Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Tiểu són không khó trị


Dù rất khó chịu nhưng vì xấu hổ nên không ít người chấp nhận chung sống với chứng bệnh khó nói này.




Tè… không tự chủ
Tiểu són là triệu chứng rất thường gặp, nhất là ở phụ nữ sau 50 tuổi. Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ sau khi sinh cũng hay rơi vào tình trạng này. Chính vì cho rằng điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe và lại mắc cỡ nên đa số những người mắc phải thường âm thầm chịu đựng hoặc chọn cách đối phó bằng việc sử dụng băng vệ sinh hằng ngày hay mặc tã.
 
Phụ nữ mang thai dễ loạn tiểu tiện - Ảnh: Khánh Anh 
Từng phải phẫu thuật để trị chứng tiểu són, chị Hoàng V. (quận Cầu Giấy- Hà Nội) kể trước đây cứ có cảm giác muốn tiểu mà tiểu không kịp là lập tức nước tiểu rỉ ra đến khi nào thấy nhẹ bụng thì thôi. Vì thế, buồn tiểu là chị phải chạy ngay ra toa-lét nhưng nhiều khi còn bận việc này việc kia thế là đành “chung thân” với băng vệ sinh.
 
Cứ nghĩ là thận yếu nên uống thuốc nam, thuốc bắc nhưng rồi bệnh cũng chẳng đỡ, cuối cùng chị đến bệnh viện với một phẫu thuật nhỏ thế mà bệnh khỏi.
 
Bác sĩ Nguyễn Thị Tân Sinh, Khoa sản BV Bạch Mai (Hà Nội), cho biết có một số nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện như tiểu són do bàng quang không ổn định, gây nên cảm giác buồn tiểu rất đột ngột và mạnh, nếu không đi sẽ bị són tiểu.
 
Bệnh nhân mỗi lần đi tiểu thì lượng nước tiểu ra rất ít nhưng lại thường xuyên buồn tiểu. Có khi vừa từ nhà vệ sinh ra đã buồn tiểu trở lại hay bước hụt một cái lại… ướt quần, thậm chí chị nghe tiếng nước chảy hay đang rửa tay cũng có thể són tiểu. Có người chỉ cần thấy ai đó mở vòi nước xè xè, cười to, ho, hắt hơi, đi nhanh hoặc mang vác vật nặng … là đã tè ra quần.
Chữa bệnh nhờ luyện tập
Hiện nay đa số các trường hợp tiểu són có thể chữa trị khỏi. Trong ba phương pháp điều trị (phẫu thuật, tập phục hồi chức năng cơ sàn chậu, dùng thuốc) thì tập phục hồi chức năng cơ sàn chậu được sử dụng phổ biến nhất.
 
Tùy nguyên nhân mà việc điều trị sẽ được chỉ định thích hợp nhưng có những trường hợp bệnh nhân chỉ cần tập các động tác nhằm tăng cường sức cơ của cơ quan kiểm soát sự đi tiểu là đã có thể giải quyết được.
Tiểu són do nhiều nguyên nhân, như: Các cơ thắt vùng đáy chậu, tầng sinh môn quá yếu; do sự lão hóa; thiếu nội tiết thời kỳ mãn kinh làm các cơ mỏng đi, giảm độ co dãn khiến nước tiểu từ bàng quang tràn xuống niệu đạo, tự chảy ra ngoài…
 
Ở nam giới, phì đại tiền liệt tuyến là bệnh lý thường đưa đến hiện tượng này. Tuy nhiên, ngay cả những phụ nữ trẻ nếu làm việc căng thẳng, chơi thể thao hoặc nghỉ ngơi quá ít sau kỳ thai sản cũng hay mắc.
 
Theo bác sĩ Sinh, có khoảng 30% số ca tiểu són xảy ra sau sinh nhưng phần lớn có thể tự khỏi. Số còn lại sẽ tồn tại ở các mức độ khác nhau nhưng không ít trường hợp cả ngày phải “đóng khố”. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh luôn lo lắng, xấu hổ, buồn chán…
 
Việc phải áp dụng các biện pháp tự điều chỉnh như thường xuyên phải đi tiểu, mất ngủ, giảm khả năng lao động hay liên tục dùng băng vệ sinh có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục.
Theo BS Nguyễn Thị Thu Hải, Khoa Thận nhân tạo BV Bạch Mai, tiểu són không chỉ do thận yếu. Để biết nguyên nhân, tốt nhất là đi khám bác sĩ nội khoa để có hướng điều trị. 
Các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng cũng cho rằng quan trọng là tìm ra nguyên nhân để trị bệnh, không phải cứ tiểu nhiều là thận hư, thận yếu và tự tìm thuốc bổ thận để uống.
AloBacsi.vn
Theo Khánh Anh - Người Lao động

Thực phẩm 'đánh tan' sỏi tiết niệu


Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo), chế độ ăn uống đúng sẽ giúp việc điều trị thêm hiệu quả.




Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khoẻ người bệnh.
Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo), chế độ ăn uống đúng sẽ giúp việc điều trị thêm hiệu quả. Thực phẩm mà người bệnh có thể dùng phụ thuộc vào loại sỏi (chất kết tủa sinh ra sỏi). Người bệnh cần kiêng thực phẩm chứa nhiều canxi (như sữa bò, các chế phẩm đậu, ốc, cua, tôm, rau câu, rau cần) và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè...
Những thực phẩm nên dùng
Người bị sỏi axit oxalic có thể ăn các loại thịt gà, vịt, thịt nạc, cá, trứng, nho... Người bị sỏi phốt pho canxi hoặc axit cacbonic nên ăn đồ chua để nước tiểu có tính axit, làm tan sỏi. Riêng người bị sỏi axit uric nên ăn nhiều rau quả tươi, sữa. Không nên ăn óc, tủy, xương, nội tạng động vật, súp lơ...
Bệnh nhân bị sỏi niệu không nên uống rượu, cà phê. Cần tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy lúp xúp, đi xe đạp ngoài trời theo sức để kích thích việc thải sỏi ra ngoài. Việc phối hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập đúng đắn sẽ giúp thu được kết quả nhanh chóng hơn.
Các bài thuốc
- Đại mạch 90g, sắc lấy nước, cho nước gừng, mật ong vào uống thay trà, chữa sỏi thận, đái buốt.
- Lấy một củ tỏi bọc giấy lại nướng chín, phơi sương một đêm, uống với nước sôi để nguội lúc đói bụng, chữa sỏi thận.
- Kê nội kim 15g, phơi khô trong mát, đốt tồn tính, tán bột uống cả một lần với nước trắng, chữa sỏi tiết niệu nói chung.
- Đậu nành 100g, vỏ quýt 60g cùng nấu cháo đậu, vừng vàng 100g ngâm vào 250ml nước. Lúc bụng đói ăn cháo đậu và uống nước ngâm vừng, chữa sỏi tiết niệu nói chung.
Theo ThS Thanh Tâm - Khoa học & Đời sống

Uống nhiều nước mát dễ hại thận


Các loại nước mát, sinh tố… có tác dụng làm mát cơ thể hoặc bù nước, bổ sung vi chất. Tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ gây nhiều tác hại.




Những người có đường tiêu hóa yếu, ăn kém, hay đầy bụng nên cẩn thận khi dùng nhiều nước mát
Tránh dùng lâu dài những thảo dược có tác dụng lợi tiểu: ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát, sinh tố có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng này cũng hỗ trợ hạ nhiệt, hạ áp, an thần, làm người dùng thoải mái. Tuy nhiên, bên cạnh khả năng tương tác với một số tân dược, dùng nhiều hoặc dùng lâu dài thuốc có chất lợi tiểu, có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như Ca, K…
Thảo dược bó sẵn thành từng bó nhỏ bán ở chợ để các bà nội trợ mua về nấu nước mát thường gồm rễ tranh, mã đề, mía lau. Rễ tranh và mã đề là hai vị thuốc lợi tiểu khá mạnh trong đông y. Trà túi lọc atisô cũng là một loại thuốc lợi tiểu.
Cam thảo giữ nước, đường tinh tăng nguy cơ rối loạn chuyển hoá: cam thảo có tác dụng giải độc, ôn trung, ích khí và vị ngọt hơn mía những 50 lần. Do đó, thảo dược này cũng được dùng trong một số chế phẩm trà thanh nhiệt.
Những nghiên cứu khoa học gần đây cho biết dùng lâu dài với liều lớn hơn 2g/ngày, cam thảo có thể gây ra tình trạng giữ nước, phù, cao huyết áp hoặc giảm lượng testosterone. Do đó, nếu dùng thường, mỗi ngày không nên dùng hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không kể cam thảo, hầu hết các loại nước sinh tố, nước trái cây đóng hộp hoặc tự nhiên cũng đều có ít nhiều lượng đường tinh, yếu tố làm tăng nguy cơ các bệnh về chuyển hoá như béo phì, tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường.
Mát quá hoá hàn: âm, dương, hàn nhiệt trong cơ thể cần được quân bình để khoẻ mạnh. Thiếu nước phải bù nước. Nhiệt độ môi trường nóng quá cũng khiến cơ thể cần bổ sung những loại nước mát. Tuy nhiên, lạm dụng nước mát, sinh tố, nước đá… sẽ có hại.
Theo đông y, “tỳ ố thấp” (tỳ không ưa sự ẩm thấp) và “thận ố hàn” (thận ghét lạnh). Do đó, sự ẩm thấp sẽ làm trở ngại chuyển hoá ở dạ dày. Ăn hoặc uống nhiều đồ lạnh sẽ hại thận, xương, răng. Mặt khác, uống ngay một lượng nước lớn cho đã khát sau khi đi nắng hoặc khi trời quá nóng, có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc gây ra những sự cố tim mạch. Hệ quả này là do thay đổi nhiệt độ thình lình, làm kích thích hệ thần kinh giao cảm ở dạ dày, tạo ra những phản ứng stress có thể gây nhức đầu, chóng mặt.
Sự đầy bụng và phình to nhất thời của dạ dày đẩy hoành cách mô lên, cũng tạo áp lực thêm cho tim. Do đó, những người có tỳ vị yếu (đường tiêu hoá yếu), ăn kém, hay đầy bụng nên cẩn thận khi dùng nhiều nước mát. Người có thể tạng hư hàn, dễ rối loạn tiêu hoá, hay hắt hơi, sổ mũi chỉ nên dùng vừa đủ, khi khát, tốt nhất dùng nóng.
 
Theo Lương y Võ Hà - Sài Gòn Tiếp Thị

Uống nhiều trà đá có nguy cơ bị sỏi thận


Nếu bạn thật sự thích uống trà đá thì đây là thời điểm lý tưởng cho bạn hạn chế dùng chúng.



Theo một chuyên gia tiết niệu Mỹ, uống quá nhiều trà đá có thể gây bệnh sỏi thận. Trà đá chứa hàm lượng cao oxalate, một trong những hóa chất chính dẫn tới việc hình thành sỏi thận. Mặc dù trà nóng cũng chứa oxalate, nhưng không dễ gì bạn uống một lượng đủ lớn để hình thành sỏi thận.

“Đối với những ai dễ có nguy cơ hình thành sỏi thận, thì trà đá là thức uống tồi tệ nhất”, tiến sĩ John Milner, chuyên gia tiết niệu tại Đại học Loyola University Chicago (Mỹ), cho biết. Nam giới, phụ nữ mãn kinh với hàm lượng hormone sinh dục nữ oestrogen thấp và phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng là thuộc nhóm người có nguy cơ cao bị sỏi thận hơn những người khác.
Trà đá là một loại thức uống được yêu thích trong mùa hè nhưng theo tiến sĩ Milner, dùng nước lọc là tốt nhất, có thể thêm một ít nước chanh. “Chanh có hàm lượng rất cao citrate, chất có tác dụng cản trở sự “tăng trưởng” của sỏi thận”, ông Milner nói.
Cũng theo ông Milner, thực phẩm giàu can-xi, có tác dụng giảm lượng oxalate cơ thể hấp thụ, và nước là những thứ mà người có nguy cơ bị sỏi thận nên dùng.
 

Theo Thanh niên

Quả nam việt quất ngừa nhiễm trùng đường niệu


Theo nghiên cứu mới đây, quả nam việt quất có những tác dụng to lớn trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu.


Quả nam việt quất không được nhiều người biết đến ở nước ta nhưng được bán khá nhiều ở các siêu thị. Bạn hãy thường xuyên ăn loại quả này nếu muốn duy trì đường niệu khỏe mạnh.


Hàm lượng acid cao trong nam việt quất, vốn từ lâu là một trong phương thuốc chữa nhiễm trùng niệu, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dọc theo đường niệu. Nhiễm trùng niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu và nhân lên trong niệu đạo.

Hậu quả là niệu đạo bị sưng tấy. Nếu không được chữa trị, vi khuẩn trong niệu đạo sẽ di chuyển sâu hơn đến bàng quang và thận. Nhiễm trùng thận là cực kì nguy hiểm, có thể dẫn tới các tình trạng nguy kịch đe dọa mạng sống của bệnh nhân như nhiễm trùng máu nếu như không được chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường niệu bao gồm: tiểu buốt và gắt, nước tiểu đục và có mùi nặng, tiểu ra máu. Tiểu ra máu cũng có thể là do đường niệu bị nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Cần nhanh chóng đi khám bệnh khi bị các dấu hiệu trên.

Trái nam việt quất dù rất có lợi nhưng không phải lúc nào nó cũng có hiệu quả. Những cách khác giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu là uống nước đầy đủ, dùng kháng sinh theo toa bác sĩ. Không nên nhịn tiểu quá lâu hoặc “rặn” khi tiểu. Bởi nếu nước tiểu còn sót lại trong bàng quang, nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ cao hơn.
         
                                                                                                                                    
Theo Hồng Nhung - bacsi.com

Trầm cảm làm tăng nguy cơ suy thận


Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.


Theo hãng tin New Kerala, các chuyên gia nghiên cứu xem liệu trầm cảm có dự báo nguy cơ mắc bệnh thận hoặc các bệnh khác mà thận đóng vai trò quan trọng hay không.
 
Các tình nguyện viên đều 65 tuổi. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, trầm cảm xảy ra trùng thời điểm với sự hiện diện của bệnh thận kinh niên.
Cuộc nghiên cứu cho thấy, trầm cảm dự báo sự suy giảm nhanh chóng của chức năng thận. “Những ai bị trầm cảm nặng thì có nguy cơ cao mắc bệnh thận”, trưởng nhóm nghiên cứu, chuyên gia Willem Kop, giải thích.

Theo Thanh Niên

Viêm đường tiết niệu ở nam giới


Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách.


Thông thường viêm đường tiết niệu thường xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới (20% phụ nữ mắc bệnh này). Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng mắc căn bệnh này đối với nam giới.
Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách. Tuy nhiên, cũng xin nói thêm rằng, chứng viêm đường tiết niệu sau khi đã được điều trị khỏi, nếu không biết cách phòng ngừa tốt, vẫn có thể quay trở lại, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới viêm thận.
Nhìn chung, những người già khi bị mắc căn bệnh này thường khó phát hiện do không có những biểu hiện rõ ràng.
Khi bị viêm đường tiết niệu thường có những biểu hiện như:
- Đi tiểu nhiều lần.
- Không thể nhịn tiểu được.
- Khó đi tiểu và có cảm giác đau rát “cậu nhỏ”.
- Có thể sốt nhẹ.
- Nước tiểu vẩn đục với mùi khó chịu.
- Lẫn máu trong nước tiểu.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới là:
- Phì đại tuyến tiền liệt.
- Sỏi thận.
- Niệu đạo hẹp, không bình thường.
Để điều trị dứt điểm phải tìm nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.
Ngoài ra cần dùng một số loại kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
Hơn thế nữa bạn cần lưu ý uống thật nhiều nước sẽ là cách hữu hiệu giúp bạn mau chóng khỏi bệnh và là cách phòng ngừa đem lại hiệu quả cao.
 

Theo Bệnh thận - tiết niệu

Viêm tiết niệu ở trẻ em


Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này có nhiều trong phân của người, động vật, phân bố khắp nơi.




Trẻ viêm tiết niệu có thể biểu hiện sốt nhẹ, hoặc sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Có khoảng 10-15% số trẻ không sốt mà thân nhiệt lại giảm; trẻ biếng ăn, bỏ chơi, nôn hoặc tiêu chảy…
Nguyên nhân
Ở bé gái do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn cho nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang. Ở bé trai có một số do dị dạng ở đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại, gây viêm đường tiết niệu ngược dòng. 
Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít, hoặc lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Sử dụng bỉm không đúng quy cách, nhất là mỗi khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 
Nếu rửa hoặc lau hậu môn cho trẻ mà rửa từ sau ra trước thì vô tình sẽ đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các trẻ em gái.
Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này có nhiều trong phân của người, động vật, phân bố khắp nơi và rất dễ lây nhiễm cho con người nếu vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân chưa tốt. 
Phòng tránh
Mỗi khi thấy con mình sốt (dù là sốt nhẹ) các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan và xem thường. Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; ăn, ngủ, chơi kém thì cần cho trẻ đi khám bệnh, bởi có thể do viêm đường tiết niệu. Không nên đóng bỉm một thời gian dài mới thay và luôn kiểm tra bỉm của trẻ, đề phòng trẻ vừa tiểu vừa đi ngoài làm lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu.
Hằng ngày, nếu thấy trẻ hay sờ tay vào chỗ kín hoặc bé trai đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu thì phải cho trẻ đi khám xem có bị hẹp bao quy đầu hay không; bởi vì hẹp bao quy đầu rất dễ bị viêm đường tiết niệu. 
Cần tập thói quen cho trẻ đi tiểu tự chủ và không để trẻ đái dầm bằng cách trước khi trẻ đi ngủ cần cho đi tiểu. Mỗi lần vệ sinh cho trẻ sau khi đi ngoài hay đi tiểu cần lau giấy vệ sinh hoặc rửa nước từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các bé gái.
Cần cho trẻ uống đủ nước hằng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước giúp cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám để trẻ được điều trị nhằm tránh biến chứng như nhiễm trùng huyết hoặc viêm thận dẫn đến suy thận.
  
              Theo Thanh niên

6 dấu hiệu suy thận ở phụ nữ


Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do áp lực trong cuộc sống và công việc khiến cho sức đề kháng bị giảm xuống.




Nhưng ngày càng có nhiều chị em đến khám và điều trị về thận, buộc người ta phải xem xét lại quan điểm này.
Theo báo cáo mới đây của BS Lý Thạc,  hiện nay, tuyệt đại đa số những người mắc bệnh suy thận đều ở độ tuổi từ 30 đến 50, đặc biệt là tỷ lệ chị em ngồi bàn giấy ngày càng tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do áp lực trong cuộc sống và công việc khiến cho sức đề kháng bị giảm xuống. BS Lý Thạc cảnh báo, chị em chớ coi thường nếu thấy một trong những dấu hiệu sau đây.
1. Tóc rụng nhiều: Bạn từng có mái tóc dầy, đen óng. Nay bỗng dưng xơ cứng và rụng như trút. Bạn đã dùng đủ mọi biện pháp, đủ loại kem dưỡng tóc mà tình trạng ngày càng tồi tệ, bạn luôn phải thay kẹp tóc. Bạn buồn khổ, bế tắc không biết tại sao. Hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa thận.
2. Mắt quầng thâm: phù mọng, buổi sáng khi tỉnh dậy, bạn thấy mắt khô và hơi tưng tức. Bạn nghĩ chắc do đêm qua bạn thức hơi khuya để xem hết bộ phim hay… Ngắm kỹ mình trong gương, bạn thấy mí dưới mọng và thâm. Cẩn thận, đó không phải do bạn thức khuya, mà chính là dấu hiệu của bệnh suy thận. Chứng tỏ, thận của bạn đã không đủ khoẻ để lọc và đẩy hết độc tố qua nước tiểu ra khỏi cơ thể bạn.
3. Biểu hiện mãn kinh sớm: mới 30 tuổi, đang trong thời kỳ sung mãn nhất, mà bạn có những cơn bốc hỏa ở mặt, vã mồ hôi vào đêm, viêm âm đạo, khô âm đạo, đau khi giao hợp, mệt mỏi và giảm thị lực, dễ tức giận, hay khóc và giảm khả năng ứng xử bình thường, mất ngủ và hay giảm hứng thú tình dục. Có tới 80% khả năng bạn bị suy thận. Hãy đến bệnh viện, kiểm tra thận của bạn có vấn đề hay không.
4. Không ngừng tăng cân
Bạn vẫn ăn như mèo, sinh hoạt bình thường, nhưng cân nặng của bạn không ngừng tăng lên. Bạn phải tăng thêm một tiếng mỗi ngày cho việc tập thể dục mà chẳng có hiệu quả. Bạn chẳng bao giờ nghĩ đến việc tăng cân của bạn có liên quan đến thận. Nhưng sự thực, thủ phạm gây béo phì ở bạn lại chính là căn bệnh suy thận.
5. Giảm ham muốn
Cuộc sống gia đình bạn hạnh phúc, đủ đầy về mọi mặt. Vừa qua tuổi 35, mới gần đây còn rất mạnh mẽ, dào dạt bỗng dưng cảm thấy như ngọn lửa tàn dần. Bạn như biến thành một ni cô. Nằm bên chồng mà lòng nguội lạnh.
6. Sợ lạnh
Ở văn phòng, đồng nghiệp bật điều hoà, bạn lại run lập cập. Mới chớm thu mà bạn đã như ở giữa mùa đông lạnh giá, lúc nào cũng quần trùng áo dài, hơi lạnh là đau bụng. Bạn đã bị suy thận rồi đó.
Đông y cho rằng, suy thận không có nghĩa là thận bị biến chứng. Suy thận chủ yếu vẫn là do sức đề kháng kém, thể chất yếu.
Theo BS Lý Thạc, để thận của bạn thực sự khoẻ mạnh, nhất định phải sinh hoạt và làm việc điều độ; có ý thức giảm bớt áp lực, không nên quá mệt mỏi, chú ý cân bằng dinh dưỡng, không nên kén ăn và tăng cường rèn luyện thể chất vì như vậy, vừa có thể tăng cường sức khỏe, cũng có lợi cho việc cản thiện tinh thần.; đồng thời tránh ở quá lâu trong môi trường không thông gió và hít thở không khí trong lành.

Theo Đất Việt

Dấu hiệu suy thận


Hai quả thận người có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Người ta có thể mất 50% số đơn vị thận mà vẫn sống bình thường.




Vì vậy mới có chuyện cho người khác một quả thận. Tuy nhiên, nếu mất trên số lượng đơn vị thận này, tình trạng suy thận sẽ bắt đầu.
Bệnh nhân suy thận mãn được chạy thận nhân tạo tại BV Củ Chi, TP.HCM – Ảnh: L.T.H
Thận của một người có thể chết đi, tạm ngưng hoạt động hoặc không thể hoạt động được vì một bệnh lý nào đó. Nếu chỉ tạm ngưng hoạt động trong thời gian ngắn và được điều trị đúng, kịp thời, thận sẽ hoạt động trở lại.
Có thể nhận biết triệu chứng của suy thận cấp qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nếu bệnh nhân không có nước tiểu, hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24g là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
Trong khi đó, triệu chứng của bệnh suy thận mãn lại kín đáo hơn. Bệnh nhân thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu).
Để chẩn đoán suy thận mãn, cần có những xét nghiệm: nồng độ urê máu và créatinine máu. Trong quá trình theo dõi các bệnh lý nội khoa (cao huyết áp, tiểu đường…) bác sĩ phải thường xuyên cho bệnh nhân kiểm tra định kỳ hai chỉ số urê và créatinine.
Để phòng ngừa suy thận mãn, khi bị nhiễm trùng đường tiểu phải đi khám và điều trị đúng cách, tránh bị sạn thận bằng cách uống nước nhiều, điều trị tốt sỏi thận. Uống đủ nước để duy trì lượng nước tiểu khoảng 1,5 lít/ngày, không nên ăn quá nhiều đạm động vật, tránh ăn mật cá, mật rắn, tránh để nhiễm trùng, nhiễm độc… 
Khi bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, tiểu đường… cần tuân thủ điều trị thuốc và thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.
Với những người chỉ còn một thận, tuyệt đối tránh các biến chứng do những bệnh khác gây ra.
Vậy còn nước tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu đêm, đau lưng liên quan đến bệnh thận hay không? Nước tiểu đục có ba nguyên nhân. Tiểu ra máu có đến hơn… 100 nguyên nhân. Đau lưng có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều lý do làm ta phải thức dậy tiểu đêm.
Vì vậy, để biết chính xác việc tiểu đục, tiểu ra máu, đau lưng, tiểu đêm… liên quan đến bệnh lý thận hay không, bệnh nhân đến bệnh viện để khám bệnh. Hiện nay ở TP.HCM, các bệnh viện đã làm được nhiều loại xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng… để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý về thận.
Suy thận mãn ở tuổi 20
Khoa cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân nam T.Đ.K., 21 tuổi, nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. K. khá mệt mỏi, nhức đầu nhiều, da niêm nhợt, nặng hai mi mắt do phù và hai chân từ bàn đến cẳng đều phù nhiều, tiểu rất ít.
 
Hai ngày trước K. có lọc máu cấp cứu bằng máy thận nhân tạo tại một bệnh viện ở quận Bình Thạnh vì đang bị đợt cấp của suy thận mãn, bệnh rất nguy hiểm đe dọa tính mạng. Sau lọc máu K. thoát khỏi nguy kịch, và được bác sĩ tư vấn là đến lúc lọc máu kéo dài, cần làm fistula động tĩnh mạch để tạo đường mạch máu lâu dài cho việc chạy thận. K. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để làm fistula.
K. cho biết nghỉ học từ năm 16 tuổi do nhà khó khăn, sau đó đi làm thợ hồ và hay có những vết thương rách da hay sây sát chân tay do đụng chạm vật nặng hay nhọn. Do không hiểu biết đầy đủ nên K. cứ để vết thương tự lành mà không chăm sóc, trong đó có những vết thương mưng mủ.
Đến năm 19 tuổi thấy có hiện tượng hay đi tiểu máu sẫm màu hoặc màu đỏ. Hiện tượng này kéo dài đến bốn tháng thì K. cảm thấy mệt nhiều, tay chân phù, làm việc không nổi. K. đi khám bệnh phát hiện mình bị viêm cầu thận mãn tính, các bác sĩ điều trị cho K. tư vấn uống thuốc dài lâu nhằm làm chậm lại sự tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối ở những người viêm cầu thận mãn tính. 
Nhưng do việc mưu sinh nên sự hợp tác điều trị không được thường xuyên. Đến nay K. đã bị suy thận mãn tính mà không biết, bệnh cảnh đang bùng phát lên nhiều đợt cấp, đòi hỏi phải lọc máu kéo dài.
 
Theo BS Trần Mạnh Hà - Suckhoe365

Bệnh thận: Bạn thuộc nhóm nguy cơ?


Các vấn đề ở thận chẳng chừa bất kỳ ai. Nguyên nhân có thể xuất phát từ 1 bệnh không liên quan hay do gen.




Nếu bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào dưới đây, bạn có thể nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh thận. Hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu được phát hiện sớm, các vấn đề ở thận sẽ không khó giải quyết.
1. Bạn có bị đái tháo đường không?
Khoảng 30-50% trường hợp suy thận là ở người bị bệnh đái tháo đường.
2. Bạn có bị huyết áp cao mà không thể kiểm soát không?
Khoảng 20-25% trường hợp suy thận là do việc kiểm soát huyết áp chưa tốt.
3. Bạn đã từng bị viêm 1 bên thận hơn 1 lần chưa?
Viêm cầu thận không được điều trị và kiểm soát triệt để có thể gây ra 20% trường hợp suy thận (đặc biệt hay gặp ở các nước đang phát triển).
4. Bạn có bệnh thận bẩm sinh như bệnh lý thận IgA, bệnh lý thận có vách hoặc ung thư thận?
Hãy chú ý hơn tới việc kiểm tra sức khỏe.
5. Bạn đã từng dùng ống thông tiểu?
Hãy cảnh giác với bệnh viêm thận và cần chắc chắn là phải điều trị nhanh và triệt để.
6. Bạn đã từng dùng thuốc kháng viêm cho tình trạng đau, viêm hay sốt mỗi ngày trong vài năm nào đó không?
7. Bạn có thừa cân hay bị huyết áp cao không?
8. Mức cholesterol trong máu có cao không?
9. Bạn có thường xuyên bị hít khói có chì hay thủy ngân không?
 

Theo Suckhoe365
 

Đái dắt, hãy coi chừng!


Sau khi quan hệ tình dục mà xuất hiện việc đái dắt, bạn hãy coi chừng vì đó có thể là biểu hiện đầu tiên của việc nhiễm bệnh lậu…


Dấu hiệu đặc biệt
Bệnh lậu sinh dục lây theo đường giao hợp với người đang mang vi khuẩn lậu (cấp tính hoặc mãn tính).
Lậu cầu là những song cầu hình hạt cà phê hoặc hình quả thận, xếp đôi, xếp bốn hoặc thành từng đám. Sức đề kháng của lậu cầu kém, ra khỏi cơ thể, lậu cầu dễ bị chết, các thuốc sát trùng thông thường hay nhiệt độ cao cũng làm cho lậu cầu chết.
Các quan điểm trước đây cho rằng bệnh này có thể lây qua gián tiếp như mặc chung quần lót, ngồi phải chỗ bệnh nhân lậu đã ngồi hoặc dùng chung đồ dùng nay đã bị thực tế phủ nhận. Bệnh lậu chỉ có thể lây khi quan hệ tình dục (giao hợp) với người mắc bệnh.
Do phản ứng bảo vệ của cơ thể, lậu cầu khuẩn không xâm nhập được vào sâu hơn, chúng tạo mủ ở niệu đạo, gây rát buốt, đái dắt. Đây là dấu hiệu đặc biệt ở giai đoạn đầu của bệnh lậu và cũng nhờ dấu hiệu này mà chẩn đoán ra bệnh lậu (có mủ dính đặc ở miệng sáo).
Tuy nhiên cần lưu ý, không phải cứ hễ đái dắt là bị lậu mà bị lậu thì dấu hiệu đầu tiên là đái dắt!
Nữ khó nhận biết bệnh hơn nam
 
Ở nam giới, biểu hiện lâm sàng trong giai đoạn cấp thường dễ nhận thấy, nhưng ở nữ giới biểu hiện lâm sàng trong giai đoạn cấp rất ít, nhiều khi không biết mình có bệnh. Vì vậy, phụ nữ mắc lậu là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho người khác khi có quan hệ tình dục.
Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, hầu hết (96%) sẽ khỏi bệnh nhanh chóng. Nếu không điều trị kịp thời và đầy đủ thì sau 10-15 ngày nhiễm khuẩn lan rộng dẫn đến viêm niệu đạo toàn bộ, khi đó đái dắt, đái khó, có thể đái ra giọt máu ở cuối dòng, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau.
Bệnh lậu có thể dẫn tới các biến chứng ở nam giới như: viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn; viêm túi tinh và ống phóng tinh; viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo.
Còn ở nữ, thời gian ủ bệnh thường từ 2 tuần trở lên. Tuy nhiên có tới 75% phụ nữ có thời gian ủ bệnh khó xác định và các triệu chứng ban đầu rất kín đáo. Rất hiếm khi có triệu chứng lâm sàng cấp tính, nếu có thì thường là ở phụ nữ trẻ, mới mắc bệnh lần đầu.
Biểu hiện thường thấy là đái dắt, đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu. Nếu khám thì thấy viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ, âm đạo.
Ngoài chữa trị theo Tây y, với bệnh này, y học cổ truyền cũng có các bài thuốc chữa trị, như bài “cân diệp tiễn thang”, với các vị thuốc: bản lam căn 30g, đại thanh diệp 30g, kim tiền thảo 15g, đại hoàng 12g. Cho thuốc vào 600 ml nước, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Chắt ra lấy 1/2 chia 3 lần uống trong ngày. Còn 1/2 và bã dùng để rửa và đắp cơ quan sinh dục. Dùng trong 5 ngày liền.
Tốt nhất là bệnh nhân đến khám và điều trị ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu, tuyệt đối không tự điều trị. Trong thời gian mắc bệnh, tuyệt đối không quan hệ tình dục để tránh lây bệnh cho người khác.

Theo Lương y Hoài Vũ - Suckhoe365

Nguyên nhân tiểu nhiều lần


Có trường hợp do thói quen ngay sau khi đi tiểu lại uống nước và như vậy sẽ đi tiểu lại trong thời gian ngắn




Khi chức năng của hai thận bình thường và cơ thể không có tình trạng thiếu nước, khoảng 15-30 phút sau khi uống nướcchúng ta sẽ đi tiểu để loại bỏ lượng nước dư thừa vừa uống. Trường hợp này nước tiểu thường trắng trong hay vàng lợt, tia nước tiểu mạnh, thông suốt, không phải rặn và không có các triệu chứng bất thường như gắt, buốt hay tiểu máu đi kèm.
Mặt khác, vì động tác đi tiểu chịu chi phối của cả hệ thần kinh tự chủ lẫn tự động nên những người có thần kinh dễ bị kích động, lo lắng thường có những phản xạ đi tiểu thường xuyên trước một vấn đề nào đó gây căng thẳng thần kinh, như trước khi vào phòng thi, mở đề thi, phỏng vấn khi xin việc…
Có trường hợp có thói quen ngay sau khi đi tiểu lại uống nước và như vậy sẽ đi tiểu lại trong thời gian ngắn sau đó mà hậu quả là tiểu rất nhiều lần cả ngày lẫn đêm (nếu vẫn có thói quen uống nước ngay sau đi tiểu). Tuy nhiên, những trường hợp này đều không có ý nghĩa bệnh lý nếu không có các bất thường kể trên đi kèm, hoặc số lần đi tiểu sẽ giảm khi giảm lượng nước uống.
Tiểu nhiều lần gọi là bệnh lý khi
* Không uống nước vẫn phải đi tiểu, thường gặp trong các bệnh như: nhiễm trùng tiểu (thường có các rối loạn đi tiểu kèm theo: tiểu đau, buốt, nước tiểu đục, có máu…), hội chứng bàng quang kích thích, tiểu đường, u, bướu đường niệu, dị tật bẩm sinh hệ niệu, bệnh thần kinh bàng quang, suy thận mãn tính…
* Có các triệu chứng rối loạn đi tiểu kèm theo hay có kèm thay đổi màu sắc hoặc độ đục trong của nước tiểu.
* Không thể nhịn tiểu được dù đang làm việc hay hội họp.
* Tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không liên quan có uống nước hay không.
* Có các thay đổi thể trạng kèm theo: sụt cân, mệt mỏi…
Như vậy nguyên nhân của tiểu nhiều lần có bệnh lý rất phức tạp và đa dạng, đôi khi đòi hỏi những thăm dò chức năng chuyên sâu và phức tạp mới có thể chẩn đoán xác định. Bệnh nhân cần đến các bác sĩ hay bệnh viện chuyên khoa để biết nguyên nhân và có hướng xử lý thích hợp.
Nên đến khám tại khoa niệu của các bệnh viện. Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ phát hiện nguyên nhân tiểu nhiều lần để điều trị hiệu quả.
 

Theo Sức khỏe 365

Chị em đi tiểu đúng cách, tránh nước đọng trong bàng quang


Chứng rối loạn tiểu tiện thường gây phiền phức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu không chú ý điều trị, bệnh sẽ kéo dài khó điều trị dứt điểm.


Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, đặc biệt là nhiễm trùng đường niệu, thường xảy ra ở phụ nữ. Bệnh có thể phòng tránh được, chỉ cần lưu ý thực hiện một số nguyên tắc giản đơn sau:
Không nhịn mỗi khi mót tiểu, nhờ vậy sẽ tránh được sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang tạo điều kiện cho sự tăng sinh và phát triển của vi khuẩn, dẫn tới nhiễm trùng đường niệu. Hơn nữa, việc thường xuyên nhịn tiểu tạo nguy cơ gây tăng trương lực cơ thắt cổ bàng quang. Thông thường số lần đi tiểu mỗi ngày từ 6 – 8 lần.
Sau quan hệ  tình dục, đối với phụ nữ, nên đi tiểu.
Đi tiểu trong tư thế thoải mái để nước tiểu thoát ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Dành thời gian giúp đào thải hết khối lượng nước tiểu trong bàng quang, tránh hiện tượng ứ đọng nước tiểu, nguồn gốc của nhiễm trùng đường niệu.
Không  làm động tác ngắt tiểu giữa chừng khi đang đi tiểu gây cản trở sự  đào thải hết khối lượng nước tiểu. Phụ nữ sau quan hệ  tình dục nên đi tiểu.
Các khăn vệ sinh chuyên dùng chỉ dành riêng trong những ngày có kinh nguyệt và nên tăng cường thay mới trong ngày, tránh tình trạng ẩm ướt dễ dẫn tới nhiễm khuẩn. Trong khâu vệ sinh, để tránh nhiễm khuẩn, khi lau rửa tránh kéo giấy từ sau ra trước và xịt nước thẳng vào bộ máy sinh dục.
Thực hiện các khuyến cáo trên sẽ giúp bạn tránh các rối loạn tiểu tiện, tình trạng nhiễm khuẩn và về lâu dài là tình trạng són tiểu gây rất nhiều khó chịu cho người phụ nữ trong sinh hoạt. Cũng cần nói thêm là khi thấy xuất hiện có máu trong nước tiểu thì nhất thiết phải được thăm khám do có thể là dấu hiệu báo động của tình trạng nhiễm khuẩn đường niệu, sỏi đường niệu hoặc thậm chí ung thư.

Theo bee.net

Những thói quen khiến thận kiệt sức


Quả thận khoẻ mạnh giúp cơ thể hoạt động tốt hơn nhưng những thói quen hằng ngày dưới đây có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của thận.




1. Không thích uống nước
Lượng chất thải thận phải tiếp nhận luôn nhiều hơn so với các cơ quan khác. Thận có chức năng cân bằng lượng nước và các chất điện giải trong cơ thể, loại bỏ các chất độc hại sinh ra trong các quá trình hoạt động sinh lý của cơ thể qua đường nước tiểu. Để thực hiện các chức năng đó, thận cũng cần được cung cấp đủ nước.
Lời khuyên: Rèn thói quen uống nhiều nước giúp nước tiểu nhanh chóng được bài thải ra ngoài. Điều này không chỉ giúp phòng chống bệnh sỏi thận, mà còn có tác dụng bảo vệ thận nếu bạn có chế độ ăn quá nhiều muối.
2. Uống nhiều bia
Bạn có bệnh về tim mạch, lại hay uống nhiều bia sẽ khiến axit uric bị tích tụ, làm tắc nghẽn ống thận, dẫn đến suy thận.
Lời khuyên: bạn nên kiểm tra nước tiểu định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
3. Lượng rau quả không phù hợp
Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều rau quả có lợi cho sức khoẻ, nhưng đối với người gặp vấn đề về chức năng thận, chất kali có trong các loại rau quả thường ngày được coi là thức hỗ trợ giảm huyết áp tự nhiên này lại có thể làm tổn thương thận nếu dùng trong thời gian dài.
Lời khuyên: nên chú ý trong việc ăn rau quả: nên có chế độ ăn nhạt, không nên ăn uống nước rau quả quá nồng hay nước canh quá đậm.
4. Không thích uống nước nhạt
Đại bộ phận nam giới không thích vị nhạt của nước lọc, hay nước đun sôi để nguội. Do vậy, các đồ uống có ga như coca hay cà phê nghiễm nhiên được lựa chọn. Tuy nhiên, các loại đồ uống này dễ khiến huyết áp tăng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến thận bị tổn thương.
Lời khuyên: tránh uống quá nhiều đồ uống có ga hay cà phê và dùng nước lọc thay thế. Duy trì 8 ly nước lọc mỗi ngày để giúp cơ thể bài thải chất độc kịp thời.
5. Ăn quá nhiều thịt
Hiệp hội thực phẩm Mỹ từng kiến nghị, 1 người nặng 50kg trong 1 ngày chỉ nên nạp 40g protein, tức là không quá 300g thịt, để tránh gây tổn thương thận nặng nề.
Lời khuyên: Nếu trong nước tiểu có protein, lượng thịt và thực phẩm chế biến từ đậu có thể nạp vào cơ thể mỗi bữa nên chỉ nhiều hơn 0,5cm so với độ dày của nắm tay, người có bệnh thận mãn tính nên ăn ít hơn.
6. Lạm dụng thuốc giảm đau
Có nghiên cứu đã phát hiện ra việc sử dụng lẫn các loại thuốc giảm đau trong thời gian dài khiến tuần hoàn máu trong cơ thể bị chậm lại. Từ đó gây tổn hại nghiêm trọng đến chức năng của thận. Không chỉ vậy, những người bị suy thận do lạm dụng thuốc giảm đau cũng dễ bị ung thư bàng quang.
Lời khuyên: tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào trong thời gian dài, bạn chỉ nên thỉnh thoảng dùng với liều lượng phù hợp khi thực sự cần thiết.
7. Ăn nhiều muối
Thận phụ trách việc lọc 95% hàm lượng muối chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. Việc ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận bị “quá tải”. Ngoài ra, chất Natri có trong muối làm cho cơ thể bị giữ nước, tăng thêm gánh nặng cho thận, dễ dẫn tới suy giảm chức năng thận.
Lời khuyên: mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể khoảng 6g muối, lưu ý hàm lượng muối trong mì ăn liền rất cao, bởi vậy bạn không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.
8. Áp lực quá lớn khiến huyết áp tăng cao
Bệnh cao huyết áp cao đã trở thành một nguy cơ của xã hội hiện đại. Một bộ phận không nhỏ do áp lực quá lớn trong công việc và cuộc sống gây ra. Từ đó, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của thận.
Lời khuyên: tốt nhất bạn nên kiểm tra huyết áp định kỳ, tránh không thức đêm nhiều, không để cơ thể phải chịu áp lực quá sức khiến huyết áp tăng cao.
 

Theo Dân trí

Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp và thuốc trị


Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu.




Biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu thấp bao gồm các triệu chứng:
 
Tiểu buốt, tiểu dắt, có thể đái ra máu, mủ. Khi đái ra máu, mủ ở đầu bãi thường do nhiễm khuẩn tại niệu đạo, ở cuối bãi thường do nhiễm khuẩn tại bàng quang. Biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân có thể gai sốt hoặc sốt rét run, cũng có khi không sốt.
 
Ảnh minh họa
Điều trị:
 
Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp khi có viêm ở niệu đạo hoặc bàng quang. Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và chủng vi khuẩn gây bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (tức là sau khi cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây bệnh thì đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ nhất, sẵn có và cân nhắc cả về vấn đề kinh tế); điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.
Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon: peflacin hoặc ciprofloxacin. Lưu ý không sử dụng quinolon cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp. 
Các nhóm kháng sinh khác như cephalosporin, beta lactam cũng có tác dụng tốt. Một kháng sinh thông thường, rẻ tiền, khá thông dụng hiện nay là co-trimoxazon cũng có tác dụng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh này hiện nay khá cao. 
Thời gian sử dụng kháng sinh tuỳ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, căn cứ từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng liều duy nhất hay dùng kéo dài 10 ngày hay kéo dài hơn. Hiện nay hay dùng kháng sinh kết hợp với một số hoá chất như nitrofurantoin, mictasol bleu… là những thuốc đào thải gần như nguyên vẹn qua đường tiểu nên có tác dụng sát khuẩn tại chỗ.
Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác trong bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm uống nhiều nước thường trên 1,5 lít/ ngày, hạ sốt giảm đau, nâng cao thể trạng.
Điều trị các yếu tố thuận lợi như điều trị sỏi tiết niệu (uống thuốc tan sỏi, tán sỏi qua siêu âm, phẫu thuật lấy sỏi…), điều trị u phì đại lành tính tiền liệt tuyến, điều trị các dị dạng đường niệu, điều trị các bệnh kèm theo. Điều trị các biến chứng của bệnh như suy thận, thiếu máu, tăng huyết áp… 

Tóm lại, nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh khá thường gặp ở nam giới, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng. Trường hợp ngược lại có thể dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu.
                                                                                                              
                                                                                                                                
                                                                                                               TheoSức khỏe & Đời sống

Nhịn tiểu, nhịn luôn cả ‘chuyện ấy’


Nhịn tiểu vì bất kỳ lý do gì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng tới khả năng “yêu” của cả nam và nữ.




Đi tiểu chính là quá trình đào thải những vi khuẩn và tạp chất có hại ra ngoài cơ thể. Việc nhịn tiểu thường xuyên sẽ cản trở việc “làm sạch” cơ thể này và kết quả tất yếu là sự tích tụ, gia tăng các vi khuẩn trong đường tiết niệu. Cơ quan sinh dục nằm gần với niệu đạo nên khả năng nhiễm khuẩn là rất cao.  

 
Nhịn tiểu lâu ngày có thể gây viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang và các cơ quan sinh dục

Ở nam giới, nhịn tiểu là tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt, gây nên hiện tượng xuất tính sớm, xuất tinh đau, ảnh hưởng tới khả năng cương cứng của dương vật và làm giảm ham muốn tình dục…

Còn đối với nữ giới, việc nhịn tiểu lâu sẽ làm rối loạn các chức năng cơ quan vùng xương chậu. Nhịn tiểu lâu khiến bàng quang căng đầy, từ đó gây sức ép lên tử cung và cac cơ quan sinh dục khác, gây nên cảm giác đau khi giao hợp.

Ngoài ra, việc nhịn tiểu lâu cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận do các cặn can-xi không được đào thải hết ra ngoài cơ thể, lưu lại và tạo thành sỏi thận.


Theo Dân trí

9 cơ quan cơ thể sẽ bị tổn thương khi say rượu


Thận, gan, tim mạch, huyết áp, xương, não, dạ dày là những cơ quan trong cơ thể sẽ bị tổn thương nếu chúng ta uống quá nhiều rượu.




Thận

 
Sau khi uống rượu, cơ thể sẽ bị khống chế việc sản xuất hoócmôn antidiuretic. Thiếu hoócmôn này thận sẽ bị tái hấp thụ nước. Vì vậy, người uống rượu sẽ phải chạy vào nhà vệ sinh liên tục. Sau khi cơ thể bị mất nước, chất lỏng điện phân cân bằng bị phá vỡ, buồn nôn, chóng mặt, các triệu chứng đau đầu sẽ xuất hiện.
  
Ngực
 
Rượu kích thích tiết ra estrogen vì vậy ngực của những người đàn ông thích uống rượu sẽ to hơn. Do rượu gây suy giảm chức năng của gan trong khi estrogen sẽ được phân giải trong gan bởi vậy những người nghiện rượu nguy cơ mắc ung thư vú rất cao. Phần ngực của nam giới tương đối bằng phẳng bởi vậy mà tốc độ lây lan ung thư vú sẽ rất nhanh sau khi mắc bệnh.
 
Dạ dày
 
Rượu có thể làm tiết quá nhiều axit dạ dày. Sau khi uống nhiều rượu, các tế bào biểu mô dạ dày sẽ bị tổn thương gây ra phù nề niêm mạc, xuất huyết, thậm chí nghiêm trọng hơn còn gây ra chảy máu dạ dày.
 
Tuyến tụy
 
Rượu có thể là một trong những thủ phạm gây viêm cấp tuyến tụy. Rượu sẽ góp phần kích thích các tế bào tiết ra axit hydrochloric ảnh hưởng đến tá tràng và tuyến tụy tiết ra nội tiết. Lượng nhỏ rượu cũng có thể gây viêm tụy mãn tính, người mắc chứng bệnh này thường có các biểu hiện như tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của việc đau bụng.
 
Gan
 
Rượu làm cho mỡ bị tích tụ trong gan ngày càng nhiều và lâu dần gây ra tình trạng viên gan. Theo thời gian, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh xơ gan.
 
Não
 
Rượu có thể gây hại cho các tế bào não. Nghiên cứu của Đại học Heidelberg, Đức khẳng định rằng 6 phút sau khi uống rượu, các tế bào não bắt đầu bị phá hủy. Bộ nhớ của người nghiện rượu lâu năm trở nên rất tồi tệ.
 
Một nghiên cứu năm 2009 về thí nghiệm và nghiên cứu lâm sàng đối với những người nghiện rượu cho thấy rượu khiến cho con người mất dần khả năng hiểu được cảm xúc của người khác, rất dễ gây ra xung đột và hiểu lầm.
 
Tim
 
Rượu có thể gây viêm cơ tim. Đối với những người nghiện rượu, các tế bào cơ tim của họ bị sưng lên, bị hoại tử và xuất hiện hàng loạt các phản ứng viêm. Dưới ảnh hưởng của rượu, nhịp tim, lượng oxy tiêu thụ tăng lên đáng kể trong tim.
 
Huyết áp
 
Rượu có vai trò làm tăng huyết áp. Một nghiên cứu của Anh phát hiện ra rằng ngay cả khi cơ thể quen với việc uống rượu, huyết áp cũng sẽ tăng lên. Rượu sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
 
Xương
 
Uống quá nhiều rượu cơ thể sẽ bị mất canxi rất nhanh bởi vậy mà những người nghiện rượu tỷ lệ loãng xương và gẫy xương rất cao. Tuy nhiên theo tạp chí khoa học nông nghiệp và thực phẩm của Mỹ lại chỉ rằng silicon trong bia rất tốt cho xương nhưng phải uống với lượng vừa phải.
 
Theo Lan Phương - VietNam plus

Hắt hơi là... són tiểu


Són tiểu khi gắng sức không phải do cơ thể lão hóa, cũng không hẳn do sinh nở nhiều lần, nó có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.




 
Bệnh nhân P.T.T.T., 40 tuổi, chưa lập gia đình, nhập viện vì són tiểu khi ho, hắt hơi hoặc khi đi lại nhiều gây trở ngại trong công việc (bệnh nhân là giáo viên trường mẫu giáo). Vào viện, bệnh nhân P.T.T.T. được làm chẩn đoán và phẫu thuật. Sau mổ, tình trạng són tiểu hoàn toàn không còn nữa. Bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống và sinh hoạt như những người bình thường.
Bệnh nhân N.T.B.H., 39 tuổi, sinh một lần. Vào viện vì thường xuyên bị són tiểu khi ho, hắt hơi. Thậm chí són tiểu cả khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Bệnh nhân phải mang băng vệ sinh liên tục cả ngày. Bệnh nhân đã được mổ đặt băng nâng niệu đạo. Sau khi mổ không còn bị són tiểu.
4 loại són tiểu
Són tiểu khi gắng sức, hay còn gọi là tiểu không kiểm soát khi gắng sức, là tình trạng nước tiểu thoát ra thình lình không theo ý muốn, khi ho, hắt hơi, cười; đi lại, tập luyện thể thao, nâng vật nặng; thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm sang đứng; người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong ngày để tránh các triệu chứng trên.
4 dấu hiệu để đi khám són tiểu
Bạn hãy tự hỏi:
- Bạn đã từng bị són tiểu đột ngột, không tự chủ khi cười, hắt hơi, ho hay khi tập thể thao?
- Bạn có mang băng vệ sinh để thấm nước tiểu són ra không?
- Bạn có hạn chế hoặc tránh các hoạt động mà có thể gây ra són tiểu?
- Khi lên kế hoạch đi du ngoạn, đi ra ngoài hoặc tham dự một sự kiện nào đó, quyết định của bạn có bị ảnh hưởng do tự hỏi nơi đó có phòng vệ sinh không?
Nếu câu trả lời là “có” dù chỉ một trong các câu hỏi trên, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn thêm.
Són tiểu khi gắng sức gây khó chịu, làm giảm chất lượng sống, cản trở những hoạt động yêu thích của người bệnh như chơi thể thao, du lịch, sinh hoạt cộng đồng...
Đây là bệnh lý thường gặp và có thể trị khỏi hoàn toàn.
Có 4 loại són tiểu thường gặp ở phụ nữ:
Són tiểu khi gắng sức: nước tiểu tự chảy ra ngoài không theo ý muốn, xảy ra khi có những động tác đột ngột như ho, hắt hơi, cười hoặc khi tập thể thao.
Són tiểu gấp: cảm giác muốn đi tiểu gấp, đột ngột và sau đó là són tiểu. Bệnh nhân có cảm giác không bao giờ mình đến phòng vệ sinh kịp, hoặc có thể phải thức dậy nhiều lần trong đêm vì mắc tiểu gấp.
Són tiểu hỗn hợp: khi có cả hai loại trên.
Són tiểu do tràn đầy: lúc nào bàng quang cũng căng đầy nước tiểu, do tiểu không hết. Nguyên nhân có thể do rối loạn thần kinh hoặc bế tắc ở niệu đạo.
Xuất viện trong ngày
Có hai lý do chính làm cổ bàng quang, niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) không đóng kín khi hoạt động gắng sức khiến cơ thể không giữ được nước tiểu khi hoạt động gắng sức. 
Thông thường nhất là do sự nâng đỡ kém của niệu đạo (cơ và tổ chức liên kết xung quanh bị nhão, yếu). Hiếm hơn là cơ vòng của niệu đạo bị tổn thương.
Sự suy yếu của sàn chậu tổ chức liên kết và cơ có thể do mang thai và sinh nhiều lần, thời gian lúc nghỉ hậu sản ít, bệnh nhân lớn tuổi, mãn kinh hoặc thiếu estrogen, béo phì, làm việc căng thẳng, chơi thể thao quá độ, khiêng vác nặng hoặc các bệnh làm bệnh nhân phải rặn lâu ngày (như táo bón).
Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể chữa trị được. Nhưng không phải biện pháp nào cũng hiệu quả cho mọi người hoặc cho tất cả các loại són tiểu. 
Với chứng són tiểu khi gắng sức, thầy thuốc của bạn có thể gợi ý vài biện pháp như huấn luyện cơ, thay đổi lối sống, phương pháp phản hồi sinh học, kích thích điện, dùng thuốc, phẫu thuật. Trong số đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho chứng són tiểu khi gắng sức. Có rất nhiều kỹ thuật để điều trị són tiểu khi gắng sức.
Tuy nhiên hiện nay phẫu thuật nâng đỡ niệu đạo bằng băng không áp lực đặt qua xương mu hoặc qua lỗ bịt của xương chậu là những phương pháp điều trị ngoại khoa mới đã được áp dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới cũng như ở nước ta. 
Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu, ít xâm hại, khá an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày. Thời gian thực hiện thủ thuật khoảng 30 phút. Kết quả tốt so với các phương pháp phẫu thuật khác.
AloBacsi.vn
Theo TS.BS Từ Thành Trí Dũng - Tuổi Trẻ

Chanh hạn chế nguy cơ sỏi thận


Chanh có hàm lượng rất cao citrate, chất có tác dụng cản trở sự “tăng trưởng” của sỏi thận”





Nếu bạn thật sự thích uống trà đá thì đây là thời điểm lý tưởng cho bạn hạn chế dùng chúng. Theo một chuyên gia tiết niệu Mỹ, uống quá nhiều trà đá có thể gây bệnh sỏi thận. Trà đá chứa hàm lượng cao oxalate, một trong những hóa chất chính dẫn tới việc hình thành sỏi thận. Mặc dù trà nóng cũng chứa oxalate, nhưng không dễ gì bạn uống một lượng đủ lớn để hình thành sỏi thận.
“Đối với những ai dễ có nguy cơ hình thành sỏi thận, thì trà đá là thức uống tồi tệ nhất”, tiến sĩ John Milner, chuyên gia tiết niệu tại Đại học Loyola University Chicago (Mỹ), cho biết. Nam giới, phụ nữ mãn kinh với hàm lượng hormone sinh dục nữ oestrogen thấp và phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng là thuộc nhóm người có nguy cơ cao bị sỏi thận hơn những người khác.
Trà đá là một loại thức uống được yêu thích trong mùa hè nhưng theo tiến sĩ Milner, dùng nước lọc là tốt nhất, có thể thêm một ít nước chanh. “Chanh có hàm lượng rất cao citrate, chất có tác dụng cản trở sự “tăng trưởng” của sỏi thận”, ông Milner nói.
Cũng theo ông Milner, thực phẩm giàu can-xi, có tác dụng giảm lượng oxalate cơ thể hấp thụ, và nước là những thứ mà người có nguy cơ bị sỏi thận nên dùng.
 
                                                                                                                                     AloBacsi.vn
Theo Thanh Niên

Một số kiểm tra sức khỏe nam giới nên thực hiện


Có nhiều căn bệnh gây nguy hiểm cho nam giới nhưng nếu bạn thường xuyên kiểm tra sức khỏe sẽ ngăn chặn được biến chứng dẫn đến tử vong.




1. Ung thư tuyến tiền liệt

Sau ung thư da, đây là loại ung thư phổ biến nhất tại Mỹ. Đa số là dạng ung thư phát triển chậm nhưng cũng có một số trường hợp bệnh phát triển rất nhanh và dữ dội. Kiểm tra có thể phát hiện được bệnh sớm trước khi các triệu chứng của nó phát triển, nhờ đó các biện pháp điều trị có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Ung thư tinh hoàn

Dù không phải là một dạng ung thư phổ biến nhưng nó phát triển ở tinh hoàn của nam giới hoặc các tuyến tái sinh sản có chức năng sản sinh ra tinh trùng. Hầu hết những trường hợp mắc phải đều ở độ tuổi từ 20 – 54. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nam giới nên kiểm tra theo định kỳ để có thể sớm phòng ngừa loại ung thư này. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh này (do lịch sử gia đình hoặc có tinh hoàn không ở đúng vị trí) nên nói trước cho bác sĩ điều trị khi đi kiểm tra, họ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích về các động tác kiểm tra thường xuyên có thể tự thực hiện.

3. Ung thư ruột kết



Là loại ung thư gây ra tử vong đứng thứ hai. Tuy nhiên, ở nam giới nguy cơ mắc bệnh này thấp hơn nữ giới. Phần lớn ung thư này phát triển từ sinh vật đơn bào dạng ống ruột kết, phát triển ở bề mặt bên trong của ruột kết. Sau khi phát triển, nó sẽ lan rộng hoặc xâm nhập vào những bộ phận khác trên cơ thể. Cách để chữa loại ung thư này là tìm ra và tiêu diệt các sinh vật ruột kết trước khi phát triển thành ung thư.

4. Ung thư da

Dạng  nguy hiểm nhất của ung thư da là melanoma. Nó bắt đầu trong những tế bào được gọi là melanocytes có chức năng sản xuất ra sắc tố cho da. Đàn ông lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần phụ nữ cùng tuổi. Nguy cơ này càng tăng nếu tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời hoặc phơi nắng.
 

5. Cao huyết áp

Càng lớn tuổi thì càng dễ mắc bệnh này. Nó cũng liên quan đến cân nặng và lối sống. Cao huyết áp còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm mà không có bất cứ một triệu chứng nào trước đó, bao gồm cả phình mạch. Nhưng có thể chữa được. Khi đó có thể giảm nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ và yếu thận. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là phát hiện bệnh sớm.

6. Mức cholesterol

Lượng cholesterol cao trong máu tạo điều kiện cho các vi khuẩn bám vào các thành động mạch. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim. Chứng vỡ động mạch có thể phát triển mà không hề có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Qua thời gian sẽ dẫn tới đau tim và đột quỵ. Thay đổi cách sống và dùng thuốc điều trị có thể giảm lượng cholesterol xấu này và giảm các nguy cơ mắc những bệnh tim mạch.
 

 7. Tiểu đường týp 2

1/3 người Mỹ bị tiểu đường nhưng không hề biết. Tiểu đường không kiểm soát có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, thận, mù do làm tổn thương đến các mạch máu của võng mạc, tổn thương dây thần kinh và liệt dương. Nhưng nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ được kiểm soát và tránh được các biến chứng nhờ chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, giảm cân và dùng thuốc điều trị.

8. Bệnh glaucoma (tăng nhãn áp)

Nhóm bệnh này thường làm giảm các thần kinh thị giác dần dần và dẫn đến mù mắt. Trước đó có thể xảy ra việc mất thị giác như là dấu hiệu của bệnh glaucoma. Kiểm tra để tìm ra sự cao áp bất thường trong mắt, và chữa trị kịp thời trước khi làm tổn thương đến các thần kinh thị giác.
 

Theo Ny Anh - Phụ nữ TP.HCM (webmd.com)