Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Thực phẩm phải tránh xa khi mắc sỏi thận

Người đã bị sỏi thận nếu không ăn uống theo chế độ bác sĩ khuyên thì viên sỏi thận sẽ ngày càng to ra. Nếu đã chữa khỏi sỏi thận cũng phải ăn uống hợp lý để không bị tái phát. Vậy chế độ ăn uống thích hợp dành cho người sỏi thận là như thế nào.
thực phẩm nên hạn chế khi bị sỏi thận
Người bị sỏi thận nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ.

Thịt động vật

Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Thực phẩm chứa nhiều oxalate
Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là "tòng phạm" gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các loại đậu, củ cải đường, cà chua, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê, trà đặc và đậu phộng.
Thực phẩm nhiều protein
Các thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm: Cá trích, cá mòi, cá cơm, nội tạng động vật bao gồm cả gan và lá lách. Cần hạn chế sò điệp vì chúng giàu canxi. Những người đang điều trị bệnh sỏi thận cần hạn chế số lượng thịt tiêu thụ mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, người bị bệnh sỏi thận cần ăn kiêng một số sản phẩm từ sữa vì chúng có nhiều canxi như phomat và sữa chua. Đồ uống giàu oxalat bao gồm cà phê, bia, ca cao và nước chè. Socola, đậu phụ, mùi tây, hẹ, mầm lúa mì cũng cần ăn kiêng.
Người bị sỏi thận cũng nên kiêng nội tạng động vật, các loại thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm nấm men, nước thịt, nước dùng xương và đồ uống có cồn. Người bệnh cũng cần kiêng các thực phẩm chứa nhiều muối như thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn có chứa nhiều chất béo.

Ung thư thận, vì sao?

Các nguyên nhân gây UTT chưa được biết rõ ràng, tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ của UTT được ghi nhận như: tuổi cao, hút thuốc lá, béo phì.

Ung thư thận (UTT) là ung thư bắt nguồn từ trong các thận. Ở người lớn, loại thường gặp nhất là carcinom hay ung thư biểu mô tế bào thận.
Ngoài ra, còn có thể gặp các loại ung thư hiếm hơn của thận. Ở trẻ nhỏ, gặp nhiều hơn cả là ung thư nguyên bào thận (nephroblastoma), còn gọi là u Wilms. Hiện UTT chiếm khoảng 2% tất cả các loại ung thư.
Các nguyên nhân gây UTT chưa được biết rõ ràng, tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ của UTT được ghi nhận như: tuổi cao, hút thuốc lá, béo phì, cao huyết áp, điều trị suy thận với chạy thận kéo dài, một số hội chứng di truyền… Thay đổi lối sống, quan trọng nhất là việc bỏ hút thuốc và giữ một thể trọng khỏe mạnh, có thể làm giảm nguy cơ phát triển UTT.
UTT ở các giai đoạn sớm thường không có biểu hiện lâm sàng. Ở các giai đoạn muộn hơn, UTT có các triệu chứng và dấu hiệu sau đây: tiểu máu, đau hông lưng, sụt cân, mỏi mệt, sốt từng lúc, thiếu máu, chán ăn, tăng men gan và tiểu cầu trong máu, huyết áp cao. Đa số các trường hợp bệnh phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính.
Tam chứng cổ điển của UTT (gồm tiểu máu, đau hông lưng và sờ thấy khối u ở thận) hiện nay chỉ chiếm khoảng 10% số trường hợp ung thư được phát hiện.
Khi người bệnh có triệu chứng thì đồng nghĩa bệnh đã ở giai đoạn muộn và thường có di căn xa. Có thể có triệu chứng đau xương hoặc ho kéo dài khi ung thư đã di căn đến xương và phổi.
Các nghiệm pháp chẩn đoán hiện nay là thử máu và nước tiểu, để biết nguyên nhân gây ra các triệu chứng và dấu hiệu trên người bệnh. Các nghiệm pháp hình ảnh học là siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ cho thấy các bất thường hay khối u thận. Sinh thiết thận được chỉ định khi có nghi ngờ.
Do UTT là loại ung thư không nhạy cảm với hóa trị và xạ trị, nên đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chuẩn và triệt để nhất cho đa số các trường hợp UTT, từ giai đoạn sớm của bệnh đến giai đoạn bướu đã di căn xa.
Các phẫu thuật điều trị UTT bao gồm: cắt thận triệt để, cắt thận bán phần và cắt thận giảm số lượng tế bào ung thư tùy theo giai đoạn bệnh. Có thể thực hiện bằng mổ mở hay mổ nội soi.
Cắt thận triệt để là cắt bỏ toàn bộ một thận có bướu và các mô mỡ quanh thận, chỉ định cho UTT khu trú có kích thước bướu lớn hơn 7cm hoặc bướu đã xâm lấn mô xung quanh. Người bệnh có thể sống bình thường nhờ thận còn lại có chức năng tốt.

Cách thải độc gan, thận đơn giản, hiệu quả

Gan và thận là 2 bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể có tác dụng thải độc tố ra ngoài. Đồng thời bạn cũng cần thường xuyên thải độc gan, thận giúp chúng hoạt động tốt hơn.

Dấu hiệu cảnh báo gan bị nhiễm độc
- Làn da đổi màu vàng tái, nhợt nhạt
- Phân và nước tiểu có màu bất thường
- Hơi thở “có mùi”
- Đắng miệng
-Nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa
- Táo bón, mệt mỏi, chán ăn
3 cách giải độc gan đơn giản
Gan là bộ phận trực tiếp lọc các chất độc của cơ thể rồi “tống khứ” nó ra bên ngoài để giúp cơ thể khỏe mạnh không bị nhiễm độc.
Tuy nhiên, khi làm việc trong 1 thời gian dài bản thân gan cũng sẽ bị nhiễm độc do đó, bạn nên thường xuyên thải độc để giúp gan khỏe mạnh.
Uống nước mướp đắng
Mướp đắng vị đắng, ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc làm mát gan. Đồng thời các hoạt chất của mướp đắng có tác dụng giảm men gan, bổ gan, bổ mật. Do đó, bạn nên thường xuyên uống nước mướp đắng để thải độc gan.
Nếu khó uống bạn có thể thêm chút đường hoặc ăn mướp đắng hàng ngày bằng các món xào, ướp lạnh,… theo sở thích của mình.
Uống nước ép củ cải đường
Củ cải đường cũng là 1 thực phẩm giúp cơ thể bạn thải độc gan rất hiệu quả, làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giúp gan hoạt động tốt hơn.
Do đó, hàng ngày bạn có thể dùng 1 cốc nước ép củ cải nhỏ để thải độc gan hàng ngày, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Ăn rau họ cải
Các loại rau họ cải như cải xanh, cà rốt, củ cải, cải xoắn, bắp cải,…được xem là thực phẩm thải độc gan hiệu quả và an toàn nhất cho bạn. Nhờ vào chất lưu huỳnh chúng sẽ tăng khả năng giải độc cho gan và giúp gan khỏe mạnh hơn.
Thường xuyên ăn các món rau họ cải sẽ giúp bạn có lá gan khỏe mạnh.
Dấu hiệu cảnh báo thận của bạn cần được thải độc
- Tiểu nhiều lần, đặc biệt là về đêm
- Nước tiểu nặng mùi, đậm màu
- Ngứa ngáy khó chịu
- Người bị phù, tăng cân
- Mệt mỏi và táo bón
Cách giải độc thận bằng dấm táo
Dấm táo được biết đến với nhiều công dụng tuyệt với của nó từ giảm cân, thải độc cơ thể, thải độc gan,…thận vô cùng hiệu quả.
Sở dĩ dấm táo được xem là thực phẩm có khả năng thải độc thận tốt nhất là do acid acetic giúp làm sạch những mảng bám trong thận làm thông thoáng ống thận.
Cách dùng: Trộn 1 - 2 thìa café với thức ăn phù hợp để ăn hàng ngày. Bạn nên ăn ngày 3 lần những món ăn có trộn cùng với dấm để thải độc thận tốt nhất.
Lưu ý: Tuyệt đối không uống dấm táo trực tiếp sẽ gây hại cho dạ dày và thực quản (có thể bị bỏng thực quản nếu dùng lượng dấm lớn để uống trực tiếp).
Để có loại dấm táo ngon, đúng chuẩn bạn nên tự làm tại nhà là tốt nhất.
Cách làm giấm táo:
- Mua loại táo chín, tươi ngon
- Táo đem rửa sạch, tráng qua với nước sôi để ráo
- Thái táo thành các lát mỏng sau đó xếp táo vào bình thủy tinh
- Đổ nước sôi còn hơi ấm vào ngập táo chừng 1cm
- Cho thêm 4 thìa cafe đường vào lọ táo
- Cài vỉ nén vào lọ để táo không nổi lên trên sau đó bịt miệng lọ bằng 1 miếng vải trắng sạch.
- Sau 7 ngày nước dấm sẽ có màu vàng rất đẹp mắt. Nếu có váng nổi lên bạn dùng thìa sạch, khô để hớt lớp váng này đi.
- Bảo quản dấm ở nơi thoáng mát, để thêm 6 tuần nữa là bạn đã có lọ dấm táo chuẩn để sử dụng.

Nước tiểu: "Bản báo cáo sức khỏe của thận"

Đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, hay tiểu đêm, hoặc tiểu rất ít, nước tiểu đục có phải đã mắc bệnh thận.


Nuoc tieu:
Ảnh mang tính minh họa - Nguồn Internet
Thận chịu trách nhiệm làm sạch máu, giữ lại những gì cơ thể cần và thải chất cặn bã ra ngoài. Do đó, số lượng nước thải mỗi ngày là bản báo cáo tình hình sức khỏe của thận.
Thông thường, cứ khoảng bốn tiếng đi tiểu một lần. Nếu mỗi tiếng đi tiểu một lần là biểu hiện bất thường. Tiểu nhiều lần trong ngày là dấu hiệu bệnh thận, nhưng cũng có thể mắc bệnh ở bàng quang. Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ cho thử nước tiểu, cân nhắc triệu chứng xem bệnh xuất phát từ viêm bàng quang hay hẹp đường tiết niệu dưới...
Trường hợp tiểu nhiều lần, mỗi lần một lượng ít, nguyên nhân thường là từ thận hay niệu quản. Thận thải nước tiểu quá nhiều có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều).
Có nhiều nguyên nhân (bệnh ở đường tiết niệu, bệnh ở thận, bàng quang, bệnh nội tiết; bệnh ở tuyến tiền liệt…) gây ra triệu chứng tiểu nhiều lần, thậm chí gây khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Vì thế, khi thấy có khác thường, cần ghi nhận, "khai báo" với bác sĩ để tìm nguyên nhân.
Người có sức khỏe bình thường, trước khi đi ngủ đã tiểu thì không tiểu đêm. Chỉ tiểu đêm khi bữa ăn tối dùng nhiều thức ăn lỏng như: cháo, xúp, uống bia, nước ngọt…
Nếu trước đó, ban đêm không hề đi tiểu, nhưng gần đây đang đêm ngủ phải đi tiểu một lần cũng là có vấn đề, cần đi khám để tìm nguyên nhân. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm về máu và nước tiểu để tìm ra bệnh lý của chủ mô thận hay bàng quang.
Lượng nước tiểu được xem là ít nếu trong 24 tiếng "xuất" được 400ml. Tình trạng này, y khoa gọi là thiểu niệu, nếu lượng nước tiểu quá ít gọi là vô niệu. Khi thiểu niệu hoặc vô niệu, chắc chắn đã có bệnh liên quan đến thận, cần đi khám chuyên khoa tiết niệu - thận học.
Về điều trị, thường dùng thuốc, nhưng có ca phải phẫu thuật, ví dụ như sỏi chẹn hai bên thận. Với bệnh mạn tính như suy thận giai đoạn cuối sẽ gây ra rối loạn các hằng số sinh học trong máu, cần điều trị bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, ghép thận.
Suy thận giai đoạn cuối có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Nước tiểu đục thường thấy sau khi để nước tiểu lắng qua đêm, thường do những chất hòa tan trong nước tiểu như muối photphat, carbonat, oxalat… trầm hiện. Trường hợp này không phải bệnh lý, không nên lo lắng.
Nước tiểu đục là biểu hiện của bệnh lý. Ví dụ: tiểu ra mủ do nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau; tiểu đục do giun chỉ làm nghẹt thận, tiểu ra dưỡng trấp (các chất dinh dưỡng được hấp thu từ thức ăn qua ruột, chủ yếu là lipid)… Tùy nguyên nhân mà bác sĩ ra chỉ định xét nghiệm, ví dụ thử nước tiểu tìm dưỡng trấp và thử máu tìm giun chỉ…
Tiểu ra chất khoáng do tăng photphat trong máu, tăng oxalat… Trường hợp này nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Suy thận ở người cao tuổi

Suy thận là một bệnh lý âm thầm và khó trị, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và tuổi càng cao, độ nguy hiểm càng lớn.

Dễ chuyển suy thận cấp
Thận được xem là bộ lọc máu trong cơ thể, giúp đào thải các chất độc hại, đóng vai trò tái hấp thu nước, đồng thời sản xuất các hormone quan trọng trong cơ thể.
BS Liêu Thị Trúc Thanh - BV Quận 2, cho biết: Suy thận cấp (STC) là một bệnh lý rất thường gặp ở người cao tuổi.
Theo y văn, kể từ sau 30 tuổi, độ lọc cầu thận sẽ giảm khoảng 1ml/ph/năm, mức độ giảm này sẽ tăng lên khi có những bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận mạn... Bên cạnh đó, quá trình xơ vữa động mạch toàn thân cũng diễn tiến theo tuổi tác. Vì thế, người lớn tuổi rất dễ bị STC hơn so với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Tất cả các nguyên nhân gây STC đều có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng một số nguyên nhân thường gặp trên những bệnh nhân lớn tuổi là:
- Ăn uống kém: những bệnh nhân cao tuổi, chỉ cần giảm lượng nước nạp vào trong vài ngày là có thể gây STC.
- Do thuốc: bệnh nhân lớn tuổi thường có một số bệnh lý đi kèm, thường phải dùng kết hợp các loại thuốc, một số bệnh nhân còn dùng cả thuốc Đông y, thực phẩm chức năng. Tác động của thuốc lên thận theo nhiều cơ chế khác nhau, có thể gây tổn thương cầu thận và cả ống thận. Vì thế, việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.
Suy than o nguoi cao tuoi
Ảnh minh họa - shutterstock
Triệu chứng thường hay gặp là tiểu ít (<500 ml/24h), hoặc không đi tiểu được, mệt mỏi. Khi STC diễn tiến nặng có thể gây buồn nôn, nôn, bứt rứt, ngủ nhiều, khó thở, thậm chí có thể gây lơ mơ, hôn mê, co giật, và tử vong.
STC là một bệnh lý cấp tính về nội khoa, hầu hết các trường hợp đều phải được nhập viện theo dõi, tìm nguyên nhân, điều trị đặc hiệu. Khoảng 10% các trường hợp STC sẽ không hồi phục và diễn tiến đến suy thận mạn.
Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng tiểu cũng là bệnh lý thận thường gặp trên bệnh nhân lớn tuổi. Nguy cơ nhiễm trùng tiểu tăng dần theo tuổi, nguyên nhân là do càng cao tuổi, bàng quang càng giảm khả năng tống xuất nước tiểu (đặc biệt là khi nằm lâu hay do các bệnh thần kinh), phì đại tiền liệt tuyến ở nam, tiền liệt tuyến giảm tiết các yếu tố diệt khuẩn, tăng khả năng dây nhiễm vi khuẩn đường ruột và âm đạo phụ nữ sau tuổi mãn kinh...
Đơn cử trường hợp của bà Nguyễn Thị X. ở Q.Bì nh Thạ nh - 60 tuổi, suốt một thời gian dài bị thường xuyên tiểu buốt và gắt. Đi khám thì được BS cho biết bà bị nhiễm trùng đường niệu, nhưng do chủ quan nên khi uống thuốc thấy triệu chứng buốt, gắt giảm, bà đã không tái khám theo lịch hẹn.
Đến khi rơi tình trạng tiểu đau buốt giống như bị kim châm, vùng bụng dưới đau và nóng rát chịu không nổi bà mới trở lại BV thì biến chứng đã nặng nề. Bà được chẩn đoán viêm đài thận và có thể gây suy thận. Theo BS điều trị, viêm đường tiết niệu do vi khuẩn sẽ xâm nhập rất nhanh vào bàng quang, gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu và gây nhiều hậu quả nặng nề khác.
BS Trúc Thanh cho biết, nữ thường có tần suất nhiễm trùng tiểu cao hơn nam do niệu đạo ngắn hơn. Triệu chứng chính của nhiễm trùng tiểu là tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, còn mắc tiểu sau khi đã tiểu hết, đau vùng bụng dưới rốn.
Nếu nhiễm trùng ở đường niệu cao (đài bể thận), bệnh nhân có thể sốt cao, lạnh run, đau bụng vùng hông lưng. Trên bệnh nhân lớn tuổi, triệu chứng nhiễm trùng tiểu có thể không rõ ràng và đầy đủ như bệnh nhân trẻ, có thể không sốt, thậm chí hạ thân nhiệt (do đáp ứng viêm toàn thân), mạch nhanh và thở nhanh là những biểu hiện của hội chứng viêm và nhiễm trùng.
Để chẩn đoán, bệnh nhân cần phải được lấy nước tiểu xét nghiệm, soi và cấy nước tiểu, làm các xét nghiệm máu cần thiết khác... Điều trị chính là dù ng kháng sinh, tùy theo mức độ nhiễm trùng, nguyên nhân, tiền căn nhiễm trùng trước đó, vị trí nhiễm trùng trên đường tiểu mà các BS chuyên khoa sẽ lựa chọn kháng sinh.
Bên cạnh đó, phải tìm nguyên nhân hay yếu tố thúc đẩy để giải quyết triệt để, hạn chế tái phát, kiểm soát nhanh chóng nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng tiểu không được điều trị đúng, có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng và tử vong.
Dễ bị xơ hóa mạch máu thận
Theo tuổi tác, quá trình xơ vữa động mạch sẽ diễn tiến dần, ảnh hưởng đến hệ mạch máu toàn thân, bao gồm cả động mạch thận. Đáng nói là đa số bệnh nhân bị hẹp động mạch thận không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi bệnh tiến triển nặng.
Cụ thể như trường hợp của ông Phạm Văn Đ. - 65 tuổi, nhà ở Q.12. Ông Đ. vốn có tiền sử cao huyết áp, nghiện thuốc lá gần 30 năm và cũng là người dư cân. Gần đây, ông lại phát hiện thêm bệnh đái tháo đường, vùng tay và mặt rất hay bị phù nề, chân hay bị chuột rút, khó ngủ, không có khả năng tập trung và thường xuyên đau đầu, ăn uống không thấy ngon, thậm chí rất hay nôn ói…
Đi kiểm tra sức khỏe, phát hiện chức năng thận suy giảm nặng nề, hẹp động mạch thận - đây chính là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp nhưng điều trị không đến nơi đến chốn.
Theo giới chuyên môn, hẹp động mạch thận do xơ vữa là một nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát trên người lớn tuổi và cũng là một trong những nguyên nhân của tăng huyết áp kháng trị.
Dựa vào đặc điểm của tăng huyết áp, suy thận mà các BS chuyên khoa sẽ xét đến chỉ định tìm hẹp động mạch thận. Chẩn đoán hẹp động mạch thận trên hình ảnh học có thể dùng siêu âm doppler động mạch thận hay CTA mạch máu thận, DSA...
Nếu đã được chẩn đoán hẹp động mạch thận do xơ vữa, bệnh nhân sẽ được chỉ định can thiệp động mạch thận. Các điều trị khác bao gồm thay đổi lối sống (vận động thể lực, giảm ăn mặn, ngưng hút thuốc lá, hạn chế rượu...), kiểm soát huyết áp bằng thuốc, kiểm soát đường huyết (nếu có đái tháo đường), dùng các thuốc ổn định tình trạng rối loạn lipid máu.


Chế độ ăn uống cho người mắc viêm cầu thận

Ngoài việc dùng thuốc ra, điều trị bằng ăn uống là một mặt quan trọng, có thể khống chế hoãn giải bệnh trạng phát triển.
Hạn chế hấp thu protein: người bệnh nhẹ trong bữa ăn hạn chế protein và muối ăn, hàng ngày protein hạn chế vào khoảng 0,8g/kg cân nặng. Người bệnh vừa và nặng thời gian đầu nên hạn chế nghiêm ngặt, hàng ngày 0,5g/kg cân nặng, tương đương phân nửa lượng cung của người bình thường.
Trong phạm vi hạn chế về lượng nên tìm cách dùng thức ăn chứa đạm tốt, như trứng gà; sữa bò; thịt nạc… Khi bệnh biến chuyển tốt, từng bước tăng lượng đạm, nhưng hàng ngày không vượt quá 0,8g/kg cân nặng.
Hạn chế hấp thu muối natri: muối ăn thường ngày có chứa clorua natri, nhiều natri sẽ tăng phù thũng và tăng huyết áp, người bệnh nếu xuất hiện phù thũng và tăng huyết áp nên dùng bữa ăn ít muối; không muối hoặc ít natri.
Muối cung bình thường: 6g/ngày.
Ăn uống ít muối: < 3g/ngày.
Ăn uống không muối: < 1g/ngày.
Ăn uống ít natri: < 500mg natri/ngày.
Hạn chế hấp thu kali thích đáng: một số muối ăn chế bằng muối kali, nhưng khi người bệnh xuất hiện tiểu ít; bí tiểu hoặc kali máu tăng cao, lập tức ngưng dùng muối kali, cũng như hạn chế dùng rau cải và trái cây chứa nhiều kali, như chuối; khoai tây; nước trái cây; nước rau; nước thịt.
Hạn chế hấp thu nước: nên theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày nhiều ít mà khống chế lượng dịch đầu vào. Phương pháp nắm bắt thường là trừ lượng nước tiểu bài ra hôm trước, rồi hấp thu thêm 0,5 - 1 lít. Người bệnh lượng nước tiểu quá ít có phù thũng, hàng ngày lượng dịch hấp thu nên dưới 1 lít.
Tổng lượng calo vừa đủ: người bệnh nằm giường, cung cấp calo không nên quá nhiều, carbohydrate và lipid là nguồn cung calo chính, chiếm khoảng 90% so với tổng lượng, nhưng hàm lượng lipid không nên quá nhiều, cũng như nên dùng loại dầu chứa nhiều acid béo không bão hòa, tức với dầu thực vật là chính.
Cung cấp vitamin: nhiều loại vitamin nên cung cấp đủ. Vì vitamin C đối kháng với phản ứng dị ứng, càng nên cung cấp đầy đủ, có người cho rằng hàng ngày tối thiểu trên 300mg.
Ăn uống thanh nhiệt: ít béo ngậy, kiêng dùng thức ăn kích thích, như: rượu, cà phê, ớt…
Chế độ ăn uống cho người mắc viêm cầu thận
Theo LY.DS Bàng Cẩm - Sức khỏe và Đời sống