Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Bệnh thận: Nguyên nhân, cách điều trị

Thận là một cơ quan có kích thước khá nhỏ (9-11 cm) nhưng lại đảm nhiệm một số chức năng rất quan trọng trên cơ thể con người.

Nó hoạt động như một máy lọc tự nhiên, lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Trong thực tế, nó đảm nhiệm vị trí "thùng rác" của cơ thể.
Thận cũng thực hiện môt số chức năng tổng hợp như làm ra erythropoietin (EPO), một hormone điều khiển sự tạo hồng cầu, sản xuất ra các tế bào máu đỏ. Ngoài ra, nó còn tổng hợp Vitamin D, tạo ra calcitriol (một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D3), điều tiết lượng nước trong cơ thể và kiểm soát huyết áp với sự giúp đỡ của các hormone.
TS Haresh Dodeja, bác sỹ chuyên phẫu thuật ghép thận tại bệnh viện Fortis(thành phố Mumbai) cho biết: "Thận giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải, nó là một cơ quan vô cùng quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, với lối sống không lành mạnh và căng thẳng, đã dẫn dến một sự gia tăng đáng báo động tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến thận, đặc biệt là những người sống ở thành thị".
TS Dodeja hôm nay sẽ giúp chúng ta biết thêm các vấn đề thận, các nguyên nhân và làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh thận mãn tính.
Điều gì xảy ra nếu thận bị ảnh hưởng?
Với thực tế là thận điều chỉnh một số chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể, bệnh thận có thể gây ra rất nhiều vấn đề nan giải. Sự giảm bài tiết và tích tụ các chất thải trong cơ thể dẫn đến buồn nôn và ói mửa. 
Suy giảm sự hình thành tế bào máu đỏ dẫn đến mệt mỏi và suy nhược. Nồng độ canxi và phốt pho bất thường gây ra các bệnh xương và canxi lắng đọng trong cơ thể. Huyết áp cao dẫn đến bệnh tim. Tích tụ nước dẫn đến sưng và khó thở. 
Nếu thận bị ảnh hưởng lâu dài, mãn tính có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn và các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp và một số bệnh di truyền như thận đa nang.
Bệnh thận mãn tính (CKD) vô cùng nguy hiểm, khi tiến tới giai đoạn cuối bệnh thận, thậm chí bạn phải áp dụng các phương pháp như thay thận hoặc chạy thận nhân tạo. CKD là một vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu, cả về số lượng bệnh nhân cũng như các chi phí điều trị liên quan.
Những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về thận
Một quả thận được tạo thành từ hàng triệu đơn vị được gọi là lọc cầu thận, thông qua đó các đường truyền máu và các chất thải được đào thải ra ngoài, sau đó bổ sung các thành phần quan trọng như các tế bào máu và albumin trở lại máu. Các chất thải theo ống dẫn đến nơi chứa nước tiểu.
Nước tiểu nhận chất thải, được thêm vào một số sản phẩm hữu ích như nước. Glucose và amino axit được tái hấp thu vào cơ thể. Sau cùng, các ống dẫn nước tiểu kết hợp để tạo thành một ống duy nhất gọi là niệu quản đẫn đến bàng quang, nơi nó được lưu trữ trước khi được thải ra ngoài.
Các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp... gây tổn hại các cầu thận, dẫn đến sự bài tiết bất thường của các tế bào máu và albumin, kết quả là việc giảm hình thành nước tiểu. Những bệnh nhân này được chẩn đoán ban đầu do sự sụt giảm số lượng và các triệu chứng như sưng bọng nước tiểu.
Các bệnh như nhiễm trùng hoặc dị ứng và một số loại thuốc như thuốc giảm đau làm hỏng các ống dẫn nước tiểu. Điều này dẫn đến chất lượng nước tiểu không được đảm bảo. Những bệnh nhân này thường được xác định và điều trị muộn.
Một nguyên nhân khác của suy thận là sỏi, gây trở ngại và gây áp lực cho hệ thống bài tiết và thận. Sỏi thận cũng có thể gây nhiễm trùng thận tái phát, là một yếu tố dẫn đến nguy cơ suy thận.
Nam giới cao tuổi có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt, nơi bao quanh các đầu ra của thận và gây tắc nghẽn, trong khi các sự thay đổi sau kỳ mãn kinh có thể gây tắc niệu đạo ở phụ nữ lớn tuổi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét