Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị sỏi thận

Sỏi thận được hình thành do lượng nước tiểu quá ít, hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat... lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi.

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị sỏi thận
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng sau thì cần xét nghiệm chẩn đoán thêm:
Cơn đâu âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc.Cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc
Cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng.
Cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc.
Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu.
Những triệu chứng trên kết hợp sốt cao 38 - 39oC, và/hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.
Cách phòng ngừa sỏi thận
Uống nhiều nước: đây là cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất. Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2,5 - 3 lít nước lọc hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt được trên 2,5 lít trong một ngày.
Hạn chế thực phẩm có nhiều chất oxalat: như bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, cà rốt, táo, mận, dừa, dứa, đào, hành tây...
Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: không nên ăn mặn, ăn nhiều thịt. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
Ăn nhiều rau tươi: chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.
Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine: Chẳng hạn như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo... vì dễ gây ra sỏi niệu.


Thực phẩm và đồ uống khiến bệnh són tiểu tồi tệ hơn

Ngoài việc hỏi ý kiến bác sĩ, bạn cũng nên tránh một số thực phẩm và đồ uống dưới đây để không làm vấn đề trầm trọng hơn.

Nước (quá nhiều hay quá ít)
Bạn có thể nghĩ rằng, uống ít nước sẽ làm cho bạn muốn đi tiểu ít hơn bình thường, nhưng điều đó không đúng trong thực tế. Uống quá ít nước làm nước tiểu của bạn trở nên cô đặc hơn, có thể gây kích thích bàng quang của bạn.
Mặt khác, uống quá nhiều nước cũng có thể gặp vấn đề. Cố gắng tìm sự cân bằng cho việc đáp ứng nhu cầu của bạn và tránh uống nhiều nước sau 6h chiều, như thế bạn sẽ không phải thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm.
Thực phẩm và đồ uống khiến bệnh són tiểu tồi tệ hơn.Thực phẩm và đồ uống khiến bệnh són tiểu tồi tệ hơn

Cà phê
Cà phê, trà, nước ngọt và đồ uống năng lượng đều có chứa cafein, là một thuốc lợi tiểu, khiến cơ thể của bạn tạo ra nước tiểu nhiều hơn. Uống ít caffein sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn bàng quang của bạn.
Sôcôla
Sôcôla là một nguồn cafein có thể làm trầm trọng thêm việc kiểm soát bàng quang của bạn. Nếu bạn không muốn bỏ sôcôla, cố gắng sử dụng nó sớm hơn trong ngày, hoặc chuyển sang sô cô la trắng.
Các loại thực phẩm cay
Các loại thực phẩm cay còn gây kích thích bàng quang của bạn, vì vậy hãy cố gắng giảm số lượng ớt trong bữa ăn của bạn, tránh các món ăn nhẹ và nước sốt cay.
Trái cây có múi
Trái cây như chanh, cam, bưởi đều có tính axit. Các loại thực phẩm có tính axit gây kích thích bàng quang của bạn và khiến tình trạng són tiểu xấu đi, nên cố gắng hạn chế ăn các loại trái cây.
Dứa
Hầu hết mọi người không nhận thức được điều này, nhưng dứa cũng là loại trái cây có tính axit. Hạn chế ăn dứa và tránh uống nước ép dứa.
Cà chua
Cà chua khiến tình trạng són tiểu của bạn xấu đi, vì nó cũng có tính axit. Sẽ khá khó khăn để loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bạn, vì các loại thực phẩm giống cà chua ũng có tác dụng tương tự, do đó bạn sẽ phải tránh các loại nước chấm, nước sốt, nước sốt cà chua, cà chua và các thứ tương tự như thế.


Những thực phẩm phổ biến gây hư thận


Thịt - bạn sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần do chế độ ăn nhiều thịt (còn được gọi là chế độ ăn uống có độ axit cao). Do đó, hãy hạn chế tiêu thụ các loại thịt và thay vào đó tăng cường các loại trái cây và rau quả để bảo vệ thận.
Nước ngọt có gas - nếu bạn đang dần hình thành thói quen tiêu thụ ít nhất hai lon nước giải khát mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều).
Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.
Chất cồn - tiêu thụ quá nhiều chất cồn, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận.
Trong rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Các chất này khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận của bạn phải làm việc hết "công suất" để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố.
Thực phẩm chế biến sẵn - Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của gan và thận sẽ trở thành "vô hiệu hóa".
Bạn nên tránh xa đồ ăn vặt vì thận phải lọc các độc tố có hại từ máu, ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.
Chế độ ăn uống giàu protein làm tăng gánh nặng cho thận vì có quan này phải tăng cường làm việc để đào thải một lượng lớn urê ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương thận.
Đường chứa đầy fructose, việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.
Màu thực phẩm - bạn có thói quen thêm phẩm màu vào các món ăn để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn? Nếu có, hãy ngừng thói quen sử dụng phẩm màu từ bây giờ. Các loại màu thực phẩm phổ biến hiện nay dễ gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.
Viên uống bổ sung vitamin C - theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới.
Mật cá - Ăn mật cá (mật cá chép) là nguyên nhân phổ biến gây suy thận cấp.
Nước xốt là thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị món mì ống, pizza và phở. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây ra cao huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận. Vì vậy, hãy thay thế nước sốt bằng nhiều loại rau củ và gia vị để có được nhiều lợi ích sức khỏe.

Trị sỏi thận bằng bài thuốc cực đơn giản

Sỏi thận được hình thành khi nồng độ khoáng chất như canxi, oxalat, muối urat phốt phát trong nước tiểu tăng cao và không kịp thải hết ra ngoài lắng xuống tạo thành những viên sỏi trong thận.
Sỏi thận thông thường có dạng hình tròn nhẵn nhụi hoặc hình như quả cầu gai. Nếu sỏi thận hình tròn thường không gây nhiều đau đớn cho người bệnh, nhưng nếu sỏi có gai nhọn thường chọc vào thận gây đau đớn khó chịu vô cùng.
Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi thận có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Có rất nhiều cách để chữa trị sỏi thận như làm phẫu thuật lấy sỏi ra, tán sỏi qua da, uống thuốc làm tan sỏi... nhưng đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi thận trở lại.
Lý do là do sỏi thận được lấy ra nhưng nguyên nhân tạo sỏi thì vẫn còn. Nếu không trừ tận gốc, sỏi cứ được lấy ra lại hình thành sỏi khác, gây rất nhiều đau đớn, mệt mỏi và tốn kém cho người bệnh.
Trong dân gian thường ưa chuộng cách trị sỏi thận bằng những dược liệu thiên nhiên. Những dược liệu này có tác dụng bào mòn viên sỏi dần dần và loại ra khỏi cơ thể qua đường tiểu, không gây đau đớn cho người bệnh và đặc biệt không cần mổ.
Từ lâu, y học dân gian đã biết đến phương thuốc đu đủ xanh như một cứu cánh cho người bị sỏi thận. Bài thuốc có cách chế biến đơn giản nhưng hiệu quả khá cao, ai cũng có thể làm được.
Đu đủ xanh trị sỏi thận.
Đu đủ xanh trị sỏi thận.
Cách làm bài thuốc chữa sỏi thận từ quả đu đủ xanh:
Dùng quả đu đủ xanh cắt đuôi, bỏ hạt, giữ nguyên vỏ xanh ở ngoài. Bỏ chút muối vào bên trong quả đu đủ rồi đem hấp cách thủy đến khi mềm, để nguội ăn hết cả vỏ.
Nếu quả nhỏ ăn hết trong một bữa, quả to có thể chia làm 2 bữa nhưng tốt nhất là nên chọn quả vừa ăn trong 1 bữa.
Ngày ăn 1 lần, liên tục trong vòng 7 ngày sỏi sẽ ra hết.
Lưu ý khi dùng đu đủ xanh chữa sỏi thận:
- Trước khi điều trị bằng bài thuốc này nên đến cơ sở y tế kiểm tra xem kích thước sỏi thận bao nhiêu. Sau 1 liệu trình nên đi kiểm tra lại lần nữa xem bài thuốc có hiệu quả không, sỏi đã ra hết chưa?
Nếu sỏi chưa ra hết thì có thể lặp lại liệu trình này nhưng phải sau đó 1 - 2 tháng.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần ăn nhiều ra xanh, hoa quả, uống nhiều nước để cải thiện những nguyên nhân gây ra bệnh này.


Những nguyên nhân không ngờ gây viêm bàng quang



Viêm bàng quang là một bệnh rất phổ biến chiếm khoảng trên 50% số canhiễm trùng đường tiết niệu.
Nguyên nhân
Viêm bàng quang ở NCT thường gặp nhất là viêm ngược dòng từ niệu đạo đi lên hoặc do sỏi bàng quang gây ứ đọng nước tiểu hoặc ở nam giới do bệnh của tiền liệt tuyến gây tiểu khó, tiểu không hết, ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Viêm bàng quang có thể từ viêm thận lan xuống hoặc do vãng khuẩn huyết (E.coli) hoặc nhiễm khuẩn huyết gây ra.
Một số NCT là nam giới viêm bàng quang do tắc nghẽn niệu đạo với nhiều lý do khác nhau (tiền sử: nong niệu đạo, thông tiểu, viêm niệu đạo do lậu, do Chlamydia…). Ở nữ giới, viêm bàng quang thường xảy ra do viêm nhiễm ngược dòng nước tiểu bởi phương pháp vệ sinh hàng ngày không đúng cách, trong khi đó lỗ tiểu và hậu môn gần nhau rất dễ nhiễm bẩn. Ở một số người do vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày không tốt hoặc do độ pH thấp quá (dưới 5), ít vận động bởi sức yếu, bại liệt, béo phì là nguyên nhân thuận lợi cho bàng quang lâm bệnh.
Ở người bình thường, trong nước tiểu không có vi sinh vật. Khi xuất hiện viêm bàng quang chứng tỏ trong nước tiểu có vi sinh vật gây bệnh. Căn nguyên gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn, một số trường hợp có thể do vi nấm, trong đó vi khuẩn đường ruột chiếm tỉ lệ cao nhất, đó là E.coli, Proteus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis. Một số trường hợp có thể gặp là tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh, thậm chí có thể gặp tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh. Nếu gặp phải các loại vi khuẩn này, việc chữa trị gặp không ít khó khăn vì khả năng kháng lại các kháng sinh của chúng khá mạnh. Nguyên nhân sâu xa của viêm bàng quang ở NCT là do chức năng sinh kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh đã dần dần suy giảm cho nên vi sinh vật rất dễ tấn công.


10 dấu hiệu của bệnh thận

Trên 90% những người mắc bệnh không hề có dấu hiệu nên dễ bị bỏ qua. 10 dấu hiệu dưới đây được xem là điển hình cần nhận biết và phòng ngừa sớm.
1. Luôn mệt mỏi, khó tập trung: Do chức năng thận giảm nghiêm trọng nên dẫn đến tình trạng tích tụ độc tố và tạp chất trong máu. Điều này làm cho người trong cuộc luôn cảm thấy mệt mỏi, suy yếu và khó tập trung.
Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh thận là thiếu máu, đây cũng là nguyên nhân tạo ra sự suy sụp cơ thể, phát sinh mệt mỏi kinh niên.
2. Khó khăn khi ngủ: Chức năng lọc của thận bị suy giảm, độc tố tích tụ nhiều trong máu hơn là thải ra ngoài qua đường nước tiểu, và là thủ phạm gây mệt mỏi, khó ngủ.
Ngoài ra còn có mối liên quan giữa béo phì và bệnh thận mãn tính, phát sinh hiện tượng ngưng thở khi ngủ, nhất là ở nhóm dư thừa trọng lượng, béo phì và mắc bệnh thận mãn tính.
3. Khô, ngứa da: Hiện tượng da khô và ngứa là dấu hiệu liên quan đến khoáng chất và xương, báo hiệu bệnh thận giai đoạn muộn, tức giai đoạn thận mất khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.
10 dấu hiệu của bệnh thận
4. Đi tiểu thường xuyên: Nếu thường xuyên phải đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm, điều này rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi chức năng lọc của thận bị hư, có thể làm gia tăng nhu cầu đi tiểu.
Đi tiểu thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu hoặc phình đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
5. Có máu trong nước tiểu: Khi thận hư, các tế bào máu có thể bắt đầu "rò rỉ" theo nước tiểu. Ngoài tín hiệu cảnh báo bệnh thận, hiện tượng máu trong nước tiểu còn là dấu hiệu cho biết có khối u, sỏi thận hay nhiễm trùng.
6. Nước tiểu nhiều bọt: Bong bóng quá nhiều trong nước tiểu, đặc biệt là bọt lâu tan. Bọt trong nước tiểu trông giống như bọt khi trộn trứng, điều này cho thấy trong nước tiểu có nhiều protein.
Protein được tìm thấy trong nước tiểu là dạng albumin, giống như protein có trong trứng.
7. Xuất hiện bọng dai dẳng xung quanh mắt: Bọng quanh mắt là biểu hiện cho biết thận đang bị rò rỉ một lượng lớn protein vào trong nước tiểu, chứ không phải đang được giữ trong cơ thể.
8. Sưng mắt cá chân và bàn chân: Chức năng thận giảm có thể dẫn đến việc tích tụ natri, gây sưng bàn chân và mắt cá chân. Sưng ở chi dưới cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các loại bệnh mạn tính tĩnh mạch.
9. Giảm cảm giác ngon miệng: Đây là một triệu chứng rất chung chung, nhưng một khi cơ thể tích tụ nhiều độc tố, chức năng lọc của thận lại giảm sẽ phát sinh tình trạng mệt mỏi, suy nhược, kém ăn, dấu hiệu thường thấy là mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn.
10. Chuột rút: Mất cân bằng điện giải và chuột rút là hậu quả do chức năng thận suy giảm. Ví dụ, nồng độ canxi thấp và khả năng khó kiểm soát phốt pho có thể làm tăng nguy cơ chuột rút cơ bắp.


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Thận: 8 biểu hiện đáng lo ngại

Bệnh thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Sau đây là một số biểu hiện cho biết thận của chúng ta đang có vấn đề
1. Có cảm giác đau lưng ở bên hai bên sườn, bên thắt lưng, có thể kèm theo sốt nhẹ. Lúc này thận có thể đang bị viêm. Người bị nhẹ thì khó khom lưng, người bị nặng thì, gót chân, bàn chân đau nhức. (98% số người đau lưng không phải là do bệnh thận).
2. Đi tiểu có nước đỏ sẫm trong thời gian ngắn sau đó lại hết, bình thường nước tiểu trong, máu vàng nhạt tới hơi sẫm, sau khi tiểu nước tiểu có thể sủi bọt.
3. Lầm tưởng rằng yếu sinh lý hoặc có bất kỳ những trục trặc nào trong chuyện tình dục đều có thể là do suy thận.
4. Đi tiểu nhiều về đêm, tiểu nhiều dù không uống nhiều nước, số lần đi tiểu trong đêm tăng lên so với bình thường nhưng luôn có cảm giác tiểu không hết.
5. Đi tiểu khó và buốt, mỗi lần đi tiểu bạn có cảm giác rất khó khăn, bạn phải rặn ra hoặc như kiểu đi tiểu són rất đau và buốt.
6. Chóng mặt, hoa mắt kèm với đau đầu, đó có thể là do thiếu máu nên não không cung cấp được đầy đủ ôxy, những biểu hiện này có thể đi kèm với các bệnh liên quan tới thận.
7. Mặt có cảm giác phù nề, mặt sưng vì thận không lọc bỏ được các chất lỏng dư thừa, nên các chất này ở lại trên cơ thể khiến khuôn mặt của bạn bị phù nề, bị sưng kèm theo đó chân, tay cũng có thể bị phù nề.
8. Huyết áp cao, kèm theo cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi trong khi không làm việc quá nặng nhọc…
Với các biểu hiện trên, khi đã phát hiện được ra bệnh thì gần như bệnh đã ở mức rất nghiêm trọng. Vì sức khỏe của chính mình chúng ta thế nên khám sức khỏe, kiểm tra đường huyết, cao huyết áp… một cách thường xuyên là rất cần thiết để phòng và chữa trị kịp thời.
Bài viết có sự tư vấn của BS. Nguyễn Quang Kừ - Phòng khám đa khoa tư nhân YKao, Hà Nội



Suy thận vì uống quá nhiều trà đá

Báo cáo về bệnh nhân này được đăng hôm qua (1/4) trên tạp chí New England Journal of Medicine. Chức năng thận của người đàn ông này không thể hồi phục. 
Ông phải duy trì việc chạy thận nhân tạo, TS Alejandra Mena-Gutierrez, Trung tâm y tế, ĐH Arkansas (Mỹ) - người điều trị cho bệnh nhân, viết trong báo cáo. Tiến sĩ nhấn mạnh, điều độ là điều quan trọng nhất cần lưu ý khi nói về thói quen uống trà.
"Chúng tôi không khuyên mọi người đừng uống trà. Nếu bạn khỏe mạnh và uống trà vừa phải, nó sẽ không gây hại gì cho thận của bạn", BS Mena-Gutierrez nói.
ice-tea1-2820-1427948432.jpg
Ảnh minh họa: Sodahead.com.
Tháng 5/2014, người đàn ông nói trên phải vào BV Arkansas trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức. Kết quả các xét nghiệm cho thấy nước tiểu của ông có nồng độ cao tinh thể canxi oxalat - các thành phần của sạn thận. Ông ta không có tiền sử gia đình về bệnh thận và trước đây cũng chưa từng có sạn thận. Để điều trị tình trạng suy thận của ông, các bác sĩ cho bệnh nhân chạy thận.
Bệnh nhân này nói với bác sĩ rằng ông đã uống 16 cốc trà đá mỗi ngày. Trà đen - trong nước trà đá mà ông ta đã uống - là một nguồn rất giàu oxalat, một thành phần góp phần gây các vấn đề về thận nếu tiêu thụ nhiều.
Các bác sĩ kết luận rằng việc sử dụng quá mức oxalat trong trà đá ở bệnh nhân này dẫn tới suy thận là một quá trình diễn ra rất nhanh. Tình trạng của ông ta "không thể giải thích bởi các nguyên nhân nào khác", BS Mena-Gutierrez nói.
Theo báo cáo, trung bình một người ở Mỹ tiêu thụ khoảng 152-511 mg oxalat mỗi ngày. Mức này cao hơn 40-50 mg một ngày theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng và chế độ ăn uống Mỹ. 
Các nhà nghiên cứu cho biết, có khoảng 50-100 mg oxalat trong mỗi 100 ml nước trà đen. Với 16 cốc trà mỗi ngày, mức tiêu thụ oxalat của bệnh nhân là hơn 1500 mg - cao hơn mức nạp vào của một người trung bình khoảng 3-10 lần.
Trong một báo báo khác đăng tải năm 2013 trên tạp chí y khoa AnhNew England Journal of Medicine, các nhà nghiên cứu đã mô tả một trường hợp bệnh hiếm gặp gọi là "nhiễm độc fluor ở xương". Bệnh nhân là một phụ nữ uống mỗi ngày một bình trà pha từ 100 túi trà, suốt trong 17 năm.
Ở trường hợp bệnh nhân này, bệnh xương của bà có khả năng do sử dụng quá nhiều fluor, một loại khoáng chất có trong trà và nước uống.