Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Bớt món “khoái khẩu” để tránh sỏi thận

Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến, ở tuổi trưởng thành, có 10% nam giới và 3% nữ giới mắc phải bệnh sỏi thận.

Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến, ở tuổi trưởng thành, có 10% nam giới và 3% nữ giới mắc phải bệnh sỏi thận. Có nhiều loại, trong đó thường gặp nhất (80 – 90%) là sỏi canxi, kế đến là sỏi struvit, sỏi acid uric, sỏi cystin


Biểu hiện thường gặp của sỏi thận là tiểu ra máu, dễ bị nhiễm trùng đường tiểu và đau mạn sườn (khi hòn sỏi di chuyển). Sỏi thận cũng có thể được phát hiện bất ngờ qua chụp X quang kiểm tra.
Sỏi thận tạo ra khi nồng độ của một trong những chất hoà tan trong nước tiểu cao hơn bình thường và đạt đến mức mà chất này có thể kết tinh lại được. 
Có nhiều cách để phòng ngừa sỏi thận, trong đó điều tiết lại thực đơn ăn uống hàng ngày được xem là biện pháp hiệu quả nhất. 
Để làm được điều đó, mỗi người phải có ý chí bởi không dễ gì “đoạn tuyệt” được những món ăn ưa thích như cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò, sôcôla… Khi đứng trước hai lựa chọn, bớt ăn những món ưa thích để bảo vệ thận không bị sỏi và ăn cho đã miệng để rồi phải nhập viện mổ sạn thận thì thiết nghĩ lựa chọn thứ nhất bao giờ cũng là khôn ngoan hơn cả.
Uống nhiều nước: đây là cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất. 
Việt Nam có khí hậu nóng, người dễ đổ mồ hôi, nước tiểu cô đặc lại, dễ tạo sỏi nên cần uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra. Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2,5 –  3 lít nước lọc hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt được trên 2,5 lít trong một ngày.
Làm gì khi bị sỏi thận?
Trước tiên phải đi khám, thực hiện các xét nghiệm đo nồng độ calcium, phosphor và acid uric trong huyết thanh; nồng độ creatinine, calcium, phosphor, acid uric và oxalat trong nước tiểu 24 giờ. Nếu phát hiện có sỏi, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. 
Nếu sỏi nhỏ hơn 4 - 5mm, có thể tự ra theo nước tiểu mà không cần điều trị (chỉ cần uống nhiều nước). Với sỏi thận gây nhiễm trùng hoặc bế tắc, tuỳ vị trí bác sĩ có những phương pháp điều trị khác nhau: mổ hở, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi…
Bệnh sỏi thận thường hay tái phát. Khi tái phát việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, dù đã bị sỏi hay chưa, cũng cần chú ý đến thực phẩm, cách ăn uống để tránh sự tạo nên sỏi. Với bệnh nhân đã được điều trị sỏi, nên tái khám để làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu xem có bất thường gì không để điều trị thêm.
Hạn chế thực phẩm có nhiều chất oxalat: như bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, cà rốt, táo, mận, dừa, dứa, đào, hành tây...
Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: không nên ăn mặn, ăn nhiều thịt. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
Uống nhiều nước cam, chanh tươi: hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat, là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi trong cơ thể.
Ăn nhiều rau tươi: chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.
Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine: vì dễ gây ra sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo...
Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất calcium: sữa tươi chứa nhiều calcium. Mỗi ngày có thể dùng khoảng ba ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phômai... 
Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong hấp thụ calcium, khiến cơ thể tái hấp thụ nhiều hơn chất oxalat từ ruột và tạo ra sỏi thận. 
Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800 –  1.300mg mỗi ngày sẽ giúp làm giảm bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên cần nhớ, chỉ có chất calcium chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc men có chứa calcium không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi thận.

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Uống nhiều nước để giảm sỏi thận

Giữ cơ thể luôn đủ nước là việc rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ, gồm cả việc ngăn chặn bệnh sỏi thận.

Việc thiếu nước trong cơ thể có thể dẫn đến sự phát triển sỏi thận.
Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa sỏi thận là hãy giữ cơ thể luôn đủ nước trong suốt 24 giờ. Mọi người, đặc biệt là các bạn nữ luôn nhớ uống ít nhất từ 6-8 cốc nước một ngày. Điều này đặc biệt quan trọng cho các hoạt động trong thời tiết nóng bức.
Một số biện pháp để làm giảm nguy cơ bệnh sỏi thận ngoài việc uống nhiều nước:
- Giảm uống các loại soda và trà đá vì chúng có chứa acid gọi là oxalate có thể làm tăng nguy cơ một số loại bệnh sỏi thận.
- Thường xuyên tập thể dục và giảm cân.
- Uống nước chanh nguyên chất.
- Tham vấn ý kiến của bác sĩ về một số loại thuốc làm giảm sỏi thận khi nghi ngờ.
- Nếu như bạn đang uống các loại bổ sung canxi thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa vì chúng cũng là nguyên nhân gây sỏi thận.
- Những người có nhiều acid trong nước tiểu nên hạn chế ăn thịt, cá và gia cầm - những loại thực phẩm làm tăng lượng acid trong nước tiểu.

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Những biến chứng khi bị sỏi thận

Sỏi thận ban đầu có thể không gây ra triệu chứng gì nhưng càng về sau càng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Sỏi thận ban đầu có thể không gây ra triệu chứng gì nhưng càng về sau càng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
 
Bế tắc

Bế tắc
Những hòn sỏi nằm trong lòng đường tiểu như đài thận, bọng đái,… đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây ra bế tắc. Khi đó, hệ niệu sẽ phản ứng để cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn bằng cách tăng cường co bóp, từ đó dẫn đến ba hậu quả trực tiếp:
- Gây ra các cơn đau
- Gây ra thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Hiện tượng này sẽ mất đi sau khi hòn sỏi được lấy ra kịp thời. Nhưng nếu sau một thời gian ứ nước kéo dài, đôi khi thận không còn khả năng hồi phục nữa nên sau đó, dù đã khỏi bệnh rồi mà khi siêu âm, thận vẫn còn ứ nước độ I hoặc độ II.
- Bí tiểu
Nhiễm trùng
Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó sẽ gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng nhẹ thì chỉ có các triệu chứng như tiểu gắt, đau lưng. Nhiễm trùng nặng hơn có thể gây ra tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu phối hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ. Nếu để bệnh phát triển tới giai đoạn này thì rất khó điều trị, thậm chí phải cắt bỏ quả thận bị hư để tránh bị mủ tái phát.
Suy thận cấp
Xảy ra khi cả hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc. Khi đó bệnh nhân sẽ khôngđi tiểu được và có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp điều trị trong vòng vài ngày.
Suy thận mạn tính
Khi thận bị sỏi, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần dần mô thận. Lúc đó, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp rất tốn kém để duy trì sinh mạng như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Vỡ thận
Khi thận bị ứ nước to, vách lại mỏng đi nên đôi khi, chỉ một chấn thương nhẹ cũng có thể làm cho thận vỡ được.
Như vậy, sỏi thận gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
Để tránh được các biến chứng này thì việc điều trị hiệu quả, nhanh chóng, dứt điểm và ngăn ngừa tái phát bệnh đóng vai trò quyết định.
 

 Theo Thùy Trang - Dân trí

Người bệnh thận uống nước thế nào là đủ?

Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.

PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Hữu Nghị cho biết, có nhiều kiểu bệnh ở thận nhưng nhìn chung, phổ biến là bệnh viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn và suy thận (suy thận có thể do viêm cầu thận gây nên, hoặc sỏi thận, nang ở thận...). 

Nhìn chung, khi thận yếu sẽ đào thải kém; sự ứ đọng sẽ gây tăng protein máu. Vì vậy, người bệnh phải uống thuốc lợi tiểu để tăng đào thải chất độc. Thậm chí, khi chức năng thận không tốt, phải lọc máu hoặc thay thế quả thận.

Tùy nguyên nhân gây suy thận mà việc uống nước sẽ như thế nào. Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể (mỗi người trung bình cần 2,5 lít nước/ngày). Nếu nước tiểu ít, phải truyền nước, uống nhiều nước. 

Còn nếu bị đái tháo nhạt, tức là bị bệnh lý tiểu nhiều (bệnh do tuyến yên từ trên đầu gây ra) thì cũng sẽ có mức bổ sung nước phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Giai đoạn suy thận nặng, thường thầy thuốc sẽ yêu cầu bệnh nhân hạn chế uống nước để đỡ gánh nặng cho thận, còn bình thường, việc uống nước sẽ theo nhu cầu, không cần quá nghiêm ngặt.

Là một chuyên gia về thận học, PGS Trần Văn Chất, Khoa Thận, BV Bạch Mai cho biết, trong một số trường hợp bệnh lý như phù to, suy thận cấp giai đoạn vô niệu, cần thực hiện liệu pháp dinh dưỡng hợp lý giữa hạn chế lượng natri và nước đưa vào cơ thể.
Nhìn chung, để đảm bảo người bệnh đủ nước, cần đảm bảo cân bằng nước vào và nước ra. Trong đó, lượng nước vào bao gồm nước uống, nước canh, lượng nước chuyển hóa thức ăn (khoảng 300ml/ngày) và dịch truyền. Lượng nước ra bao gồm: Nước tiểu trong 24h, lượng nước mất theo mồ hôi, hơi thở và phân (khoảng 500ml/ngày).
Sẽ là cân bằng nếu lượng nước vào bằng lượng nước ra. Nếu để lượng nước vào lớn hơn lượng nước ra sẽ gây phù, tăng huyết áp, suy tim. Còn nếu lượng nước vào nhỏ hơn lượng nước ra sẽ gây tình trạng mất nước (da nhăn nheo, hạ huyết áp và choáng).


Theo Hoài Hương - Kiến thức

Bệnh thận: Chủ quan là chết

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì những hoạt động bình thường và khỏe mạnh của hàng loạt các chức năng trong cơ thể.

Tuy vậy, cùng với những căn bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường và cao huyết áp, tỷ lệ người mắc bệnh thận ngày càng gia tăng.
 
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về căn bệnh có khả năng gây ra nhiều tổn thương này và biết cách phòng tránh chúng hiệu quả hơn.

Vai trò quan trọng của thận

Cơ thể con người có hai quả thận, mỗi quả có kích thước khoảng một nắm tay, nằm ở hai bên cạnh xương sống, chỗ thấp nhất của khung xương sườn. Cơ quan thiết yếu này đảm nhiệm một số chức năng quan trọng của cơ thể. Chức năng quan trọng nhất là chúng hoạt động như một hệ thống làm sạch, vệ sinh cơ thể, giúp lọc sạch những chất thải và lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Cơ quan này cũng giữ vai trò lọc sạch máu trước khi máu được đưa đi khắp cơ thể.
 
Thận sản xuất ra những hóc-môn giúp hỗ trợ hoạt động cho những cơ quan khác, điều chỉnh một số thứ như huyết áp và kích thích sự sản xuất các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, chúng còn sản xuất ra một dạng vitamin D để giúp xương khỏe mạnh. Thận có khả năng kiểm soát các chất điện phân trong cơ thể, giữ cho chúng luôn ở mức cân bằng nhằm khuyến khích các cơ quan khác hoạt động khỏe mạnh hơn.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây bệnh thận

Bệnh thận được hiểu là có sự xuất hiện của những yếu tố bất thường ở cơ quan này hoặc sự suy giảm chức năng của thận (bao gồm cả những rắc rối trong vấn đề lọc máu) trong vòng 3 tháng hoặc dài hơn.

Những tình trạng có thể gây tổn hại đến mô thận và gây ra bệnh thận
 
- Tiểu đường
- Cao huyết áp
- Xơ cứng động mạch
- Tình trạng viêm nhiễm ở thận (gọi là viêm thận)
- Bệnh thận đa u nang (khi kích thước và hình dạng của hai quả thận ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chúng)
- Dùng quá liều một số loại thuốc

Dấu hiệu thận sa sút

Căn bệnh này có vài dạng khác nhau. Một số triệu chứng điển hình thường gặp là:
- Tiểu quá nhiều hoặc quá ít
- Phù ở tay và chân, mắt có bọng nước
- Kém ăn (ăn không ngon hoặc không thấy thèm ăn)
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và ói mửa
- Khát
- Giảm cân
- Ngứa ngáy
- Da có màu vàng
- Nước tiểu có cặn hoặc có màu vàng sẫm như nước trà
Những cơn đau thường không liên quan đến bệnh thận mặc dù người bị bệnh thận cũng có thể bị đau ở vùng lưng dưới và háng.
Phương pháp điều trị

Nếu bạn đang phải chịu dựng bất kỳ triệu chứng nào như đã kể trên hoặc cảm thấy nghi ngờ về những bất ổn mà mình đang gặp phải, nên gặp bác sĩ ngay lập tức. Phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra bệnh thận là thử nước tiểu (dĩ nhiên phải theo chỉ định của bác sĩ). Nếu đã được chuẩn đoán là mắc bệnh, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị thích hợp.

Việc thận bị nhiễm trùng có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc hoặc những thay đổi trong chế độ ăn uống. Thí dụ: hạn chế muối và những thực phẩm giàu protein cho đến khi chức năng của thận phục hồi hoàn toàn.

Đối với những căn bệnh thận cấp tính khác - vốn xảy ra khá bất ngờ -, việc điều trị phải nhằm vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như nếu bạn bị huyết áp cao thì phải thay đổi lối sống nhằm hạ mức huyết áp.

Bệnh thận mãn tính có thể là kết quả của việc thận bị tổn hại trong thời gian dài. Trong trường hợp này, việc điều trị bằng cách ghép thận là cần thiết nhất.
 
Cách phòng ngừa
 
Bệnh thận có thể phòng ngừa được nhưng để phòng bệnh, bạn cần biết cách chăm sóc bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh. Một vài biện pháp dưới đây sẽ giúp bảo vệ bạn trước sự tấn công của căn bệnh này:

1. Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Mức huyết áp bình thường và ổn định sẽ giúp ích rất nhiều cho "sức khỏe" của hai quả thận.

2. Quan tâm đến nước tiểu của mình. Nếu nước tiểu bị đục, có mùi hoặc nổi bọt, bạn nên đi khám ngay. Đây chính là những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu và nếu không được điều trị, thận có thể bị tổn hại.

3. Chăm vận động. Khi cơ thể vận động, máu sẽ lưu thông tốt hơn. Điều này giúp các chức năng của thận hoạt động bình thường đồng thời còn hạn chế được nguy cơ của nhiều bệnh khác như cao huyết áp hay tiểu đường, vốn có thể gây hại cho thận.

4. Uống nhiều nước. Nước giúp lọc sạch những tạp chất ra khỏi thận, cho phép chúng làm việc hiệu quả hơn. Giữ cho cơ thể luôn đủ nước cũng là một yêu cầu thiết yếu đối với các hoạt động của những cơ quan khác trong cơ thể.

Theo Hồng Xuân - Phụ nữ Online

Sỏi bàng quang và những biến chứng khó lường

Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang.

Bàng quang nằm ở vùng hạ vị, được cấu tạo từ các cơ trơn, có tính chất đàn hồi và có hệ thống thần kinh điều khiển trong việc đào thải nước tiểu ra ngoài (tiểu tiện). Sự hình thành sỏi chủ yếu là do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Có 2 loại sỏi được hình thành, sỏi từ hệ tiết niệu trên (thận, niệu quản) rơi xuống; sỏi sinh ra tại bàng quang bởi các dị vật, đầu ống thông nước tiểu (do bí đái, tắc đái ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang), túi thừa bàng quang hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu (mổ lấy sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang).
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 
Thành phần hóa học của sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng chủ yếu là chất canxi và amoni - magiê - photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin, nhưng thường là sỏi hỗn hợp và được bao bọc xung quanh bởi một lớp nhân tơ huyết - bạch cầu. 

Sỏi bàng quang đôi khi chỉ có 1 viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi. Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, đặc biệt có những trường hợp sỏi bàng quang nặng tới 1kg.
 
Phòng bệnh sỏi bàng quang
Đây là việc làm vô cùng cần thiết, vì nguyên nhân gây bệnh thường là do ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Do vậy, hằng ngày cần uống đủ nước (1,5 lít/ngày) và tránh thói quen nhịn tiểu. Ngoài ra khi có biểu hiện của rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái buốt hay đái ra máu cuối bãi) nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả rất tốt, bệnh nhân sẽ tránh được những biến chứng không đáng có do bệnh sỏi bàng quang gây ra.
Sự nguy hại của sỏi bàng quang là nếu không phát hiện và xử trí thích hợp thì khi sỏi ở lại bàng quang lâu sẽ làm tổn thương niêm mạc bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục (trước khi đi tiểu và ngay sau khi đi tiểu) và do sự co bóp của thành bàng quang làm cho viên sỏi cọ sát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, chảy máu và sẽ biến chứng viêm bàng quang cấp, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính và sau đó có thể là teo bàng quang hoặc rò bàng quang.
Rò bàng quang là một biến chứng rất phức tạp bởi vì nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo. 
Nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn. 
Ngoài ra, sỏi bàng quang còn có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Các biến chứng này gây khó khăn cho việc điều trị và cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên nhân của sỏi bàng quang
Sỏi được hình thành có thể là do ngay tại bàng quang (viêm nhiễm, thần kinh bàng quang, túi thừa bàng quang...), có thể do rối loạn chuyển hóa, có thể là do sự cản trở lưu thông nước tiểu ở trong bàng quang, niệu đạo (sỏi, u xơ tiền liệt tuyến...). 
Sỏi bàng quang cũng có thể là do sỏi từ thận, từ niệu quản rơi xuống. Một số trường hợp sự hình thành sỏi bàng quang có thể do áp dụng một số thao tác thủ thuật y tế như nong niệu đạo, thăm dò bàng quang. 
Tuổi tác và giới tính cũng có liên quan đến mắc bệnh sỏi bàng quang vì hầu hết gặp sỏi bàng quang ở lứa tuổi trên 50 và chủ yếu ở nam giới. Tuy vậy, ở các nước đang phát triển thì người ta thấy sỏi bàng quang có thể gặp ở trẻ em do chế độ ăn thiếu protein.
Biểu hiện của sỏi bàng quang
Một số người bị sỏi bàng quang nhưng không có biểu hiện gì đặc biệt chỉ khi vì một lý do nào đó tình cờ phát hiện (khám bệnh định kỳ). Đa số sỏi bàng quang có đái dắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều. Có thể đái đục (nhiễm khuẩn), đái máu. Có thể đau bụng dưới, đái khó, đau, gián đoạn tiểu tiện bởi các các nguyên nhân khác kèm theo (u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo...). Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì có sốt nhẹ.
 
Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh và phòng các biến chứng, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh như đã kể trên, phải đi khám ngay ở các chuyên khoa tiết niệu.
Điều trị có khó?
Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi. 
Việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị những viên sỏi bàng quang không đái ra được hay sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thủy điện lực (Urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser. 
Mục đích điều trị của máy tán sỏi là tán sỏi thành những mảnh nhỏ để bài xuất ra ngoài. Cũng có thể dùng dụng cụ cơ học để bóp nát sỏi dưới sự giám sát của camera đặt ở đầu ống soi.
Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to - sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang. Mổ bàng quang lấy sỏi là phẫu thuật đơn giản, ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.

 Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu - Sức khỏe & Đời sống

Tại sao người cho thận lại sống khỏe, còn người suy thận lại bị đe dọa sức khỏe?

Có người hỏi "Tại sao có người bị mất hoặc tự nguyện cho đi một quả thận mà vẫn sống khỏe, còn khi bị mắc chứng suy thận mạn thì tính mạng lại bị đe dọa?"..

Về những câu hỏi trên, PGS-TS. Phạm Văn Bùi, Tổng thư ký Hội Niệu Thận học TP.HCM, cảnh báo: "Suy thận mạn là hội chứng thận mất chức năng dần dần và ngày càng nặng theo thời gian.
 
Quá trình suy thận diễn tiến âm thầm, kéo dài, và điều nguy hiểm là triệu chứng của suy thận chỉ xuất hiện khi chức năng thận chỉ còn 1/10 so với mức bình thường. Suy thận chia ra làm năm giai đoạn, giai đoạn thứ năm là nặng nhất và để duy trì sự sống, bệnh nhân phải được chạy thận hoặc ghép thận".

Khi bị suy thận, nếu lượng nước tiểu thải ra trong vòng 24 giờ là dưới 100ml, thì đó là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể. Trong khi đó, triệu chứng của suy thận mạn lại kín đáo hơn.
Bệnh nhân thường chỉ thấy mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu). Nếu không để ý, bệnh nhân sẽ không đi khám bệnh và thường bỏ qua các triệu chứng này. Đến khi chức năng thận chỉ còn 1/10 thì suy thận đã bắt đầu tiến triển. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 6 triệu người bị suy thận mạn (chiếm 6,37% dân số) nên việc đề phòng và phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng.
Một trong những căn nguyên phổ biến gây suy thận mạn là nhiễm trùng đường tiểu và bị sạn thận. Sạn thận cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, vì vậy, biện pháp tích cực nhất là uống đủ nước, ngay cả khi không khát vẫn phải uống để duy trì lượng nước tiểu khoảng 1,5 lít/ngày. Còn muốn biết những dấu hiệu nước tiểu đục, tiểu ra máu, đau lưng, tiểu đêm... có liên quan đến bệnh lý thận hay không thì phải qua nhiều loại xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng...
Thực tế, có những bệnh nhân còn rất trẻ nhưng đã bị suy thận mạn, nguyên nhân có đến 1.001 yếu tố khá bất ngờ. Chẳng hạn, một bệnh nhân làm việc trong ngành xây dựng, thường xuyên bị những vết thương rách da hoặc xây xát chân tay do đụng chạm vật nặng hay nhọn.
Vì không hiểu biết đầy đủ nên bệnh nhân cứ để vết thương tự lành mà không chăm sóc, trong đó có những vết thương mưng mủ. Đến năm 19 tuổi, thấy hay đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu sẫm màu. Hiện tượng này kéo dài đến bốn tháng thì bệnh nhân cảm thấy mệt nhiều, tay chân phù, làm việc không nổi. Khi đi khám bệnh mới phát hiện bị viêm cầu thận mạn tính.
Theo PGS-TS. Nguyễn Thị Bay, Trưởng khoa Nội Y học cổ truyền Đại học Y Dược, nguyên nhân gây suy thận mạn thường do bẩm sinh, độc chất, chế độ ăn uống, lạm dụng thuốc chống viêm. Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có khả năng dẫn đến suy thận, như nhiễm trùng đường niệu, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh về mạch máu... Đặc biệt, việc dùng thuốc kháng viêm tùy tiện sẽ hạn chế khả năng lọc của thận. Ngay cả uống thuốc kháng sinh không đúng liều, uống lâu ngày cũng là nguyên nhân gây tổn thương thận, gây suy thận.
Còn theo các bác sĩ chuyên khoa Niệu, chế độ ăn uống hợp lý cũng hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn. Theo đó, không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều calci như nghêu, sò, tôm, cua... vì calci có thể kết tinh thành sỏi thận. Cũng nên hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều acid oxalic (có trong rau dền, rau muống, cải bó xôi...).
 
Đặc biệt, ăn mặn sẽ dẫn tới việc cơ thể hấp thu nhiều muối, làm rối loạn cân bằng nước trong cơ thể. Đối với những người cao huyết áp lại càng không nên ăn quá mặn. Bởi huyết áp cao sẽ làm tổn thương các mạch máu, ngăn cản mạch máu loại trừ các chất cặn bã. Hạn chế tối đa dùng các thực phẩm có chứa hàn the, phẩm màu công nghiệp vì những chất này rất độc đối với thận và cũng là yếu tố khiến người mắc bệnh thận gia tăng.

 Theo Châu Bình - Doanh Nhân Sài Gòn

Lá giang loại bỏ sỏi thận

Lá giang (lá vang) không chỉ được dùng để nấu canh chua, lẩu gà... ngon, mát mà còn được dùng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính...

Công dụng
Lá giang tên khoa học là Ecdysanthera rosea, thuộc họ trúc đào, mọc hoang ở vùng đồi núi, bìa rừng. Lá có vị chua, tính bình, không độc, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau... nên thường được dùng để nấu canh chua và làm thuốc giải nhiệt.
Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cây lá giang có nhiều saponin, flavonoid, sterol, coumarin, tamin, chất béo, axit hữu cơ và 12 nguyên tố vi lượng.
Về mặt sinh học, cao lỏng lá giang được chiết xuất không thấy có độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm.
a
Lá có vị chua, tính bình, không độc, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau... Ảnh Khoahocphothong
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 31 bệnh nhân từ 25 - 65 tuổi ở cả nam và nữ được chẩn đoán viêm đường tiết niệu (do sỏi) cho thấy: Ở cả 3 liều dùng khác nhau (liều thấp 3g/kg thể trọng/ngày chia hai lần sáng, chiều, liều trung 5g/kg và liều cao 8g/kg dược liệu khô), bệnh nhân được uống thuốc lá giang có số lần và lượng nước tiểu tăng so với không uống thuốc, cơn đau và các triệu chứng viêm đều giảm nhanh sau 10 ngày và hết sau 15 ngày, không thấy phản ứng phụ. 

Một số bài thuốc chữa bệnh
Chữa sỏi tiết niệu: Lá giang tươi (có thể dùng cả dây) 200g. Sắc uống ngày một thang, chia nhiều lần uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy dùng nước sắc lá giang cho bệnh nhân sỏi thận uống trong 1 tháng liên tục thì 67% số bệnh nhân đã tiểu ra sỏi.
Sỏi và viêm đường tiết niệu: 10g thân lá giang thái mỏng, phơi khô, đổ ngập nước, đun nhỏ lửa 1 tiếng, chắt lấy nước, sắc tiếp 2 lần nữa, sau đó lấy 3 nước nhập lại sắc tiếp còn 200ml. Uống mỗi lần 100ml, ngày 2 lần sáng chiều liên tiếp 2 - 3 tuần.
Chữa viêm bàng quang bằng món ăn: Canh chua cá lá giang và canh gà lá giang có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với triệu chứng đái dắt, đái buốt...   
 

Theo TS Phạm Xuân - Kiến thức

Chuối hột chữa sỏi thận

Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng.

Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.
 
Chuối hột mọc hoang và được trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.
Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.
Chuối hột còn được dùng trong các trường hợp sau:
Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài để ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và việc đào củ phức tạp nên có thầy thuốc cải tiến cách làm và cũng thu được hết quả tốt: Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.
Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê.
Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.
Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.
Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.

Theo BS Vũ Nguyên Khiết - Sức Khỏe & Đời Sống

Để không mất ngủ do mắc tiểu đêm

Tiểu đêm thường là triệu chứng của nhiều bệnh như: tiểu đường, đái tháo nhạt…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức giấc nhiều lần ban đêm để đi tiểu, do vậy thường dẫn đến mất ngủlâu ngày dẫn đến mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ.
 
Mắc một số bệnh hoặc uống nhiều sẽ bị tiểu đêm
 
Người bị bệnh tiểu đêm thường do mắc một số bệnh: tiểu đường, tăng canxi máu, suy thận. Tiểu đêm do nguyên nhân thần kinh có thể do một số bệnh: xơ cứng rải rác từng đám, chèn ép tủy sống cổ, hội chứng chèn ép tủy sống, một số bệnh thần kinh có thể gây bí tiểu, tiểu không kiểm soát, Parkinson, tiểu đường…
 
Tiểu đêm còn do rối loạn đường tiểu dưới trong các trường hợp bệnh lý sau đây: Nghẽn tắc dòng chảy từ bàng quang ra ngoài trong bệnh tiền liệt tuyến, bệnh niệu đạo xảy ra ở cả nam và nữ; bàng quang hoạt động quá mức; người quá nhạy cảm; nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang mô kẽ; phụ nữ trong giai đoạn có thai cũng có thể xảy ra triệu chứng tiểu nhiều; người biến đổi sự tiết hormon chống lợi niệu bình thường, thường do tuổi cao; bệnh nhân suy tim; phù gây tiểu đêm do ứ máu tĩnh mạch.
Tiểu đêm còn do nguyên nhân uống nhiều nước trong ngày hoặc gần lúc đi ngủ như: uống quá nhiều nước, uống nhiều rượu, bia; người uống thuốc lợi tiểu.
Hạn chế chứng tiểu đêm
Đối với những người tiểu đêm do suy giảm thần kinh, người cao tuổi cần thực hiện các biện pháp hạn chế chứng tiểu đêm như sau: nên hạn chế uống nước vào buổi tối; trước khi đi ngủ, nhớ đi tiểu.
 
Một lưu ý quan trọng để tránh những tai biến mạch máu não khi thức dậy nửa đêm, người bệnh cần bình tĩnh ngồi dậy, tỉnh táo hẳn mới nên bước ra khỏi giường. Nếu không có công trình vệ sinh trong nhà thì nên dùng bô để đi tiểu chứ không nên mở cửa ra ngoài trời đi tiểu để tránh trúng gió và nhiễm lạnh.
 
Mọi người không nên uống nước chè đặc và cà phê vào buổi tối vì gây lợi tiểu, buộc phải đi tiểu đêm nhiều lần.
Đối với bệnh nhân u xơ làm phì đại tuyến tiền liệt, cần đi khám và điều trị. Muốn phát hiện sớm bệnh nhằm phòng ngừa được u ác tính ở tuyến tiền liệt, những người đàn ông trên 40 tuổi cần được đi khám tuyến tiền liệt hằng năm hoặc mỗi 6 tháng/lần.
Khi có dấu hiệu đi tiểu khó, cần được thăm khám sớm để được điều trị kịp thời và tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Theo BS Trần Thị Hiền Trang - Sức khỏe & Đời sống

Thừa canxi dễ mắc bệnh tim, sỏi thận

Canxi cần cho tim, cơ bắp, và thần kinh để cơ thể hoạt động bình thường và giúp máu đông.

Thiếu canxi gây ra loãng xương trong khi đó cơ thể dư thừa canxi lại ảnh hưởng đến tim và thận.

Khi bổ sung canxi cho trẻ, trẻ có thể cao hơn, thông minh hơn nhưng lại có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Chẳng hạn nhiều trẻ còi cốm canxi như bánh kẹo, ăn thoải mái, thích lúc nào ăn lúc đó. Thực ra, các sản phẩm tăng cường canxi chỉ được chỉ định dùng vào buổi sáng để phối hợp với ánh sáng ban ngày, canxi được hấp thụ triệt để vào cơ thể.
Nếu uống quá liều, uống vào buổi tối, lượng canxi không hấp thụ hết có thể tích tụ gây vôi hóa thận, sỏi mật, táo bón, tăng canxi trong máu. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều canxi, thận sẽ phải làm việc nhiều để thải lượng dư thừa, lâu ngày sẽ gây sỏi thận.
 Lượng canxi bổ sung cho cơ thể phụ thuộc vào từng lứa tuổi
Tuổi     Lượng canxi (mg)
6 tháng            210
6 tháng đến 1 tuổi       270
1 đến 3 tuổi     500
4 đến 8 tuổi     800
9 đến 18 tuổi   1300
19 đến 50 tuổi             1000
> 50 tuổi          1200
Mang thai và cho con bú từ 18 tuổi hay trẻ hơn         1300
Mang thai và cho con bú từ 19 tuổi đến 50 tuổi         1000
Trên thực tế, nếu cơ thể dung nạp lượng canxi nhiều hơn so với khuyến cáo có thể dẫn đến bệnh sỏi thận và gây cứng động mạch vành, đau tim. Lý giải nguyên nhân gây bệnh các nhà khoa học lấy dẫn chứng. Chẳng hạn cơ thể chỉ dung nạp 600mg canxi một thời điểm. Nhưng nếu cùng một lúc bổ sung nhiều hơn lượng cho phép thì lượng canxi sẽ tích tụ ở thận, máu và nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và tim mạch.
Do đó những người có thói quen uống sữa nhiều lần trong ngày sẽ làm dư thừa lượng canxi cần thiết và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dù các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi nhưng bạn hãy chú ý về lượng canxi cơ thể được phép dung nạp.

Theo Thu Trịnh - Khám phá

4 thói quen dễ gây ra sỏi thận

Tại sao đa phần dân văn phòng bị sỏi thận? Theo các chuyên gia y tế, ngoài sự căng thẳng, bận rộn, 4 thói quen sau đây chính là "hung thủ".

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
1. Không ăn bữa sáng
Nguyên nhân khiến dân văn phòng “lười” ăn sáng có khá nhiều. Có người là do vội đi làm không kịp ăn, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi thận.
Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.
 
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.
Kế sách phòng chống: Không nên vì một lý do nào mà bỏ bữa sáng. Ăn bữa sáng cũng không mất nhiều thời gian, cũng không làm cho bạn lên cân, kể cả những bữa sáng đơn giản như sữa, bánh mỳ…thì cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi thận.
2. Không thích uống nước
Không ít dân văn phòng ngại uống nước hoặc có uống thì không đủ lượng. Và đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Kế sách phòng chống: Uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất
3. Không thích vận động
Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Đặc tính công việc của dân văn phòng là thời gian ngồi khá dài, vận động ít, sau khi tan tầm rất nhiều người cũng không thích vận động. 
Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.
Kế sách phòng chống: tăng cường vận động, không nên “ngồi chờ” sỏi hình thành. Trong phòng làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên là khoảng 30 phút.
4. Ăn quá nhiều dầu mỡ
Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ…. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Kế sách phòng chống: “Quản lý” miệng, hạn chế hàm lượng cholesterol trong thực phẩm, ít ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol cao,ví dụ như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng vv. Nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen...
 

Theo Dương Hằng - Dân trí

Biểu hiện “thận hư” ở phái nữ

Có rất nhiều người cho rằng thận hư chỉ có ở đàn ông nhưng theo các nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc chứng thận hư ngày càng tăng.

Tóc khô cứng
1. Tóc khô cứng
Tóc bạn trước đây luôn bóng mượt nhưng gần đây trở nên khô cứng,không còn bóng mượt như trước nữa.Bạn đã dùng đủ các loại sản phẩm chăm sóc tóc tốt nhất, hàng tuần bạn đều đi hấp tóc thế nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Nếu xảy ra tình trạng này bạn nên xem xét có phải do chức năng thận suy kém gây ra hay không?
2. Xuất hiện bọng mắt
Sáng ngủ dậy bạn phát hiện ra mắt cảm giác rất khô bạn nghĩ có lẽ do làm việc quá căng thẳng thế nhưng khi soi gương bạn phát hiện ra bọng mắt rất to. Hãy cẩn thận đây là tín hiệu cảnh báo thận hư, chứng tỏ chức năng của thận suy kém không thể bài tiết hết nước tiểu và độc tố ra ngoài cơ thể.
3. Các triệu chứng của tiền mãn kinh đến sớm
Những dấu hiệu của hội chứng tiền mãn kinh như có các cơn bốc hỏa lên mặt,hay hồi hộp đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi, tâm trạng không ổn định…tìm đến bạn khi mới trước tuổi 40 thì bạn nên chú ý. Bởi Đông y cho rằng hư là biểu hiện của có thể lão hóa,lao động vất vả trong thời gian dài dẫn đến thận hư và được biểu hiện ra ngoài bằng việc lão hóa.
4. Tăng cân, tăng cân, tiếp tục tăng cân
Chế độ ăn của bạn không tăng lên, cuộc sống vẫn giữ như trước đây thế nhưng trọng lượng cơ thể không ngừng tăng lên. Hằng ngày bạn tập thể dục hàng tiếng đồng hồ nhưng hiệu quả không rõ rệt. Có rất ít người cho rằng béo phì có liên quan đến thận thế nhưng thực tế việc bạn tăng cân nhanh như vậy nguyên nhân chủ yếu lại do thận hư gây ra.
5. Lãnh cảm trong tình dục
Bạn vẫn còn rất trẻ thế nhưng những ham muốn tình dục dường như giảm sút rất nhiều thậm chí không còn muốn “yêu”. Đây là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ thận hư.
Bạn luôn có cảm giác lạnh, chân tay luôn ở trạng thái lạnh buốt, ngồi trong phòng làm việc có điều hòa bạn thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, bạn luôn mặc nhiều quần áo hơn mọi người xung quanh hay bạn dính lạnh thường bị đau bụng đi ngoài.Đông y cho rằng đó là những biểu hiện của thận dương hư.
 

Theo Lan Hạ - Dân trí/ Xinhua

Sỏi thận: Trị đúng để không tái phát

Sỏi thận là một trong những loại bệnh thường gặp và đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây đối với người mắc mới và tái phát sỏi sau khi điều trị.

Nguyên nhân hình thành sỏi thận
Do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. 

Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.
 
Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận. Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này.
Sỏi thận có tỷ lệ tái phát cao. Theo thống kê, hơn 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát trở lại. Vì vậy, bệnh nhân sau điều trị thường bị tái đi tái lại nhiều lần.
Một số phương pháp điều trị hiện nay
 
Sỏi thận không quá khó để điều trị nhưng hay tái phát nên trong điều trị phải đạt được 2 mục tiêu: hết sỏi và không tái phát.
 
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi,…
Còn với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng và thích hợp với những người thể trạng yếu hoặc sợ phẫu thuật .
 
Nói chung, với nhiều phương pháp như hiện nay thì việc điều trị sỏi thận không còn khó khăn nhưng hầu hết các phương pháp này chỉ mới điều trị hết sỏi chứ chưa ngăn ngừa tái phát nên bệnh nhân thường phải điều trị nhiều lần gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng.
 
Từ nguyên nhân gây bệnh ta thấy: để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp như phẫu thuật, tán sỏi,…chưa làm được.
Trong các thuốc điều trị sỏi thận hiện nay, thuốc cốm Sirnakarang có tác dụng kiểm soát lượng khoáng chất trong nước tiểu rất tốt nên có tác dụng phòng tái phát sỏi thận.
Ngoài ra, bạn nên tuân thủ chế độ sinh hoạt: uống nhiều nước, hạn chế các thực phẩm giàu can-xi, oxalat…để sỏi thận không còn quay trở lại.

Theo Dân trí

Sỏi thận: Tán ngoài - vừa nhanh vừa lợi

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (Extra corporal shock wave lithotripsy - E.S.W.L) là một thủ thuật ít gây sang chấn nhằm làm tan sỏi từ xa mà không cần phải phẫu thuật.

Sỏi thận là một bệnh thường gặp và hay tái phát do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở đường tiết niệu trên, trong những điều kiện lý hóa nhất định. Sỏi thận có thể gây tắc đường niệu, nhiễm khuẩn và suy thận, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và nguy hiểm tới tính mạng.

Những năm gần đây, việc hiểu biết về cơ chế hình thành sỏi thận đã làm cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài việc điều trị nội khoa và phẫu thuật kinh điển, ngày nay, kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy, phá sỏi đã rất phổ biến.

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là một thủ thuật ít gây sang chấn nhằm làm tan sỏi từ xa mà không cần phải phẫu thuật. Năm 1974, phương pháp này được nghiên cứu, thực nghiệm tại Trường Đại học Munich (Đức) và đến năm 1980, Hãng Dornier sản xuất chiếc máy tán sỏi ngoài cơ thể đầu tiên áp dụng trên người.

Thế hệ cũng như hãng sản xuất máy tán sỏi khác nhau cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả tán sỏi. Chẳng hạn, máy tán sỏi thế hệ đầu sử dụng sóng xung động phát ra từ hệ thống thủy điện lực và định vị sỏi thận bằng tia X-quang. Ở các máy thế hệ sau, các xung động phát ra từ hệ thống áp điện hoặc điện từ, định vị sỏi bằng siêu âm, do đó khả năng xác định chính xác vị trí của sỏi cũng như tầm soát sỏi trong trình tán được tốt hơn.

Từ đó đến nay, nhiều nước như Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc... đã phát triển nhiều loại máy tán sỏi và đã có tới ba thế hệ máy ra đời.

Nguyên lý chung của những máy tán sỏi ngoài cơ thể là tạo ra những loạt sóng xung xuất phát từ một nguồn năng lượng (thủy điện lực, điện từ trường...), tập trung vào một tụ điểm là vị trí của viên sỏi. Những loạt sóng xung liên tiếp sẽ làm vỡ vụn viên sỏi nhờ lực nén và lực căng tại ngay viên sỏi.

Thông thường, sóng xung động được phát bằng đúng nhịp đập của tim, tức 70-80 lần/phút, mỗi lần phát khoảng 200-300 xung động, sau đó kiểm tra lại vị trí và theo dõi độ tan vỡ của sỏi.

Kết quả điều trị thường rất tốt với sỏi có kích thước < 20mm, thời gian thường kéo dài khoảng 30-45 phút: Viên sỏi bị phá vỡ, sỏi vụn sẽ thoát ra ngoài theo đường tự nhiên trong vài ba tuần. Sau tán, bệnh nhân được theo dõi, điều trị ngoại trú vài ngày. Thời gian này bệnh nhân phải uống thật nhiều nước.
Tuy là một thủ thuật không hoặc rất ít gây sang chấn, nhưng liệu sóng xung động có làm xơ hóa nhu mô thận hay làm giảm hoạt động của nhu mô thận hay không thì hiện nay chưa có thống kê nào đề cập. Vì vậy, lời khuyên của các nhà chuyên môn là không nên tán sỏi quá ba lần.

Sau khi tán sỏi, bệnh nhân có thể tiểu ra máu nhẹ, đau dọc theo hướng từ hố thận tới bàng quang. Những trường hợp sỏi chưa tan hết có thể được tán lại sau 15 ngày, nhưng không nên quá ba lần, vì có những sỏi quá rắn (sỏi cystein, sỏi acid uric) hoặc quá mềm, không thích hợp với phương pháp này.

Tán sỏi ngoài cơ thể quá nhiều lần còn có thể gây ra nguy cơ chảy máu, tạo thành khối máu tụ ở thận.

Có chuyên gia đã sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể đối với cả những viên sỏi có kích thước lớn hơn 20mm, và đối với sỏi nhiều viên ở các vị trí khác nhau, nhưng kết quả còn nhiều tranh luận.

Mặc dù phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có nhiều ưu điểm, nhưng không thể áp dụng với các trường hợp sỏi có đường kính quá lớn, sỏi san hô, sỏi quá rắn như sỏi cystein, sỏi acid uric, hoặc sỏi bùn, sỏi đã gây biến chứng nhiễm khuẩn đường niệu, hay ở những bệnh nhân có dị dạng đường tiết niệu và mắc bệnh rối loạn về đông máu, bệnh tim mạch, các bệnh mạn tính lao thận, viêm thận mạn... 

Những trường hợp này phải áp dụng các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật lấy sỏi kinh điển hay mổ nội soi.
Chế độ ăn uống khi bị sỏi thận

Một vài thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống sau đây sẽ giúp bạn chống lại bệnh sỏi thận.
 

Uống nhiều nước
 
Uống 8 - 10 ly nước mỗi ngày giúp giữ cho nước tiểu loãng, làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành sỏi trong nước tiểu. Không chỉ uống nước lọc, có thể uống các loại nước uống khác mà bạn thích.
 

Hạn chế dùng muối
 
Giảm lượng muối trong chế độ ăn giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi. Tốt nhất là nêm càng ít muối càng tốt vào thức ăn và tránh những thực phẩm có lượng natri cao như thịt cá... chế biến, đóng hộp.
 

Dùng canxi đầy đủ
 
Vài năm trước đây, người ta tin rằng nên giới hạn chế độ ăn uống có canxi vì nó có thể làm cho bệnh của bệnh nhân bị sỏi thận canxi thêm trầm trọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu ngày nay cho thấy, chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi. Những người có sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800mg canxi trong chế độ ăn uống hằng ngày, không chỉ để phòng ngừa sỏi thận mà còn để duy trì mật độ xương. Các sản phẩm từ sữa thường giàu canxi.
 
Tránh thực phẩm làm tăng lượng acid uric hoặc oxalate 
Acid oxalic hoặc oxalate được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật nhưng chỉ có một số làm tăng số lượng oxalate trong nước tiểu. Đó là rau bina, dâu tây, sôcôla, cám lúa mì, các loại hạt, củ cải đường và trà... Tránh những thực phẩm này có thể giúp giảm số lượng oxalate trong nước tiểu.
 

Ăn những thực phẩm có chứa canxi cũng làm giảm oxalate trong nước tiểu. Canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó nó không được bài tiết vào nước tiểu.
 

Giảm lượng vitamin C
 
Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate làm tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy, nếu đã áp dụng chế độ giảm chất oxalate trong chế độ ăn thì bạn không cần uống vitamin C bổ sung nữa. Bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500mg vitamin C mỗi ngày.
 

Hạn chế đường và protein động vật
 
Quá nhiều đường và protein động vật cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi oxalate canxi hoặc canxi trong thận. Tuy nhiên, đường tự nhiên có trong thực phẩm cũng không đáng lo. Protein động vật có trong thịt, trứng và cá cũng cần được hạn chế vì chúng chứa purin sẽ phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, những người có xu hướng phát triển sỏi thận nên tránh ăn nhiều protein.
 

Bổ sung chất xơ không hòa tan
 
Có hai loại chất xơ: hòa tan (trong nước) và không hòa tan. Chất xơ không hòa tan (có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và gạo) giúp làm giảm canxi trong nước tiểu và kết hợp với canxi trong ruột, giúp canxi được bài tiết qua phân thay vì thông qua thận. Chất xơ không hòa tan cũng tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi được hấp thụ.
 

Vì vậy, ăn trái cây và rau hằng ngày sẽ hỗ trợ bạn chữa bệnh sỏi thận hiện có cũng như ngăn cản hình thành sỏi thận trong tương lai.

Theo BS Bạch Long - Doanh Nhân Sài Gòn

Những nguyên nhân gây tiểu són

Tiểu són thường xảy ra ở người có tuổi. Nguyên nhân gây bệnh có thể do u bướu ngăn chặn đường tiểu, do nhiễm trùng, do sỏi.




Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Bệnh chia làm 6 loại dưới đây:
Bắp thịt yếu: Khi có sức ép dồn vào bắp thịt xung quanh đường tiểu bị yếu đi, ho, hắt xì hơi, cười, tập thể dục hay khiêng vật nặng. Loại này thường thấy nhiều nhất ở phụ nữ khi có bầu, sinh con hay mãn kinh hoặc đàn ông sau khi giải phẫu cắt bỏ nhiếp tuyến.
Nhiễm trùng: Bắp thịt bọng đái co thắt bất thình lình và mạnh đến nỗi chưa đến kịp tới nhà tắm đã són ra quần. Bệnh có thể do nhiễm trùng đường tiểu hay bọng đái bị kích thích quá mạnh.
Hư hỏng đường dẫn: Nước tiểu són ra thường xuyên. Khi bọng đái không thể bóp đẩy hết nước tiểu ra ngoài. Khi đi tiểu thấy đường tiểu không thông suốt. Bệnh do bọng đái bị hư, ống dẫn tiểu hẹp, đàn ông bị bệnh sưng nhiếp hộ tuyến, hay bị bệnh tiểu đường.
Kết hợp: Khi bị 2 hay 3 thứ són tiểu kể trên hợp lại.

Tâm thần: Thường thấy ở người già sống trong viện dưỡng lão, do tật nguyền hay do bệnh tâm thần, không thể đi tiểu đúng lúc.

Bệnh bẩm sinh: Liên tục són nước tiểu, đêm ngày, đi tiểu nhiều và không thể kiểm soát đường tiểu. Có thể là do tật bẩm sinh, thương tích cột sống lưng hoặc do thương tích đường tiểu sau khi giải phẫu.
 
(Theo BS Tuấn Anh - Kiến Thức)

Hoa cẩm chướng chữa sỏi thận

Đông y cho rằng, cẩm chướng có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, tiểu tiện không thông...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đông y cho rằng, cẩm chướng có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm, hoạt huyết, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh, phù thũng, trừ giun, lá dùng chữa tắc ruột. Không dùng cho phụ nữ có thai vì cẩm chướng có tác dụng gây sẩy thai.
 
Sau đây là những phương thuốc chữa bệnh dùng từ cây hoa cẩm chướng.
* Chữa sỏi thận
Cẩm chướng 10g, kim tiền thảo 8g, xơ mướp 5g, râu ngô 8g, thuốc sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml, cần uống trong 7 ngày liền là một liệu trình. Nghỉ giữa các liệu trình là 3 ngày. Phải uống 3 liệu trình.
* Chữa tiểu ra máu
Cẩm chướng 10g, rau má 18g, rễ cỏ tranh 8g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia ra nhiều lần uống. Cần uống liên tiếp 3 ngày.
* Chữa bế kinh
Cẩm chướng 15g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g, củ nghệ 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần uống 50ml, cần uống 5 ngày liền, trước kỳ kinh 10 ngày.
* Chữa tiểu tiện bí
Cẩm chướng 10g, hành (cả rễ, củ, lá) 5 củ, mướp non 20g. Tất cả cho vào đun kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
 
 
Theo BS Hoàng Xuân Đại - Nông nghiệp Việt Nam

10 biện pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để giảm nguy cơ phát triển sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

10 biện pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu
10 biện pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu
1. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp phòng tránh sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu hữu hiệu.
2. Không nên nhịn tiểu khi cần phải đi tiểu! Bởi vì việc nhịn tiểu có thể giúp bất kỳ vi khuẩn có mặt khi ấy phát triển gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Khi vệ sinh vùng kín, hãy lau từ trước ra sau. Điều này đặc biệt quan trọng để giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hậu môn từ vào âm đạo hoặc niệu đạo.
4. Tắm vòi sen sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và hạn chế gây ra một sự nhiễm khuẩn.
5. Luôn lau rửa, vệ sinh vùng sinh dục của bạn trước và sau khi quan hệ tình dục để giúp ngăn chặn vi khuẩn chuyển giao đến vùng niệu đạo hoặc âm đạo.
6. Thuốc xịt vệ sinh vùng kín và vòi tắm hương sen có thể kích thích niệu đạo và dẫn đến nhiễm khuẩn. Tránh sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp ngăn chặn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc một sự kích ứng nơi vùng kín.
7. Uống nước trái cây nam việt quất là cách tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu, cũng như giúp quá trình hồi phục sau khi bị nhiễm trùng nhanh hơn. Chỉ cần uống 2-4 ly nước trái cây nam việt quất/ ngày là đủ.
8. Bổ sung dinh dưỡng bằng cách thường xuyên uống vitamin C bổ sung. Vitamin C làm tăng mức độ axít trong nước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu.
9. Luôn luôn mang under wear bằng vải sợi bông giúp thấm hút tốt tạo nên vùng kín thông thoáng. Bởi vì môi trường vùng kín ẩm thấp sẽ tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập.
10. Nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, một sự thay đổi tư thế của bạn trong khi quan hệ tình dục có thể giúp giảm hiện tượng này. Việc thay đổi vị trí tình dục có thể làm giảm sự ma sát vào niệu đạo của bạn và giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu.
Phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên có thể sử dụng thuốc kháng sinh để uống/ đặt ngay lập tức sau khi giao hợp. Điều này giúp ngăn chặn khả năng xảy ra nhiễm trùng đường tiết niệu.