Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Nguy cơ hỏng thận vì căn bệnh ở Việt Nam có nhiều người mắc

Trong thực tế, bệnh thận rất phổ biến ở những người bị viêm khớp dạng thấp, chứng tỏ chúng có mỗi liên hệ với nhau.


bệnh thận
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Trong hệ thống khớp, bao hoạt dịch đóng vai trò như một lớp bao để bảo vệ khớp và ngăn chặn những tác nhân có hại xâm nhập vào khớp. Các tế bào của bao hoạt dịch cũng sản xuất ra các chất giúp bôi trơn khớp.
Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp mãn tính trong đó lớp bao hoạt dịch của khớp bị viêm. Lúc này, bao hoạt dịch sẽ trở nên dày và căng đầy dịch. Điều này làm cho khớp bị sưng lên, gây đau, cứng khớp, thậm chí làm mất hoàn toàn vận động khớp.
Có thể coi viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn. Hiểu đơn giản là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, như mô, khớp, các cơ quan và xử lý chúng giống như một tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vậy.
Căn bệnh này rất thường gặp trong các bệnh khớp. Ở Việt nam, tỷ lệ mắc bệnh là 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện. Con số bệnh nhân mắc bệnh trên thế giới cũng chiếm khoảng 0,5 - 3% dân số ở người lớn.
Trong số những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, có đến 70 - 80% là nữ và 60 - 70% có độ tuổi trên 30.
Mối liên hệ giữa bệnh thận và bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh thận và bệnh viêm khớp dạng thấp là 2 bệnh có thể xảy ra hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, trong thực tế, bệnh thận rất phổ biến ở những người bị viêm khớp dạng thấp, chứng tỏ chúng có mỗi liên hệ với nhau.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh thận tại Mỹ vào năm 2014, cứ 4 bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp sẽ có 1 người bị bệnh thận mạn tính.
Hầu hết các trường hợp tổn thương thận là kết quả của viêm khớp dạng thấp là do không kiểm soát chặt chẽ hoặc chưa dùng đúng loại thuốc để điều trị.
Nói cách khác, bệnh thận tiến triển ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thường là do tác dụng phụ của việc sử dụng lâu dài các loại thuốc điều trị như corticosteroid và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
Những loại thuốc này có thể gián tiếp gây tổn thương thận do làm tăng mức huyết áp khiến thận bị suy giảm chức năng.
Thuốc viêm khớp dạng thấp khác, chẳng hạn như methotrexate có thể gây độc cho thận khi dùng liều cao và không được khuyến cáo cho những người có tổn thương thận và viêm khớp dạng thấp hiện có.


8 dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận


8 dau hieu canh bao benh soi than càn biét sóm
Khi các chất khoáng trong nước tiểu bị lắng lại, lâu ngày chúng sẽ tạo thành sỏi ở thận. Bệnh sỏi thận được nhiều bác sĩ ví là "đau hơn đẻ". Dưới đây là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh này
8 dau hieu canh bao benh soi than càn biét sóm-Hinh-2
Một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thậnlà đi tiểu nhiều dù lượng nước bạn uống vào không thay đổi và tiểu buốt. Việc đi tiểu buốt là do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo
8 dau hieu canh bao benh soi than càn biét sóm-Hinh-3
Các bệnh nhân sỏi thận thường có chung triệu chứng là đau ở mạn sườn và đau lưng, ngay dưới xương sườn, nơi có thận. Khi bệnh phát triển, các cơn đau có thể di chuyển từ vùng bụng dưới xuống vùng háng và vùng dưới lưng. Người bệnh có thể sẽ trải qua những cơn đau khi thì nhẹ nhàng, khi thì đau nhói. Đàn ông bị sỏi thận còn có thể bị đau ở bìu và tinh hoàn
8 dau hieu canh bao benh soi than càn biét sóm-Hinh-4
Bệnh sỏi thận khiến nước tiểu của bạn thay đổi màu sắc sang hồng, đỏ và tối sẫm. Khi các hạt sỏi lớn dần và làm tắc niệu đạo, nước tiểu của bạn sẽ pha một chút máu
8 dau hieu canh bao benh soi than càn biét sóm-Hinh-5
Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức vì sỏi thận hoặc nôn vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã ra khỏi cơ thể
8 dau hieu canh bao benh soi than càn biét sóm-Hinh-6
Nước tiểu của bệnh nhân bị sỏi thận thường đục và có mùi hôi, hăng do có chứa nhiều chất độc và hóa chất
8 dau hieu canh bao benh soi than càn biét sóm-Hinh-7
Khi sỏi thận phát triển thành những viên sỏi to, bệnh nhân khó có thể ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài bởi những vị trí này đã vô tình tạo ra áp lực lên những khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận, khiến sỏi thận cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân đau hơn
8 dau hieu canh bao benh soi than càn biét sóm-Hinh-8
Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, và điều này khiến họ bị sốt và gai người
8 dau hieu canh bao benh soi than càn biét sóm-Hinh-9
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân bị sỏi thận có thể khiến thận bị sưng. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng có thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng


Thuốc bổ sung canxi có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận

Theo các nhà nghiên cứu tại New Zealand, việc bổ sung canxi quá mức có thể gây hại đối với sức khỏe con người như làm tăng nguy cơ sỏi thận và các bệnh về tim mạch.

Canxi là thuốc rất thông dụng được dùng trong các trường hợp như còi xương, loãng xương, bổ sung cho bà mẹ mang thai, cho con bú, trẻ em đang tăng trưởng, giúp ngăn ngừa loãng xương, đau khớp cho người cao tuổi. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung canxi là có lợi cho sức khỏe và tốt cho xương.

Các nhà nghiên cứu tại New Zealand đã phân tích hơn 100 cuộc điều tra trước đó và cho biết những khuyến cáo cho người cao tuổi bổ sung ít nhất 1.000 - 1.200mg canxi mỗi ngày là không chính xác. TS Mark Bolland - giáo sư khoa Y học tại trường Đại học Aucklad, New Zealand nói rằng chưa có bằng chứng chứng minh rằng việc tăng lượng canxi hấp thụ ngoài chế độ ăn bình thường giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa gãy xương.
"Chúng tôi đã tập hợp tất cả các nghiên cứu lâm sàng về việc bổ sung canxi và hấp thu canxi nhằm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy, tuy nhiên, việc bổ sung canxi sẽ không có lợi, trừ khi có những lý do y tế rõ ràng cho việc bổ sung canxi là cần thiết”, ông cho biết.
Việc bổ sung canxi không thích hợp có thể gây hại đối với sức khỏe con ngườiViệc bổ sung canxi không thích hợp có thể gây hại đối với sức khỏe con người
Bên cạnh đó, việc bổ sung canxi dẫn đến dư thừa còn có thể gây hại đối với sức khỏe con người. Các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng bổ sung canxi thường gây ra tác dụng phụ về tiêu hóa nhẹ như táo bón. Theo TS Bolland, “chúng còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận, đau tim, nồng độ canxi cao dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa cấp tính”.
Thừa canxi có thể làm ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Mặt khác, thừa canxi còn gây quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung canxi quá lượng nhu cầu của cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Cũng theo TS Karl Michaelsson - giáo sư khoa Phãu thuật học tại Đai học Uppsala, Thụy Điển, quá nhiều canxi hoặc vitamin D có thể dẫn đến tăng “nguy cơ gãy xương hông và mắc các bệnh tim mạch”.  
TS Bolland nói rằng kết quả này có thể sẽ khiến các bác sĩ và bệnh nhân ngạc nhiên “bởi tầm quan trọng của canxi đối với sức khỏe, nhất là giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương đã được mọi người biết đến lâu nay”. Do vậy, khi uống thuốc bổ sung canxi, bệnh nhân cần thận trọng và tuân theo những chỉ định cũng như hướng dẫn của các bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình.


Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Bí quyết phòng tránh sỏi thận cực đơn giản

Là chứng bệnh thường thấy nhất trong các bệnh về tiết niệu, sỏi thận được hình thành do quá trình tích tụ oxalate calcium, phosphate, ureate hoặc cystine... từ thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống.




Muốn tránh sỏi thận, bạn hãy ngăn chặn nguy cơ tích tụ chất cặn bã bằng một số gợi ý sau:

Uống nhiều nước, không nhịn tiểu
Thiếu nước và nhịn tiểu nhiều lần là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tích tụ cặn bã đường tiết niệu. Đặc biệt với môi trường làm việc công sở, hoặc người hay di chuyển ngại uống nước, ngại đi vệ sinh càng dễ bị. Việc uống nhiều nước sẽ giúp lưu thông máu, hòa tan và "rửa trôi" các chất cặn bã theo nước tiểu. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Do đó, các chuyên gia tiết niệu khuyên để phòng tránh bệnh tốt nhất là tạo thói quen uống nhiều nước, ngay cả khi không cảm giác khát. Nhưng lưu ý trà đá không phải là loại nước tốt giúp tránh sỏi thận.

Các chuyên gia Đại học Loyola University (Mỹ) khuyến cáo rằng trong trà đá có nhiều thành phần oxalate để hình thành nên sỏi. Nước lọc là loại tốt nhất giúp chống sỏi thận.

Tư thế ngủ

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với những người thường ngủ nghiêng một bên. Họ nhận thấy những người này sẽ có xu hướng bị sỏi thận ở phía bên nghiêng xuống.

Sở dĩ có hiện tượng này là do tư thế nghiêng khiến máu bị cản trở, khó lưu thông xuống thận ở vị trí đó nên khả năng lọc các chất khoáng trong vùng thận giảm. Chính vì vậy, vùng nằm nghiêng xuống sẽ dễ bị tích tụ cặn bã hình thành nên sỏi.

Vậy, để giảm bớt sự tích tụ lớn dần ở thận, bạn nên nằm ngủ ở nhiều tư thế. Đồng thời khi làm việc trong văn phòng, bạn cũng không nên ngồi yên một chỗ quá lâu mà nên thường xuyên đứng lên đi lại để tăng cường chức năng lọc của bể thận.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đề phòng thực phẩm giàu oxalate


Sự kết hợp giữa oxalate và calci dư thừa trong cơ thể sẽ là điều kiện lý tưởng tạo nên sỏi. Chất oxalate có nhiều trong rau muống, bột mì, sôcôla… thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gia cầm cũng khiến lượng oxalate tăng lên.

Song thường thì các thực phẩm trên lại nằm trong danh sách khoái khẩu của nhiều người. Vì vậy nếu bạn muốn tránh bệnh thì hãy tiết chế việc dung nạp những loại thực phẩm trên vào cơ thể.

Giảm muối trong đồ ăn

Chế độ ăn giàu muối khiến cho calci bị đẩy vào đường tiểu nhiều hơn nên nguy cơ hình thành sỏi thận cũng cao hơn. Do vậy, bạn không nên “ham” quá nhiều món muối như dưa chua, cà muối và các món mặn.

Bổ sung cam, chanh


Trong cam, chanh có hàm lượng citrate cao, chúng là ‘chiến binh’ cản trở sự tăng trưởng, bào mòn viên cặn bã.

Cân chỉnh một số vitamin
Thực phẩm giàu canxi từng bị tố cáo là tăng nguy cơ sỏi thận, còn vitamin C lại có thể dễ dàng chuyển hóa thành oxalate.
Một nghiên cứu trên 85.557 phụ nữ tại Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) cho thấy lượng vitamin C quá cao đã gây nên nguy cơ hình thành sỏi thận.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên những người có tiền sử bị sỏi thận nên hạn chế việc bổ sung hàm lượng vitamin C và các nguồn thực phẩm giàu canxi.


Mỗi ngày, chỉ cần làm việc này 2 lần là... suy thận


suy thận
Trong một hội thảo về thận được tổ chức lại thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ, các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Osaka, Nhật Bản và Đại học Case Western Reserve ở Cleveland, Mỹ đã đưa ra một báo cáo khiến nhiều người giật mình.
Báo cáo gây chấn động này cảnh báo những người yêu thích sử dụng nước ngọt như một loại đồ uống thường xuyên rằng mỗi ngày uống 2 lon nước ngọt sẽ dẫn đến suy thận.
Vì sao nước ngọt lại gây ra suy thận? Các nhà nghiên cứu cho rằng nước ngọt sẽ làm tăng lượng muối trong máu, đồng thời tăng protein trong nước tiểu (protein niệu) dẫn đến suy thận.
TS Ryhei Yamamoto, người tham gia cuộc nghiên cứu, phát biểu: "Trong nước ngọt đóng lon, các nhà sản xuất dùng đường fructose - hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt.
Tuy nhiên, fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II, một protein điều chỉnh sự cân bằng muối".
Khi muối được tái hấp thu vào thận dưới sự tác động của nước ngọt sẽ khiến cơ thể bị mắc những căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, béo phì, suy thận, cao huyết áp...
Thêm một khuyến cáo nữa của Hội Tim mạch Mỹ, trong một lon nước ngọt có dung tích 350ml thường chứa 7 muỗng cà phê đường
Trong khi đó, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 5 muỗng cà phê đường/ngày (với phụ nữ) hoặc 9 muỗng cà phê đường/ngày (với nam giới), trẻ em chỉ nên tiêu thụ không quá 3 muỗng cà phê đường/ngày.
Như thế, lượng đường trong một lon nước ngọt là quá nhiều trong khi bạn còn cần phải tiêu thụ glucose từ những thực phẩm khác nữa.
Những nguy cơ khác của nước ngọt đối với sức khỏe:
- Nguy cơ gây bệnh tiểu đường: Uống từ một đến hai đồ uống có đường mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%.
- Nguy cơ gây bệnh ung thư: Chất tạo màu trong nước ngọt có chứa 2 chất ô nhiễm gây ra ung thư ở động vật - 2-methylimidazole và 4-methylimidazole.
- Nguy cơ gây nghiện: Đường kích thích sự phóng thích dopamine, chất dẫn truyền nội tiết thần kinh trong não, làm cho chúng ta cảm thấy tươi khỏe và hưng phấn. Tuy nhiên, đường cũng có cơ chế gây nghiện như cocain khiến cho người tiêu dùng rất khó từ bỏ đường.
- Gây hại cho răng: Các axit photphoric có trong nước ngọt có thể cản trở sự hấp thụ canxi và dẫn đến chứng loãng xương và gây hại cho răng. Ngoài ra axit citric có mặt trong cả nước ngọt thường và nước ngọt ăn kiêng đều gây ra mòn răng.
- Nguy cơ gây bệnh tim: Những người tiêu thụ 17-21% calo từ đường có 38% nhiều khả năng chết vì bệnh tim hơn so với những người chỉ tiêu thụ 8%.