Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Những nguyên nhân không ngờ gây nên ung thư thận

Ung thư thận là một loại ung thư khởi phát từ các tế bào trong thận. Hai loại phổ biến nhất của ung thư thận là ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) và ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (TCC) của bể thận (chậu thận). Bệnh thường gặp ở những người trên 55 tuổi và tỷ lệ nam giới mắc bệnh gấp đôi nữ giới.
Tuổi tác và giới tính
Nam giới và người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư thận cao hơnNam giới và người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn
Nam giới và người cao tuổi được xem là đối tượng dễ mắc ung thư thận hơn cả. Dù vậy, cho đến nay các nhà khoa học chưa giải thích nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
Người mắc sỏi thận
Người từng mắc sỏi thận dễ đối diện với căn bệnh cao hơn từ 2,5 - 3 lần so với người không mắc chứng bệnh này. Bên cạnh đó, nguy cơ ung thư thận ở phụ nữ cao hơn so với nam giới.
Tiểu đường
Những người bị tiểu đường cũng đối mặt với khả năng mắc ung thư thậnNhững người bị tiểu đường cũng đối mặt với khả năng mắc ung thư thận
Việc mang trong người bệnh tiểu đường cũng là yếu tố gây bệnh cao. Cụ thể, nó có thể khiến bệnh nhân đối diện nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn 40% so với thông thường. 
Các nhà khoa học cũng khẳng định người mắc huyết áp cao có khả năng mắc ung thư thận cao hơn bình thường. Ngoài ra, các yếu tố như sở hữu hệ miễn dịch yếu, gia đình từng có người thân mắc bệnh cũng khiến nguy cơ ung thư thận tăng cao.
Hút thuốc lá
Không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư thận, các chất độc trong thuốc còn là yếu tố gây ra nhiều loại ung thư khác. Ước tính, khoảng 29% trường hợp phát hiện ung thư thận ở nam giới và 15% ở nữ giới có liên quan đến khói thuốc.
Lười vận động
Lười vận động, thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư thậnLười vận động, thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư thận
Các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng giúp cơ thể trở nên dẻo dai, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Các nhà khoa học cho biết, thường xuyên luyện tập trong thời gian dài có thể giảm tới 22% nguy cơ mắc ung thư thận so với những người lười vận động.
Thừa cân, béo phì
Chỉ số cơ thể có liên quan mật thiết với nguy cơ ung thư thận. Thật vậy, những người có chỉ số khối cơ thể từ 25 - 30 có nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn 22 - 38%; trong khi đó, người có chỉ số khối cơ thể cao hơn 30 có 63 - 95% khả năng chịu sự tấn công của căn bệnh.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cách phát hiện sớm bệnh thận


Bệnh thận là bệnh cảnh lâm sàng của rất nhiều hình thái tổn thương thận, do nhiều nguyên nhân gây ra, có khi từ thận như viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang... nhưng cũng có khi là biến chứng của bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm độc thận do thuốc... 
Vấn đề đặt ra là bệnh thận thường diễn biến âm thầm nên có khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận và cần phải tiến hành điều trị phức tạp hơn... Vậy điều gì xảy ra nếu thận bị ảnh hưởng? Dấu hiệu nào có thể nhận biết sớm bệnh thận?
Thận - Máy lọc tự nhiên
Thận là một cơ quan có kích thước khá nhỏ (9-11cm) nhưng lại đảm nhiệm một số chức năng rất quan trọng trên cơ thể người. Nó hoạt động như một máy lọc tự nhiên, lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu.
Một quả thận được tạo thành từ hàng triệu đơn vị được gọi là lọc cầu thận, thông qua đó máu trong cơ thể sẽ được thanh lọc các chất thải được đào thải ra ngoài qua đường tiểu và bổ sung các thành phần quan trọng như các tế bào máu và albumin glucose, amino axit được tái hấp thu vào cơ thể. Trong thực tế, nó đảm nhiệm vị trí “thùng rác” của cơ thể. 
Thận cũng thực hiện một số chức năng tổng hợp như sản xuất erythropoietin (EPO), một hormon điều khiển sự tạo hồng cầu. Ngoài ra, nó còn tổng hợp vitamin D, tạo ra calcitriol (một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D3), điều tiết lượng nước trong cơ thể và kiểm soát huyết áp với sự giúp đỡ của các hormon. Thận giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải, nó là một cơ quan vô cùng quan trọng với cơ thể...
Sỏi thận gây đau lưng
Điều gì xảy ra nếu thận bị ảnh hưởng?
Vì thận điều chỉnh một số chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể, nên khi thận bị bệnh có thể gây ra rất nhiều vấn đề nan giải. Sự giảm bài tiết và tích tụ các chất thải trong cơ thể dẫn đến buồn nôn và nôn. Suy giảm sự hình thành tế bào máu (hồng cầu) dẫn đến mệt mỏi và suy nhược. 
Nồng độ canxi và phốtpho bất thường gây ra các bệnh xương và canxi lắng đọng trong cơ thể. Huyết áp cao dẫn đến bệnh tim. Tích tụ nước dẫn đến phù và khó thở. Nếu thận bị ảnh hưởng lâu dài, mạn tính có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn và các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp và một số bệnh di truyền như thận đa nang.
Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về thận
Các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp... gây tổn hại các cầu thận, dẫn đến sự bài tiết bất thường của các tế bào máu và albumin, kết quả là việc giảm hình thành nước tiểu. Các bệnh nhiễm khuẩn hoặc dị ứng và một số loại thuốc như thuốc giảm đau làm hỏng các ống dẫn nước tiểu (ống lượn gần và ống lượn xa) của cầu thận. Điều này dẫn đến chất lượng nước tiểu không được đảm bảo. 
Những bệnh nhân này thường được xác định và điều trị muộn. Một nguyên nhân khác của suy thận là sỏi, gây trở ngại và gây áp lực cho hệ thống bài tiết và thận. Sỏi thận cũng có thể gây nhiễm khuẩn thận tái phát, là một yếu tố dẫn đến nguy cơ suy thận. Nam giới cao tuổi có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu.
Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh thận
Những dấu hiệu cơ năng sau đây bạn nên cảnh giác:
Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn (tiểu buốt tiểu dắt)... Thường gặp trong viêm tiết niệu do sỏi.
Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay. Gặp trong bệnh thận hư, viêm cầu thận cấp, mạn...
Đau lưng: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn, gặp trong bệnh sỏi thận gây giãn đài bể thận hoặc thận đa nang làm cho các nang ứ nước to to lên và gây đau.
Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon tạo ra các hồng cầu trong máu mang ôxy tới các tế bào. Khi thận bị suy sẽ dẫn đến thiếu máu nên sự vận chuyển ôxy kém hơn các cơ và não của bạn mệt đi nhanh chóng.
Ngứa: Khi thận suy, chức năng loại bỏ các chất thải ra khỏi máu kém, sự tích tụ của các chất thải trong máu có thể gây ngứa ở da.
Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu do thận lọc kém dẫn tới tăng urê trong máu (được gọi là chứng urê huyết) khiến hơi thở có mùi. Và người bệnh cảm giác sợ ăn thịt.
Buồn nôn và nôn: Khi urê huyết tăng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Thở nông: Đó là do phù các màng trong cơ thể trong đó có phổi và chứng thiếu máu do sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy dẫn tới chứng thở nông.
Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
Hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ: Thiếu máu khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt và não không được cung cấp đủ ôxy, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
Khi có một trong các biểu hiện trên bạn nên đến khám, xét nghiệm (xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu...) và các xét nghiệm cần thiết khác để sớm phát hiện bệnh và điều trị triệt để tránh biến chứng suy thận.
Làm gì để phòng ngừa biến chứng suy thận?
Theo dõi diễn biến của bệnh thận một cách kịp thời; có chế độ ăn uống hợp lý; không uống bia, rượu; không hút thuốc lá; ăn ít thịt, giảm mỡ và tăng cường rau quả; tránh lao động quá nặng nhọc; phòng tăng huyết áp, nếu bị tăng huyết áp phải điều trị và kiểm soát huyết áp; điều trị sỏi tiết niệu và hạn chế muối; đề phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm tiết niệu.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để giúp duy trì thận ở trạng thái khỏe mạnh chúng ta cần uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày); tập thể dục thể thao mỗi ngày; tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận. 
Nếu bị bệnh thận mạn tính vô cùng nguy hiểm, khi tiến tới giai đoạn cuối bệnh thận, thậm chí bạn phải áp dụng các phương pháp như thay thận hoặc chạy thận nhân tạo. Vì vậy hãy giữ cho quả thận luôn khỏe bằng một lối sống lành mạnh.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Đi tiểu ra máu: Dấu hiệu của bệnh ung thư biểu mô tế bào thận

Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư biểu mô tế bào thậnDùng nhiều thuốc giảm đau khiến tỉ lệ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận tăng cao
Ung thư là bệnh liên quan đến sự đột biến của tế bào, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng con người. Song có thể khẳng định là, một số bệnh ung thư có liên quan rất nhiều đến thói quen sinh hoạt và ăn uống. Hút thuốc, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, ăn uống không lành mạnh, tiếp xúc nhiều với hoá chất, amiăng và các chất gây ung thư khác... đều có thể là nhân tố gây bệnh ung thư.
Báo cáo nghiên cứu y học cho biết, những người có thói quen hút thuốc thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận cao gấp 5,7 lần so với những người không có thói quen hút thuốc. Bệnh ung thư biểu mô tế bào thận ngoài yếu tố di truyền, nó cũng liên quan đến gen và môi trường. 
Ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn đầu không có triệu chứng, thường là khi khối u đã lớn mới có thể sờ thấy khối u, gây đau hoặc đi tiểu ra máu, lúc này triệu chứng đã tương đối nghiêm trọng. Do vậy, ung thư biểu mô tế bào thận cũng được coi là sát thủ thầm lặng.
Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư biểu mô tế bào thận
Ung thư biểu mô tế bào thận chữa trị trong giai đoạn đầu tỉ lệ khỏi bệnh là trên 90%
Sở dĩ bệnh ung thư biểu mô tế bào thận khó phát hiện là do thận nằm ở phía sau của bụng, xung quanh thận lại được bao bọc bởi các mô mỡ, là bộ phận rất khó sờ được bằng tay, chỉ có thể nhận biết thông qua dấu hiệu đi tiểu ra máu, nhưng do dễ bị hiểu nhầm là bệnh sỏi thận nên thường bỏ lỡ thời cơ chữa trị.
Theo thống kê lâm sàng, nếu bệnh ung thư biểu mô tế bào thận có thể được làm phẫu thuật trong giai đoạn đầu thì tỉ lệ khỏi bệnh có thể lên tới trên 90%, nếu chữa trị trong giai đoạn thứ hai thì tỉ lệ khỏi bệnh là 60%, nhưng để sang giai đoạn thứ tư thì tỉ lệ khỏi bệnh chỉ còn 20%. Cũng có nghĩa là, phát hiện bệnh càng sớm thì tỉ lệ chữa khỏi càng cao.

Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng đau lưng không rõ nguyên nhân, nước tiểu ban đêm sẫm màu, đi tiểu ra máu, bụng có khối u thì phải đi khám ngay, đặc biệt khi thấy đi tiểu ra máu không rõ nguyên nhân thì phải lập tức đi khám chuyên khoa tiết niệu để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nước tiểu đục biểu hiện bệnh gì?

Ở một người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Vậy khi nước tiểu có màu đục là biểu hiện của bệnh gì? Có rất nhiều nguyên nhân làm cho nước tiểu đục do chế độ ăn uống hoặc cơ thể mắc một số bệnh lý nào đó... Một số nguyên nhân thường gặp:
Uống không đủ nước: Một nguyên nhân khác khiến nước tiểu bị đục đó là do chúng ta không uống đủ nước hàng ngày. Lượng nước không đủ nên không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu. Cách khắc phục đơn giản là uống thêm nước mỗi ngày (đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1-2 lít), nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Đây là mẫu, bạn có thể sửa lại ảnh, màu nền, kích cỡ của bảng tùy theo nhu cầu.
Do thực phẩm:
Các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng tới màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn. Ngoài ra, nước cam, sữa, củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục. 
Tương tự như vậy, rượu sẽ làm mất đi độ trong của nước tiểu. Nếu thay đổi khẩu phần dinh dưỡng ăn hàng ngày nước tiểu sẽ trong và trở lại bình thường.  Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập và gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu đục. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cũng có thể kèm theo cảm giác đau, và nóng rát khi đi tiểu.
Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia. Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Thậm chí tiểu có mủ. Cần đến cơ sở y tế để siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh.
Tiểu dưỡng chấp: Là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid.
Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục.
Tiểu phosphate: Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và người đó uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.
Do dùng thuốc: Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục. Khi uống các loại thuốc như: Thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.
Tóm lại, nếu nước tiểu đục do uống thiếu nước, thực phẩm thì cần thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên, uống đủ nước. Tuy nhiên nước tiểu đục kèm theo một số triệu chứng của bệnh lý cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Bất ngờ với 7 bí quyết ngừa sỏi thận

Để bảo vệ cơ thể khỏi sỏi thận ngay từ đầu, bạn hãy tuân thủ 7 lời khuyên dưới đây:
Uống nhiều nước
Sỏi thận chủ yếu hình thành từ canxi và phốt-phát hay oxalate, các khoáng chất được cơ thể hấp thụ từ thức ăn và thường được bài tiết qua nước tiểu. Khi nước tiểu quá đặc, các khoáng chất này có thể tinh thể hóa và hình thành sỏi. Do đó, bạn nên uống 6-8 cốc nước mỗi ngày để làm loãng nước tiểu, ngăn sỏi hình thành.

Sỏi thận chủ yếu hình thành từ canxi và phốt-phát hay oxalate, các khoáng chất được cơ thể hấp thụ từ thức ăn
Sỏi thận chủ yếu hình thành từ canxi và phốt-phát hay oxalate, các khoáng chất được cơ thể hấp thụ từ thức ăn
Vận động
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí American Society of Nephrology (Mỹ), tập thể dục có thể giảm nguy cơ sỏi thận đến 33%. Bạn chỉ cần đi bộ 3 tiếng mỗi tuần hoặc đi chạy bộ chậm để giúp cơ thể xử lý các khoáng chất tích tụ được hiệu quả hơn.
Bỏ thói quen uống soda
Một nghiên cứu mới đây của bệnh viện Brigham and Women's Hospital(Boston, Mỹ) nhận thấy những người uống ít nhất 1 ly nước ngọt mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 23% so với những người chỉ uống 1 ly mỗi tuần. Đó là do fructose trong các loại nước uống này làm tăng canxi, oxalate và axit uric trong cơ thể gây sỏi thận.

Những người uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 23% so với người bình thường
Những người uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 23% so với người bình thường
Bổ sung canxi
Sỏi thận thường hình thành từ canxi và các bác sĩ từng khuyên người bệnh nên hạn chế nạp khoáng chất này. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu lại cho rằng canxi thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách liên kết với oxalate trong ruột và ngăn không cho oxalate đến thận.
Uống cà phê sáng
Theo nghiên cứu trên tạp chí Clinical Journal of the American Society of Nephrology (Mỹ), những người uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi sáng có nguy cơ mắc sỏi thận thấp hơn 26% so với người không uống. Tỉ lệ này cũng giảm đến 11% ở người uống trà buổi sáng.
Nhận biết triệu chứng
Hội chứng chuyển hóa (Metabolic syndrome) là một bệnh nghiêm trọng liên quan đến các bệnh tim mạch, tiểu đường và thậm chí gây tử vong. Khi mắc hội chứng này, ta sẽ thấy ít nhất 3 trong 5 triệu chứng: Mỡ thừa ở vùng bụng, nồng độ triglyceride trong máu cao, nồng độ cholesterol tốt HDL thấp, huyết áp cao và khả năng nạp glucose kém. Nguy cơ mắc sỏi thận sẽ tăng lên 54% nếu cơ thể xuất hiện 2 trong 5 triệu chứng trên và tăng đến 70% nếu xuất hiện 3 trong 5 triệu chứng.

Những người uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi sáng có nguy cơ mắc sỏi thận thấp hơn 26% so với người không uống.
Những người uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi sáng có nguy cơ mắc sỏi thận thấp hơn 26% so với người không uống
Hạn chế tiêu thụ protein
Các chuyên gia cho biết tiêu thụ quá nhiều protein thực vật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận phát triển. Vì vậy, nếu có dấu hiệu bị sỏi thận, bạn nên hạn chế các món ăn từ thịt trong bữa ăn hàng ngày và ăn ít sữa chua hay các thức ăn giàu protein lại.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Xử lý sỏi thận - niệu không phẫu thuật

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung là phương pháp hữu hiệu để xử lý sỏi thận, sỏi niệu có kích thước 2cm, ở những vị trí khó tiếp cận.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extra Corporal Shock Wave Lithotripsy - ESWL) là phương pháp hữu hiệu để xử lý sỏi thận, sỏi niệu có kích thước 2cm, ở những vị trí khó tiếp cận, khi những phương pháp khác không thể hoặc khó can thiệp; giúp phòng ngừa nguy cơ bị suy thận.
Xu ly soi than - nieu khong phau thuat
Ảnh mang tính minh họa: Internet
Không đau, không "đụng" dao kéo
Bác sĩ (BS) Vũ Đình Kha, Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện (BV) Vạn Hạnh cho biết, khi áp dụng ESWL, người bệnh nằm trên bàn máy tán sỏi. Một máy chủ được đặt bên ngoài căn phòng tán sỏi.
Sau khi dùng tia X hoặc sóng siêu âm xác định vị trí của sỏi, BS sẽ điều khiển máy chủ để đưa sóng xung động với một áp lực cao đến đúng viên sỏi, khiến sỏi bị vỡ hoặc vụn ra thành bụi nhỏ mà không gây hại đến những mô thận xung quanh. So với tia X (hình ảnh trên mặt phẳng hai chiều), sóng siêu âm (hình ảnh ba chiều) sẽ cho hiệu quả định vị chính xác hơn.
Với phương pháp này, người bệnh không phải trải qua phẫu thuật, không gây tê hay gây mê, chỉ can thiệp tiền mê. Trong khi tán, người bệnh có cảm giác hơi thốn nhẹ; có thể đi về trong ngày hoặc chỉ cần nằm lại một đêm. Sỏi sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường tiểu. ESWL được chỉ định đối với những sỏi thận, sỏi niệu quản đoạn lưng có kích cỡ từ 1cm đến dưới hoặc bằng 2cm.
Theo BS Lê Phúc Liên - Khoa Tiết niệu, BV Đại học Y Dược TPHCM, ưu điểm của phương pháp này là có thể xử lý sỏi ở những vị trí mà các phương pháp khác không thể tiếp cận được như: sỏi ở đài trên, trong túi thừa, trong nang thận; trên những bệnh nhân có các bệnh lý nội - ngoại khoa như suy tim, lao, bệnh lý hô hấp (không thể gây mê).
Khoảng 70% bệnh nhân đạt hiệu quả trong lần tán sỏi đầu. 30% bệnh nhân vẫn phải tán thêm lần hai hoặc lần ba nhưng thông thường chỉ đến lần thứ hai. Lần tán thứ hai cần cách lần đầu từ hai tuần đến một tháng. Chi phí tán sỏi khoảng bảy triệu đồng/ca ở lần đầu; chi phí lần kế tiếp 50% lần đầu.
ESWL có một số khuyết điểm nhưng đều có thể khắc phục. Thứ nhất, khi được tán quá mịn có thể xảy ra tình huống vụn sỏi sẽ đóng thành dải trong niệu quản; hoặc khi vỡ với kích cỡ to, sỏi sẽ chặn niệu quản, gây đau quặn thận, gây tắc và nhiễm trùng. Xử lý trường hợp này bằng cách nội soi để lấy sỏi. Vì vậy, trước khi tán sỏi, BS sẽ đặt ống thông niệu quản bể thận bàng quang (JJ) cho người bệnh. Cách này có thể giải quyết triệt để tình trạng tắc sỏi ở niệu quản.
Thứ hai, nếu người bệnh có nhiễm trùng tiểu nhưng không được phát hiện hoặc điều trị chưa dứt hẳn, việc tán sỏi sẽ làm tăng nặng tình trạng nhiễm trùng đường niệu, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nếu không điều trị kịp thời.
Để hạn chế nguy cơ này, người bệnh sẽ được cấy vi trùng trong nước tiểu. Điều này rất cần thiết vì loại trừ được nguy cơ nhiễm trùng sau khi tán sỏi. Nếu chỉ xét nghiệm nước tiểu thông thường sẽ không bảo đảm tầm soát được tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn. ESWL còn có nguy cơ gây vỡ gan hoặc thận nếu không nhắm trúng mục tiêu. Điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề của BS, kỹ thuật viên.
Chậm can thiệp, nguy cơ suy thận
Đa phần sỏi đường niệu có kích thước dưới 2cm, hầu như không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, sỏi thận, sỏi niệu là một bệnh khá phổ biến, chiếm gần một nửa số bệnh lý tiết niệu; tần suất mắc phải khá cao, khoảng 10-15% dân số Việt Nam. Bệnh thường được phát hiện khi siêu âm bụng trong chương trình tầm soát sức khỏe định kỳ hoặc khi khám một bệnh lý khác. 
Thực tế tại BV Đại học Y Dược TPHCM cho thấy, khoảng 50% bệnh nhân bị sỏi thận - niệu có kích thước nhỏ, dưới 2cm, có thể can thiệp tán sỏi qua da. Tuy nhiên, phần nhiều người bệnh vẫn e ngại tán sỏi và yêu cầu được uống thuốc.

So sánh kết quả điều trị bằng thuốc và tán sỏi cho thấy, nếu uống thuốc, chỉ khoảng 20-30% trường hợp thuyên giảm. Do mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng với một loại sỏi nhất định mà tính chất của sỏi rất đa dạng, khó chẩn đoán. Trong khi đó, tán sỏi có thể mang lại hiệu quả đến 70-80% trong lần đầu.

BS Vũ Đình Kha cảnh báo, nếu không xử lý sớm, khi kích thước tăng lên, sỏi có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe như gây tắc, ứ nước, ứ mủ, nhiễm trùng niệu, phá hủy các nhu mô thận; về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến ống thận, viêm ống - đài và cầu thận; vì diễn tiến âm thầm nên người bệnh dễ chủ quan, đến khi bệnh phát tác thì thận đã bị suy, các ống thận bị viêm teo. Vì vậy, nên tầm soát để phát hiện khi kích thước sỏi còn nhỏ và xử lý sỏi ngay để phòng ngừa nguy cơ mắc phải những bệnh lý tiết niệu, đặc biệt là suy thận.

Một-hai ngày sau khi áp dụng ESWL, người bệnh sẽ thấy có máu trong nước tiểu. Đây là tình trạng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng sốt, đau lưng, đau phần hông bên được tán sỏi, chóng mặt thì nên báo với BS theo dõi hoặc nhập viện để được kiểm soát tốt hơn. Người bệnh nên uống nhiều nước và uống mỗi lần một lượng lớn (khoảng 200ml). Đây cũng là cách để phòng ngừa nguy cơ bị sỏi thận.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hỏng thận vì biểu hiện lạ trong nước tiểu

Suy thận cấp là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, dấu hiệu của suy thận cấp lại rất dễ nhận ra.

1. Suy thận cấp là gì?
Suy thận cấp là hội chứng suy giảm hoặc mất chức năng thận tạm thời , cấp tính của cả 2 thận, làm ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận.
Suy thận cấp sẽ dẫn đến thiểu niệu hoặc vô niệu, nitơ phi protein trong máu tăng, rối loạn cân bằng nước-điện giải, rối loạn cân bằng kiềm-toan...
Sau 1 thời gian từ vài ngày đến vài tuần, khi nguyên nhân gây tổn thương được loại trừ, chức năng thận có thể dần phục hồi trở lại bình thường hoặc gần bình thường.
Tuy nhiên, trong thời gian thận mất chức năng, nếu không được cấp cứu, bệnh nhân có thể chết vì biến loại nội môi.
Suy thận cấp có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm lâm sàng của suy thận cấp là thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài, trung bình từ 1-3 tuần, đôi khi dài hơn, dẫn tới tình trạng tăng nitơ phi protein trong máu cấp tính, rối loạn cân bằng nước-điện giải và rối loạn cân bằng kiềm-toan..
- Suy thận cấp có thể dẫn đến mất chức năng thận và dẫn đến nguy cơ tử vong, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.

Cấu tạo cơ quan thận.
Cấu tạo cơ quan thận.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận cấp
Dưới đây là những dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy thận cấp. Những dấu hiệu này thường do người có chuyên môn phát hiện nhưng ngay cả bình thường cũng có thể phát hiện được những điểm "khả nghi" để kịp thời đến cơ sở y tế kiểm tra.
- Giai đoạn khởi phát:
Khởi phát trong vòng 24 giờ, là giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh, diễn biến tùy theo từng nguyên nhân.
Ở bệnh nhân ngộ độc thì diễn biến nhanh có thể dẫn đến vô niệu ngay, thường có số lượng nước tiểu giảm, nếu can thiệp kịp thời có thể tránh được chuyển sang giai đoạn 2.
- Giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu:
Có thể vô niệu hoàn toàn hoặc chỉ có vài ml/ 24 giờ, thông thường là 50 - 100 ml/ 24 giờ. Nếu dưới 100 ml/ 24 giờ thì được coi là vô niệu, dưới 500ml/ 24 giờ là thiểu niệu.
Vô niệu là biểu hiện của hoại tử ống thận cấp, tuy nhiênvài ngày đầu có thể vẫn còn lượng nước tiểu dưới 100 ml/ 24 giờ. Nước tiểu xẫm màu, có thể có máu, mủ, đôi khi có vi khuẩn.
Đây là triệu chứng lâm sàng chính, rất đặc trưng và có tính bất thường nên nếu xảy ra, người bệnh nên nghĩ ngay đến bệnh suy thận cấp.
Ngoài ra có thể gặp những dấu hiệu sau:
+ Phù: Sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
+ Có thể có phù
+ Ure, cratinin tăng nhanh, rối loạn nước điện giải, tăng K+ máu.
+ Toan chuyển hóa
+ Acid uric máu tăng
+ Các biểu hiện tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, ..của hôi chứng ure máu tăng cao.
Khi tốc độ tăng ure, creatinin tăng càng nhanh thì tiên lượng càng nặng.
+ Ure máu tăng phụ thuộc vào mức độ vô niệu, phụ thuốc vào chế độ ăn nhiều protit, phụ thuộc vào quá trình giáng hóa của cơ thể.
+ Creatinin máu, sản phẩm giáng hóa cuối cùng của creatinin không phụ thuộc vào chế độ ăn nên nó phản ánh chức năng thận chính xác hơn ure.
- Giai đoạn đái trở lại:
+ Kéo dài trung bình khoảng 5 - 7 ngày
+ Có lại nước tiểu, bắt đầu 200 - 300 ml/ 24h, có thể đái 4 - 5l/ 24h.
+ Vẫn có các nguy cơ cao, tăng ure, creatinin, đái nhiều, mất nước, mất điện giải (K+ máu hạ, Na+ máu hạ).
- Giai đoạn phục hồi:
+ Tùy theo nguyên nhân gây suy thận cấp thời gian hồi phục rất khác nhau, trung bình khoảng 4 tuần.
+ Các rối loạn về sinh hóa dần trở về bình thường: ure, creatinin máu giảm dần, ure, creatinin niệu tăng dần. Tuy nhiên khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận có khi hàng năm mới hồi phục hoàn toàn.
Mức lọc cầu thận hồi phục nhanh hơn, thường sau hai tháng có thể trở về bình thường.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317