Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Phân biệt nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lây qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lây qua đường tình dục nếu được điều trị đúng hướng và ở giai đoạn đầu đều có thể dễ dàng được loại bỏ dứt điểm.

Phân biệt nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) được coi là bệnh nhiễm trùng thường gặp do 1 loại vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nên.
Trong khi bệnh lây qua đường tình dục là bệnh truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục, bao gồm cả quan hệ qua âm đạo, quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn.
Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc một số lây truyền qua đường tình dục (STD).
Hai loại bệnh này có thể có những triệu chứng khá giống nhau, vậy làm thế nào để phân biệt được chúng?
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là do E Coli - một loại vi khuẩn có trong phân. Vi khuẩn này thường xuất hiện trong đại tràng và có thể đi vào lỗ niệu đạo từ vùng da xung quanh hậu môn cũng như cơ quan sinh dục.
Những vi khuẩn này sau khi chuyển đến khu vực bộ phận sinh dục sẽ có thể tấn công bàng quang, dẫn đến nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân của bệnh lây truyền qua đường tình dục
Mặt khác, các bệnh STD gây ra do hành vi tình dục hoặc thậm chí trong một số trường hợp do sử dụng kim tiêm và truyền máu.
Với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau, trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện các triệu chứng sớm hơn một chút so với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lây qua đường tình dục
Dưới đây là các triệu chứng, nguyên nhân của 2 loại bệnh này mà bạn cần biết để phân biệt rõ:
Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: Đi tiểu thường xuyên; khó chịu khi đi tiểu; sốt cao; xuất hiện máu trong nước tiểu; buồn nôn hoặc mệt mỏi.
Các triệu chứng của STD bao gồm: Khó chịu khi đi tiểu; đau khi giao hợp; nhiều dịch âm đạo; sưng hoặc ngứa ở bộ phận sinh dục.
Khi mắc phải các tình trạng này, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác. Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, các bệnh sẽ có thể được điều trị nhanh chóng và giảm bớt đau đớn.


Nhiễm trùng đường tiết niệu: Cách chữa bằng nguyên liệu trong nhà

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra với phụ nữ và nếu không được chữa trị có thể dẫn tới bệnh thận.

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể chúng ta. Trong cơ thể, nó đã được phân công công việc lọc và loại bỏ các chất độc hại từ máu qua nước tiểu. 
Đồng thời thận ngăn chặn sự bài tiết hoặc loại bỏ các chất hữu ích từ cơ thể như kali, vitamin, khoáng chất, natri,… bằng một quá trình được gọi là tái hấp thụ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cũng có thể dễ bị gây ra do nhiễm vi khuẩn khiến cơ thể bị đau lưng, cảm giác nóng rát khi đi tiểu và sốt. 
Các triệu chứng khác của UTI là luôn cảm giác buồn tiểu, mệt mỏi, sưng chân, sưng bàn tay, bàn chân, hoặc mắt cá chân, có máu trong nước tiểu hoặc tiểu khó, đầy hơi, mắt sưng húp, móng tay lồi lõm, cá vấn đề về da, buồn nôn và ói mửa.
Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu không được chữa trị có thể dẫn tới bệnh thận, suy thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở phụ nữ vì niệu đạo, âm đạo và hậu môn khá gần nhau. Dưới đây là một số giải pháp tự nhiên để phòng, chữa bệnh UTI.
Nước rau mùi tây
Đây là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước ép rau mùi tây như là một chất tẩy rửa cho thận và xả ra các độc tố có trong nó. 
Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, C, B, kali, natri, thiamin, riboflavin. Đem vài lá rau mùi tây và đun sôi với nước. Lọc nước, để nguội và uống sẽ rất hiệu quả.
Chữa nhiễm trùng đường tiết niệu bằng nguyên liệu có sẵn trong nhà
Gừng
Gừng là một loại thảo dược phổ biến có nhiều công dụng. Đây cũng là một cách chữa hiệu quả bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Gừng có chứa thành phần được gọi là gingerols - là một chất kháng khuẩn ức chế sự lây lan của vi khuẩn trong thận. Để trị bệnh, bạn có thể dùng trà gừng một cách thường xuyên.
Tỏi
Tỏi là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh UTI. Tỏi có chứa một thành phần hoạt chất được gọi là allicin có tác dụng như một chất chống viêm và chống nấm, kháng khuẩn. Nó cũng một chất chống oxy hóa chữa một loạt các bệnh. Ăn 3 - 4 tép tỏi sống có thể trong vòng vài ngày sẽ rất hữu ích.
Vi sinh vật Probiotics
Probiotics là vi sinh vật có lợi hoặc nấm men. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi sinh vật có lợi sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể và tiêu hóa, hỗ trợ thận trong việc xử lý các loại chất thải, cũng như làm giảm khả năng phát triển sỏi thận.
Giấm táo
Cả mật ong và giấm táo đều có lợi cho cơ thể. Trộn 2 muỗng canh mật ong với 1 muỗng canh giấm táo sẽ tốt cho bệnh nhân bị UTI.
Trà thảo mộc
Bất cứ loại trà thảo dược nào đều tốt cho sức khỏe của cơ thể. Hãy uống các loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà mùi tây,… là một cách hiệu quả trong điều trị UTI. Bạn nên uống các loại trà này ít nhất 2 lần/ngày.
Vitamin C
Vitamin C cực kỳ quan trọng và có lợi đối với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu vì nó làm tăng nồng độ axit trong thận, do đó, làm cho vi khuẩn không thể phát triển. 
Vì vậy, ăn cam hoặc bất kỳ trái cây họ cam nào mỗi ngày sẽ có kết quả thuận lợi. Tuy nhiên, nếu bạn không thích các loại trái cây họ cam quýt, bạn có thể uống viên vitamin C 1 lần/ngày và dùng tốt hơn sau bữa ăn sáng
Củ nghệ
Củ nghệ là một phương thuốc tự nhiên có thể chống lại bệnh UTI và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi. Củ nghệ có chứa một thành phần được gọi là curcumin - là một tác nhân chống vi khuẩn, chống viêm và chống nấm tốt, giúp ức chế sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn. Bạn có thể dùng bột nghệ nguyên chất với sữa.
Lô hội
Lô hội có thể được dùng khi bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nó có thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể thông qua cơ chế làm sạch hiệu quả. Uống nước lô hội 2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.


Đu đủ xanh cho người sỏi thận

Sỏi thận được hình thành khi nồng độ khoáng chất như canxi, oxalat, muối urat phốt phát trong nước tiểu tăng cao và không kịp thải hết ra ngoài lắng xuống tạo thành những viên sỏi trong thận.
Thông thường có dạng hình tròn nhẵn nhụi hoặc hình như quả cầu gai. Nếu sỏi thận hình tròn thường không gây nhiều đau đớn cho người bệnh, nhưng nếu sỏi có gai nhọn thường chọc vào thận gây đau đớn khó chịu vô cùng.
Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi thận có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Có rất nhiều cách để chữa trị như làm phẫu thuật lấy sỏi ra, tán sỏi qua da, uống thuốc làm tan sỏi... nhưng đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi thận trở lại.
Lý do là do sỏi thận được lấy ra nhưng nguyên nhân tạo sỏi thì vẫn còn. Nếu không trừ tận gốc, sỏi cứ được lấy ra lại hình thành sỏi khác, gây rất nhiều đau đớn, mệt mỏi và tốn kém cho người bệnh.
Trong dân gian thường ưa chuộng cách trị sỏi thận bằng những dược liệu thiên nhiên. Những dược liệu này có tác dụng bào mòn viên sỏi dần dần và loại ra khỏi cơ thể qua đường tiểu, không gây đau đớn cho người bệnh và đặc biệt không cần mổ.
Du du xanh cho nguoi soi than
Đu đủ xanh trị sỏi thận
Từ lâu, y học dân gian đã biết đến phương thuốc đu đủ xanh như một cứu cánh cho người bị sỏi thận. Bài thuốc có cách chế biến đơn giản nhưng hiệu quả khá cao, ai cũng có thể làm được.
Cách làm bài thuốc chữa sỏi thận từ quả đu đủ xanh
Dùng quả đu đủ xanh cắt đuôi, bỏ hạt, giữ nguyên vỏ xanh ở ngoài. Bỏ chút muối vào bên trong quả đu đủ rồi đem hấp cách thủy đến khi mềm, để nguội ăn hết cả vỏ.
Nếu quả nhỏ ăn hết trong một bữa, quả to có thể chia làm 2 bữa nhưng tốt nhất là nên chọn quả vừa ăn trong 1 bữa.Ngày ăn 1 lần, liên tục trong vòng 7 ngày.
Trước khi điều trị bằng bài thuốc này nên đến cơ sở y tế kiểm tra xem kích thước sỏi thận bao nhiêu. Sau 1 liệu trình nên đi kiểm tra lại lần nữa xem bài thuốc có hiệu quả không, sỏi đã ra hết chưa.
Nếu sỏi chưa ra hết thì có thể lặp lại liệu trình này nhưng phải sau đó 1 - 2 tháng.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần ăn nhiều ra xanh, hoa quả, uống nhiều nước để cải thiện những nguyên nhân gây ra bệnh này.

Cỏ tranh - thanh nhiệt, lợi tiểu

Theo y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết.

Thường dùng chữa các chứng nóng trong cơ thể sinh khát, chảy máu cam, viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, nước tiểu vàng đỏ,… Trong nhân dân thường dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống thanh nhiệt, lợi tiểu.
Cỏ tranh còn có tên khác là cỏ săng, bạch mao, là cây sống lâu năm, thân rễ mọc bò lan dài sâu dưới đất, lá mọc đứng, hẹp, dài cứng, gân lá ở giữa phát triển, mặt trên nháp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc dễ cứa đứt chân tay. Hoa tự hình chuỳ, màu trắng như bông, gió thổi bay đi rất xa.
Cây mọc hoang ở khắp nơi, nhất là ở vùng đồi núi. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ của cây cỏ tranh  phơi khô, gọi là bạch mao căn.
Cỏ tranh – thanh nhiệt, lợi tiểu
Rễ cỏ tranh thường phối hợp với râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt
Một số đơn thuốc sử dụng cỏ tranh
- Lợi tiểu: Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày.
- Thông tiểu tiện (dùng cho các trường hợp bí tiểu tiện): Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, mã đề 25g, hoa cúc 5g. Tất cả thái nhỏ, trộn đều. Ngày dùng 50g pha với khoảng 1 lít nước, chia ra uống trong ngày vào lúc khát. Trẻ em 6 - 14 tuổi, mỗi ngày chỉ dùng 25g, pha với khoảng nửa lít nước.
- Trị tiểu buốt, tiểu rắt do thấp nhiệt: Rễ cỏ tranh 20g, lá tre 16g, hương nhu 16g, đinh lăng 20g, lá dâu 16g, rau diếp cá 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
-  Thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù: Rễ cỏ tranh 15g,  ý dĩ 50g, ngô 50g, râu ngô 15g. Trước tiên sắc rễ cỏ tranh và râu ngô lấy nước, sau đó cho ý dĩ và ngô vào nấu thành cháo ăn ngày 1 lần. Dùng 5-7 ngày.
- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu ít: Rễ cỏ tranh 12g, rau rệu 80g, mã đề 12g, rau má 12g, bồ công anh 16g, cỏ mần trầu 10g, cam thảo đất 8g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống từ 5 - 7 ngày.
-  Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ cỏ tranh 20g, kim tiền thảo 20g, mã đề thảo 20g, mộc thông 10g, đinh lăng 20g, trinh nữ 20g, cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng 1 tuần liền.
- Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang:  Rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 15g, rau má 10g, hoa súng 15g, diếp cá 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 7 ngày 1 liệu trình.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng

Rau sam giúp làm tan sỏi thận

Theo Đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.
Gần đây, các nhà khoa học còn cho biết, trong rau sam có nhiều axít béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạchvà tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.
Rau sam là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo với liều khoảng 500g rau tươi một ngày.
Rau sam giup lam tan soi thanRau sam vừa là một loại rau giải nhiệt mùa hè, vừa là một cây thuốc chữa nhiều bệnh
Cách dùng rau sam chữa bệnh:
- Giun kim: Rau sam 1 nắm lớn sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống lúc đói.
- Sán xơ mít nhỏ: Rau sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.
- Đại tiện ra máu tươi: Lá rau sam, lá đậu ván. Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
- Đại tiện ra máu mủ: Rau sam, cỏ sữa. Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau má, cỏ nhọ nồi. Dùng 4 - 5 ngày.
- Tiểu tiện ra máu: Rau sam nấu canh ăn liên tục 3 - 7 ngày là khỏi.
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, thân nóng: Rau sam rửa sạch, giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.
- Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với dầu dừa bôi.
- Lậu đái buốt: Rau sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.
- Đi đại tiện ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.
- Mụn nhọt: Rau sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.
- Chữa sỏi thận: Uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài.
- Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu: Rau sam tươi và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Nên mỗi đợt từ 5 - 7 ngày.
- Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Rau sam tươi giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.
Ngoài ra, với những bệnh như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, cao huyết áp… uống nước rau sam sẽ có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai không nên dùng rau sam.


Lạm dụng bột protein có thể gây suy thận, bệnh tim

Protein là thành phần cơ bản tạo nên cơ thể con người, chiếm khoảng 18% trọng lượng cơ thể.

Tất cả các mô và tế bào trong cơ thể đều chứa protein, hơn nữa các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng không thể thiếu protein.
Bột protein là một dạng thực phẩm chức năng có tác dụng cung cấp các loại protein cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đối với sự phục hồi sức khỏe của bệnh nhân phẫu thuật. 
Tuy nhiên, trong những trường hợp xấu, tiêu thụ quá nhiều bột protein có thể gây hại đối với sức khỏe con người về lâu dài.
Protein là thành phần cơ bản tạo nên cơ thể con người, chiếm khoảng 18% trọng lượng cơ thể. Tất cả các mô và tế bào trong cơ thể đều chứa protein, hơn nữa các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng không thể thiếu protein. Các chất có chức năng sinh lí quan trọng như hoocmon, kháng thể, protein huyết tương…bản chất đều là protein hoặc polypeptide.
Theo nhà Dinh dưỡng học Keri Gans, một người đàn ông 80kg chỉ cần tiêu thụ khoảng 65g protein mỗi ngày, trong khi đó một số sản phẩm bột protein có thể cung cấp tới 40g hoặc nhiều hơn đối với mỗi phần ăn.
Như vậy, nếu sử dụng bột protein hằng ngày dẫn đến việc dư thừa protein làm tăng thêm gánh nặng cho gan và thận, gây suy thận, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Lạm dụng thực phẩm chức năng như bột protein có thể gây nguy hại đến sức khỏe con ngườiLạm dụng thực phẩm chức năng như bột protein có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nữ giới nên tiêu thụ khoảng 46g protein môt ngày còn nam giới khoảng 56g. Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát năm 2009 - 2010, trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng 70 - 100g protein/ ngày.
Năm 2012, một nghiên cứu của Mintel - công ty nghiên cứu thị trường nhận thấy 19% thực phẩm và các sản phẩm nước giải khát mới trên thị trường Mỹ bị dán nhãn “hàm lượng protein cao”, cao hơn so với các nước cũng tham gia cuộc khảo sát.
Bột protein có nhiều dạng nhưng hầu hết chúng được chế biến với hàm lượng calo, đường cao cùng một số các chất phụ gia không có giá trị dinh dưỡng khác. 
Từ khi được xem là một loại thực phẩm chức năng, bột protein không thuộc sự quản lý của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA). Các chất tạo ngọt nhân tạo cũng như các chất phụ gia aspartame và maltodextrin được tìm thấy trong bột protein. Một cuộc điều tra của Consumer Reports năm 2012 còn tìm thấy hàm lượng chì, catmi, thủy ngân và asen có trong nhiều loại bột protein phổ biến.
Đối với người khỏe mạnh, chỉ cần duy trì chế độ ăn uống bình thường thì sẽ không thể xảy ra tình trạng thiếu hụt protein. Sữa, trứng, thịt, đậu nành, ngô đều có chứa đầy đủ các loại, đủ số lượng, tỉ lệ phù hợp các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Duy trì thực đơn phong phú và đa dạng là đã có thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu protein của cơ thể mà không cần phải bổ sung thêm bột protein.

Nước tiểu có bọt: dấu hiệu bệnh thận?

Nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhận mà mọi người cần phải lưu tâm để bảo vệ cho sức khỏe của 2 quả thận.

Bình thường nước tiểu có màu trắng trong và ít bọt. Nếu có bợn trắng, nhiều bọt, có mùi hôi. Đây là các dấu hiệu đầu tiên báo động cho tình trạng không tốt của chức năng thận…
Triệu chứng và nguyên nhân
Có thể do mất nước nhẹ, xảy ra khi cơ thể bị thiếu nước. Uống đủ lượng nước có thể giúp giảm bong bóng trong nước tiểu. Người bị bệnh tiểu đường nên lưu ý phải đảm bảo uống đủ nước. 

Do mức độ cao của đường trong máu gây ra lượng đường dư thừa được loại bỏ trong nước tiểu. Điều này dẫn đến thận phải sản xuất nhiều nước tiểu, có nghĩa rằng nước trong cơ thể bị mất nhiều dẫn đến mất nước. Để bù lại thì cần phải uống đủ nước ở người bị tiểu đường.
Mang thai đi tiểu nhiều bọt là do thận tăng hoạt động, tăng, tính thấm của cầu thận. Điều này dẫn đến có protein trong nước tiểu gây ra các bọt bong bóng và hôi nhẹ. Nhưng nếu nhiều quá và kéo dài thì cần được bác sĩ sản khoa tư vấn và thực hiện xét nghiệm nước tiểu. 
Sự hiện diện của các bong bóng trong nước tiểu cũng có thể là nguy cơ của tiền sản giật. Tình trạng này gây ra sự hiện diện của protein trong nước tiểu tạo thành bong bóng.
Thường vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có thể đi tiểu ra bọt do nước tiểu bị "tập trung" nhiều làm hình thành bong bóng. Nhưng phải lưu ý nếu tiểu bọt xảy ra quá thường xuyên thì không thể chủ quan bỏ qua triệu chứng này.
Một nguyên nhân nữa gây tiểu bọt là do số lượng bất thường của protein trong nước tiểu. Đây là một dấu hiệu của bệnh thận vì thận bị "lỗi" nên đã "cho phép" việc thông qua protein từ máu vào nước tiểu. Tình trạng này cũng là do tiêu hóa quá nhiều chất đạm. Những người bị cao huyết áp, bệnh tiểu đường, trên 65 tuổi, béo phì… là có nguy cơ cao bị tình trạng phát triển protein niệu.
Các nguyên nhân khác như do chấn thương dẫn đến nhiễm trùng, do sử dụng thuốc, do rối loạn của hệ miễn dịch… cũng có thể dẫn đến tình trạng protein niệu.

nuoc tieu co bot
Tình trạng nước tiểu có bọt kéo dài có thể dẫn đến suy thận
Điều trị
Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và các loại nhiễm trùng. Thuốc thông thường bao gồm thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm cũng như các thuốc chống ký sinh trùng. Trong một số trường hợp, bắt buộc cần phải phẫu thuật (như bị dò bang quang; thường gặp ở nam giới).
Tốt nhất là khi phát hiện nước tiểu có bọt thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ ngay vì chữa trị sớm là một lợi thế lớn trong các bệnh về đường tiết niệu, để ngăn chặn tình trạng suy thận. Chữa trị sớm còn giúp theo dõi lượng đường trong máu của bạn nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, cũng như kiểm soát được huyết áp của bạn…