu thận sẽ giảm dần và kèm theo những biến loạn lâm sàng và xét nghiệm khác. Chức năng thận suy nhẹ khi mức lọc cầu thận: 60 đến 89 ml/phút; suy vừa mức lọc cầu thận từ 30 đến 59 ml/phút; suy nặng mức lọc cầu thận từ 15 đến 29 ml/phút, và đến khi mức lọc cầu thận còn dưới 15 ml/ phút thì đó là suy thận rất nặng và bắt buộc phải điều trị thay thế lọc máu hoặc ghép thận.
Xu hướng hiện nay về điều trị bệnh thận
Thế kỉ XX, khi điều trị suy thận, người ta đặt song song cả vấn đề về điều trị bảo tồn, lọc máu tại bệnh viện, ghép thận. Nhưng từ những nghiên cứu mới sau này cộng thêm với sự phát triển kinh tế xã hội và lĩnh vực y tế thì từ năm 2000 trở về đây, xu hướng chung là làm thế nào điều trị dự phòng và kéo dài thời gian suy thận nhẹ và vừa, càng lâu càng tốt. Đối với bệnh nhân không thể điều trị kéo dài, cần điều trị sớm thì xu hướng ghép thận là tối ưu. Đối với vấn đề lọc máu là tăng cường tự lọc máu và giảm số lượng lọc máu tại bệnh viện. Tăng cường việc đào tạo cho bệnh nhân có thể nắm được tình trạng bệnh và có thể tự điều trị được, có thể tự lọc máu tại nhà.
Điều trị dự phòng sớm và duy trì mục tiêu điều trị
Hiện nay thầy thuốc cố gắng kéo dài thời gian điều trị bảo tồn cho người bệnh càng lâu càng tốt, từ khi tổn thương thận đến khi suy thận độ I, nhẹ nếu điều trị tốt có thể kéo dài 5 đến 10 năm, khi suy thận vừa đến nặng kéo dài 5 đến 10 năm. Như vậy nếu điều trị tốt có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân không phải lọc máu tới 20-30 năm. Tư vấn và điều trị dự phòng bệnh nhân tốt sẽ giảm thiểu số lượng bệnh nhân phải lọc máu. Duy trì mục tiêu điều trị ở mức khống chế huyết áp dưới 130/80mmHg; Khống chế mức albumin niệu; thuốc sử dụng là ức chế men chuyển đổi angiotensin và ức chế phụ thể angidensin AT1.
Lọc máu hay ghép thận sớm khi có chỉ định thay thế
Thứ nhất là ghép thận với tất cả bệnh nhân có khả năng nếu có người cho. Đối với những người bệnh bắt đầu lọc máu thì nên được lọc máu sớm. Trước đây chúng ta chỉ định lọc máu khi mức lọc cầu thận dưới 10 ml/phút đối với bệnh nhân đái tháo đường, 8ml/phút đối với bệnh nhân không đái tháo đường. Nhưng ngày nay khi mức lọc cầu thận dưới 15ml/phút đã có chỉ định điều trị thay thế thận bao gồm ghép thận, lọc màng bụng, thận nhân tạo. Lọc máu sớm sẽ giúp chức năng thận còn lại duy trì cân bằng nội môi, tham gia các hoạt động nội tiết cũng như giảm các biến chứng lâu dài của người bệnh.
Tự lọc máu
Đối với bệnh nhân có điều kiện, có trình độ hiểu biết, bệnh nhân ở xa các trung tâm lớn thì phương pháp lựa chọn đầu tiên đó là lọc màng bụng hay thẩm phân phúc mạc. Trong lọc màng bụng hay thẩm phân phúc mạc thì ta có thể lựa chọn lọc màng bụng liên tục ngoại trú hay lọc màng bụng bằng máy. Hiện nay ở Việt Nam đã có 12 trung tâm tiến hành lọc màng bụng liên tục ngoại trú với hơn 900 bệnh nhân. Thứ hai là thận nhân tạo. Tốt nhất chúng ta lựa chọn tự thận nhân tạo bao gồm có lọc máu tại nhà. Phương án tối ưu là lọc máu hàng ngày, mỗi ngày 2h và 5 -7 ngày /tuần hoặc tối thiểu là 4h/lần, 3 đến 4 lần trong tuần. Còn đối với bệnh nhân không thể tự lọc máu được thì có thể lọc màng bụng hay thận nhân tạo tại bệnh viện hay tại nhà nhưng có sự giúp đỡ của đội ngũ nhân viên y tế. Với phương pháp tự lọc máu, không chỉ cải thiện được chất lượng cuộc sống, trả lại người bệnh cho cộng đồng mà về mặt y tế còn khống chế được huyết áp tốt hơn, sử dụng thuốc ít hơn, giảm biến chứng suy tim, giảm biến loạn về dinh dưỡng, tiêu hóa, thần kinh.
BS. Nguyễn Vinh Hưng