Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Cẩn trọng bệnh thận ứ nước khi tức mỏi hông

Dấu hiệu thường gặp của thận ứ nước là đau mỏi, tức hông lưng do thận bị căng giãn. Đau khởi phát ở vùng mạn sườn hay hông lưng rồi lan xuống, ra sau.

Khi hệ thống dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn làm cho đài thận rồi bể thận và có thể cả niệu quản giãn dần dẫn đến kích thước thân to hơn so với bình thường, gọi là thận ứ nước. Ứ nước trong thận có thể dẫn đến nhiễm trùng tại thận.
BSCK2 Tạ Phương Dung, Trưởng khoa Nội thận - Miễn dịch ghép BV Nhân dân 115 cho biết, thận có thể ứ nước một bên hoặc cả hai bên, tùy theo thời gian và tiến triển của bệnh mà biểu hiện có thể là cấp tính và mạn tính. Trong trường hợp mạn tính chức năng thận có thể bị suy giảm và không có khả năng hồi phục, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.

Cẩn trọng bệnh thận ứ nước khi tức mỏi hông
Dấu hiệu thường gặp của thận ứ nước là đau mỏi, tức hông lưng do thận bị căng giãn. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân do tắc nghẽn từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống dẫn nước tiểu. Tắc nghẽn có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của hệ thống dẫn nước tiểu. Ở trẻ em có thể do các dị tật bẩm sinh gồm hẹp khúc nối bể thận niệu quản, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, van niệu đạo sau.
Ở người lớn, tắc nghẽn hệ thống dẫn nước tiểu chủ yếu do các nguyên nhân thường gặp như sỏi thận, sỏi niệu quản. Ngoài ra là các nguyên nhân như hẹp niệu quản, cục máu đông hoặc do chấn thương niệu quản trong phẫu thuật ở vùng chậu hoặc đại tràng.
Ngoài ra nguyên nhân có thể do các khối u bên ngoài chèn ép vào niệu quản như ung thư cổ tử cung hay đại tràng, u lympho sau phúc mạc, viêm nhiễm quanh niệu quản.
Dấu hiệu của thận ứ nước
Biểu hiện của thận ứ nước tùy thuộc vào sự tắc nghẽn là cấp tính hay mạn tính, tắc một bên hay tắc hai bên, vị trí tắc thấp hay cao, có nhiễm khuẩn kết hợp hay chỉ ứ nước đơn thuần. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm chỉ tình cờ phát hiện khi đi siêu âm hay khám sức khỏe định kỳ, hoặc người bệnh đi khám vì nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận.
- Hay gặp nhất là đau mỏi, tức hông lưng do thận bị căng giãn. Đau thường khởi phát khu trú ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống, ra sau. Có thể đau 2 bên nếu tắc nghẽn cả 2 bên và đau tăng lên khi có nhiễm trùng.
- Sốt rét run từng đợt khi có nhiễm khuẩn.
- Có thể bị rối loạn đi tiểu như tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu máu, tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn.
- Thận to là dấu hiệu thường gặp, có thể phát hiện qua khám lâm sàng.
- Thay đổi số lượng nước tiểu, có thể tăng lên trên 2 lít/ngày hoặc tiểu ít, vô niệu nếu tắc nghẽn niệu quản hoàn toàn cả hai bên.
- Tăng huyết áp: Một số người bệnh có biểu hiện của suy giảm chức năng thận nặng và không hồi phục là phù, da xanh, niêm mạc nhợt biểu hiện tình trạng thiếu máu.
Tùy tình trạng toàn thân của người bệnh, mức độ ứ nước, nguyên nhân gây ứ nước và chức năng thận suy giảm cấp tính hay mạn tính mà có phương pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh. Phương pháp điều trị thường dùng thuốc, phẫu thuật, dẫn lưu bể thận qua da, cắt bỏ thận, điều trị thận thay thế… để loại bỏ các yếu tố gây tắc nghẽn.
BS Dung khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh thận ứ nước cần chú ý nếu mắc tiểu thì nên đi tiểu, không nên nhịn tiểu, nhất là với phụ nữ đi chỗ đường xa, chỗ đông người. Nên duy trì khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện sớm bệnh, đặc biệt lưu ý ở các trường hợp có sỏi thận, u bướu vùng hố chậu…
AloBacsi.vn
Theo Lê Phương - VnExpress

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị "hỏng" thận

Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Thật ra, đó là do thận có vấn đề.

Buồn nôn
sức khỏe, bệnh thận, ung thư, chóng mặt, buồn nôn, béo phì
Nếu bị nôn nao khó chịu lâu ngày, chữa không thấy hiệu quả, nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.
Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tì vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời. 
Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hoá, khiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí gây nôn mửa. Nếu bị nôn nao khó chịu lâu ngày, chữa không thấy hiệu quả, nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.
Chóng mặt
Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Nhưng khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.
Mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.
Tiểu nhiều về đêm
Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày; nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… gọi là "tiểu nhiều về đêm".
Nguyên nhân hàng đầu gây hỏng thận 

Béo phì
sức khỏe, bệnh thận, ung thư, chóng mặt, buồn nôn, béo phì
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận.
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Nhiều người còn cho rằng căn bệnh có xu hướng tấn công phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế gây bệnh của béo phì.
Tiếp xúc với hóa chất
Bên cạnh thói quen hút thuốc lá, các nhà khoa học khẳng định tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc nhuộm aniline, amiang, benzen, cadmium… cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Những đối tượng có người thân từng mắc ung thư thận dễ đối diện với căn bệnh cao hơn bình thường. Trong số các dạng ung thư thận, ung thư do di truyền thường gây ra hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL), bệnh sơ cứng ống thận, hội chứng Birt-Hogg-Dube, ung thư tế bào trong và tế bào kẽ của thận.
Tia xạ

sức khỏe, bệnh thận, ung thư, chóng mặt, buồn nôn
Người từng chiếu xạ nhằm điều trị rối loạn ở tử cung dễ đối diện với ung thư thận hơn.
Các đối tượng từng được chiếu xạ nhằm điều trị rối loạn ở tử cung dễ đối diện với ung thư thận hơn so với người chưa từng thực hiện. Trong khi đó, giới nghiên cứu khẳng định chiếu xạ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất nhỏ nên không cần quá lo lắng.

Theo Thanh Lê - Phunutoday

Trẻ nhỏ nhiễm trùng đường tiểu lớn lên dễ hư thận

Nhiễm trùng đường tiểu là nhiễm trùng nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ. Gần 1/8 số trẻ mắc bệnh này sẽ bị sẹo ở thận và tăng nguy cơ suy thận về sau.

Trước kia, các bác sĩ kết hợp chụp X-quang và xét nghiệm ống thông đường tiểu để phát hiện trẻ tăng nguy cơ bị sẹo ở thận. Theo BS nhi khoa Kenneth Roberts ở Greenborn (Mỹ), gần đây các bác sĩ đã không còn sử dụng phương pháp này.
“Không cần thiết phải bắt trẻ chịu đựng tất cả những kiểm tra này. Với nghiên cứu mới, chúng tôi giờ đây có thể có thông tin cần thiết”, TS Nader Shaikh, trợ lý giáo sư ở ĐH Pittsburgh (Mỹ) và là bác sĩ nhi khoa tại BV Nhi Pittsburgh, nói.
Trẻ nhỏ nhiễm trùng đường tiểu lớn lên dễ hư thận
Ảnh: cutesbaby.
Để đánh giá liệu có cách khác đơn giản hơn giúp xác định trẻ tăng nguy cơ sẹo ở thận, bác sĩ Shaikh và các đồng nghiệp đã xem xét dữ liệu có sẵn từ các nghiên cứu trước đây ở 1.280 trẻ từ 18 tuổi trở xuống. Khoảng 15% trẻ bị sẹo ở thận do nhiễm trùng đường tiểu. Các nhà nghiên cứu nhận ra 3 yếu tố có liên quan mạnh mẽ tới việc để lại sẹo:
- Sốt cao ít nhất 38,8 độ C. 
- Bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn trừ E.coli.
- Đọc siêu âm phát hiện thấy bất thường ở thận.
Dựa trên những yếu tố này, người ta đã dự đoán gần 45% trẻ bị sẹo ở thận, nếu xét về mặt hiệu quả thì chỉ kém hơn 3-5% so với việc dùng xét nghiệm máu hay X-quang/ống xông tiểu. Như vậy hiệu quả của kiểu test mới là khả năng tìm ra những trẻ có nguy cơ bị sẹo thận, Shaikh nói. Ông cũng lưu ý rằng “dự đoán này không chính xác 100%, bởi tầm 80% trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu không bị sẹo”.
Các bác sĩ có thể tập trung chú ý tới nhóm trẻ có 3 yếu tố trên đây, mục tiêu là ngăn chặn những lần nhiễm trùng sau đó cho các trẻ này. Mỗi lần bị nhiễm trùng đường tiểu là một lần bạn có thêm nguy cơ bị sẹo ở thận.
Nghiên cứu được công bố mới đây trên tờ JAMA Pediatrics.
AloBacsi.vn
Theo Khánh Vy - VnExpress

Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thận

Hiện các chuyên gia sức khỏe chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư thận. Song những yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.


Theo Lê Nguyệt - Kiến thức

Thận ứ nước

Thận có vai trò lọc chất cặn bã và thải ra ngoài theo đường tiểu.

Cả hệ thống làm việc nhịp nhàng gồm: thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo… chỉ cần một đoạn bị tắc thì thận sẽ ứ nước.
“Tắc nghẽn giao thông”
Có nhiều nguyên nhân gây ứ nước ở thận. Trường hợp viên sỏi nằm ngay niệu quản, nước tiểu không thoát được; còn thận thì vẫn tiếp tục hoạt động, nước thải không thể chảy xuống bàng quang nhiều dần, gây ứ thận, khiến thận phình to.
Một vết sẹo do phẫu thuật niệu quản trước đó cũng có thể chít hẹp đường đi, gây cảnh “ngập lụt” ngoài ý muốn. Vùng bàng quang chứa nước tiểu nếu có sỏi hoặc khối u, cổ bàng quang co bất thường, khiến chủ nhân không thể “xả nước” cũng gây căng đầy bàng quang và ngập ngược lên thận. 
Cuối cùng là niệu đạo, nếu bị hẹp và viêm nhiễm, nước tiểu không thể thoát ra hết cũng gây thừa nước. Hệ thống này còn có thể bị chèn ép bởi các khối u từ các vùng lân cận như: khối u ở cổ tử cung, tuyến tiền liệt, sa tử cung... 
U não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường rối loạn chức năng của bàng quang do gây trào ngược bàng quang niệu quản cũng làm thận ứ nước. Nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm và chít hẹp đường tiết niệu, làm thận ứ nước.
Do ứ nước ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận, nên ngay khi bị ứ nước cấp tính, thận “gửi” tín hiệu báo động ngay như: đau bụng (cơn đau bụng có thể do sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản gây đau). 
Đau từng cơn, vị trí đau bắt đầu từ hông lưng hoặc sườn lưng, lan tới háng, kèm theo buồn nôn, nôn và vã mồ hôi. Nguy hiểm nhất là trường hợp thận ứ nước mạn tính, thận sẽ phình to dần và không hề phát tín hiệu “kêu cứu”, đến khi phát hiện thì việc điều trị rất khó khăn.
Theo PGS-TS Vũ Lê Chuyên - PGĐ BV Bình Dân TP.HCM, sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thận ứ nước. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh tình cờ qua siêu âm, đợi đến khi có triệu chứng thì bệnh đã diễn biến sang độ hai - độ ba, việc điều trị khó phục hồi.
Nhiều phương pháp điều trị
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước, chủ yếu là tạo độ thông thoáng cho hệ thống bài tiết nước tiểu. Sỏi thận, niệu quản, bàng quang… nếu có kích thước nhỏ sẽ được tán sỏi ngoài cơ thể bằng tia laser, không cần phẫu thuật. Tia laser làm cho hòn sỏi vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ li ti, đi lọt qua đường tiết niệu ra ngoài.
Trường hợp niệu quản bị sẹo chít hẹp, có thể đặt nòng giá đỡ (stent) để rộng đường thoát nước. Nếu không đặt được stent, sẽ đặt một ống thông vào thận để rút nước tiểu ra ngoài.
Trường hợp bàng quang bị ứ nước, sẽ đặt ống thông để tháo nước tiểu, giảm áp lực nước trong thận - bàng quang, đồng thời giảm đau cho bệnh nhân.
Phòng từ xa
Để thận “ngập” trong nước sẽ dẫn tới suy thận, muốn điều trị phải chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. Nếu chạy thận nhân tạo, quãng đời còn lại, người bệnh phải thường xuyên đến bệnh viện hai-ba lần/tuần, mỗi lần bốn tiếng. 
Nếu thẩm phân phúc mạc, người bệnh không cần đến bệnh viện, nhưng phải thay dịch lọc tại nhà, mỗi ngày ba-bốn lần. Đây là quá trình điều trị mà bệnh nhân phải trải qua nhiều đau đớn và tốn kém, cả tiền bạc lẫn thời gian. Do đó, khám tổng quát, siêu âm bụng định kỳ là cách tốt nhất phát hiện sỏi thận và một số bất thường gây bệnh cho thận ở giaiđoạn sớm.
PGS.TS Vũ Lê Chuyên hướng dẫn cách phòng bệnh từ xa: Loại bỏ sỏi bằng cách uống đủ nước mỗi ngày. Giữ gìn vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cụ thể: nên sống chung thủy một vợ một chồng, dùng nước sạch để vệ sinh, phụ nữ cần lau rửa theo chiều từ trước ra sau.

Theo Như Ý - Phụ nữ thành phố

Tiểu ra máu ở người cao tuổi

Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.

1. Tiểu ra máu là gì?
Tiểu ra máu là tình trạng có sự hiện diện bất thường của hồng cầu (thành phần của máu) trong nước tiểu.
2. Triệu chứng
Ở người bình thường, nước tiểu có màu trắng trong, không có hồng cầu.
- Khi trong nước tiểu có máu với số lượng nhiều, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ tươi, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
- Khi trong nước tiểu chỉ có máu với số lượng ít: nước tiểu có màu nâu đậm (như màu nước trà đậm). Việc xác định phải nhờ que nhúng thử nước tiểu (dipstick) hoặc phải quan sát cặn lắng nước tiểu dưới kính hiển vi trong phòng xét nghiệm.
3. Một số nguyên nhân bệnh có thể gây nên tiểu ra máu
- Chấn thương vùng thận, cơ quan tiết niệu.
- Do thuốc đang sử dụng như Rifamicin, Cyclophosphamid...
- Do một số bệnh về máu như Thalassemia...
- Do sỏi thận, sỏi bọng đái.
- Do bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như: viêm cầu thận, viêm bọng đái, thận đa nang.
- Do bệnh ung thư: ung thư thận, ung thư bọng đái, ung thư tiền liệt tuyến.
4. Khi phát hiện tiểu ra máu, người cao tuổi cần phải làm gì?
- Ghi nhớ chấn thương vùng thận - tiết niệu khoảng gần đây nếu có.
- Ngưng ngay các thuốc đang dùng.
- Ghi nhận các triệu chứng đi kèm nếu có như: sốt, sụt cân, đau tức hông bụng, tiểu gắt hay tiểu lắt nhắt nhiều lần...
- Đến khám bệnh ngay tại một cơ sở y tế. Tùy tình hình cụ thể, các bác sĩ sẽ cho thực hiện thêm một số kỹ thuật, xét nghiệm cần thiết như: siêu âm, chụp x-quang, nội soi, chụp CT scan, thử các dấu hiệu sinh học bướu, máu, nước tiểu... để xác định bệnh và có kế hoạch điều trị.
5. Tiểu ra máu là triệu chứng báo động ung thư thận - tiết niệu ở người cao tuổi, nhất là trong các tình huống sau:
- Tiểu ra máu tái đi tái lại nhiều lần.
- Có kèm các dấu chứng khác như: sốt kéo dài, sụt cân, đau tức hông bụng, có u trong bụng, hay tiểu gắt, tiểu khó.
- Đã dùng thử thuốc kháng sinh khoảng 1 - 2 tuần mà không có kết quả.
6. Một số bệnh ung thư thường khởi đầu tiểu ra máu ở người cao tuổi
a. Ung thư thận: Thường gặp ở đàn ông hơn 50 tuổi và trên 90% là dạng Carcinôm tế bào thận (Renal cell Carcinoma). Ung thư thận thường thấy ở cực trên của thận, có khuynh hướng xâm lấn vỏ bao thận, đến các hạch rốn thận. Ở giai đoạn trễ, hay có di căn đến phổi.
Triệu chứng: Tiểu ra máu, đau thắt lưng, u bụng, sốt, sụt cân, mệt mỏi... Về sau, người bệnh thấy ho nhiều, đau ngực, khó thở (do di căn phổi).
Chẩn đoán: Nhờ siêu âm, chụp bộ niệu có cản quang, chụp CT scan bụng...
Điều trị: Mổ cắt thận và nạo lấy hạch rốn thận là phương pháp điều trị chính và có kết quả tốt nhất nếu bệnh còn ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ. Nếu bệnh đã lan rộng hoặc có di căn xa, cần phải điều trị bổ túc với hóa trị hay nội tiết (chỉ có 15% có đáp ứng với thuốc).
Kết quả: Có 65% các trường hợp ung thư thận giai đoạn sớm sống thêm trên 5 năm sau mổ cắt thận.
b. Ung thư bọng đái: Gặp ở đàn ông trên 45 tuổi, có hút thuốc lá lâu ngày, có thời gian tiếp xúc với cao su, hóa chất nhuộm (Anilin), các hợp chất Amin thơm... 90% các trường hợp ung thư bọng đái là Carcinôm tế bào chuyển tiếp (Transitional cell Carcinoma).
Triệu chứng: Tiểu ra máu đi kèm các triệu chứng đường tiểu như: tiểu gắt, tiểu khó hoặc không tiểu được, tiểu nhiều lần lắt nhắt...
Chẩn đoán: Nhờ siêu âm, chụp bọng đái có cản quang, CT scan vùng chậu, nhất là nội soi bọng đái và sinh thiết khối u.
Điều trị: Nếu khối u nông, còn khu trú ở lớp niêm mạc: cắt đốt khối u qua ngả niệu đạo và bơm thuốc hóa trị vào bọng đái. Khi tổn thương ung thư sâu, ăn lan qua lớp cơ: cắt bỏ một phần bọng đái hay cắt bỏ toàn phần bọng đái. Sau đó cần phải điều trị bổ túc bằng xạ trị và hóa trị.
Kết quả: Tỷ lệ sống 5 năm ở những bệnh nhân có ung thư bọng đái xâm lấn lớp cơ: không quá 50%. Những trường hợp ung thư lan rộng có xâm lấn vách chậu và hạch chung quanh: thời gian sống thêm trung bình là 6 - 12 tháng.
c. Ung thư tiền liệt tuyến: Là dạng ung thư rất phổ biến ở đàn ông trên 65 tuổi ở các nước phương tây, chiếm tỷ lệ 2 - 3% tổng số người cao tuổi. Hơn 90% ung thư tiền liệt tuyến thuộc loại Carcinôm tuyến. Căn nguyên bệnh chưa rõ, nhưng y học đã nhận biết: ung thư tiền liệt tuyến chịu ảnh hưởng bởi lượng nội tiết tố nam Andrôgen trong cơ thể người bệnh.
Bệnh học: Đa số ung thư có dạng một nốt cứng ở thùy sau của tiền liệt tuyến, phát triển dần xâm lấn vỏ bao, về sau xâm lấn chèn ép các cơ quan chung quanh như: niệu quản, bọng đái, trực tràng. Di căn xương (chậu, xương sống...) là bệnh cảnh cuối cùng của ung thư tiền liệt tuyến làm người bệnh đau nhức nhiều, không đi lại được rất khổ sở...
Triệu chứng: Khởi đầu bệnh diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng, đôi khi, người bệnh có cảm giác tiểu khó, tiểu nhiều lần hoặc bí tiểu, tiểu có máu... Về sau, tiểu có máu hay bí tiểu liên tục. Người bệnh kêu đau nhức xương chậu, đau lưng ngày càng nhiều không thể đi lại được, hoặc gãy xương đùi sau một va chạm té ngã nhẹ (gãy xương bệnh lý).
Chẩn đoán: Thăm khám tiền liệt tuyến qua ngả trực tràng, siêu âm và chọc dò sinh thiết khối u để xác định mô bệnh học. Ngoài ra, kỹ thuật chụp xạ hình xương, xét nghiệm định lượng PSA (kháng thể chuyên biệt tiền liệt tuyến), Phosphataz acid... cũng có giá trị chẩn đoán và đánh giá mức độ tiến triển của ung thư tiền liệt tuyến.
Điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến được xem là phương pháp chữa trị có kết quả tốt nhất khi tổn thương ung thư còn nhỏ và khu trú. Xạ trị cũng kết quả tương tự nếu người bệnh không thể chịu đựng cuộc mổ. 
Khi bệnh đã lan rộng hay có di căn xương, nội tiết là điều trị chủ yếu. Có khoảng 85% các trường hợp, bệnh nhân đáp ứng với nội tiết liệu pháp: cảm giác dễ chịu, không đau nhức xương, đi tiểu dễ hơn... Tuy nhiên chỉ có dưới 20% người bệnh sống được 5 năm.

Theo BS Trần Chánh Khương - Ykhoa.net

Dấu hiệu thường gặp của ung thư thận

Ung thư thận chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong các loại ung thư. Nó phổ biến ở nam giới và chủ yếu được phát hiện ở người trung niên.


Theo Lê Nguyệt - Kiến thức

Ăn nhiều đậu phụ: Vừa hại thận, vừa bị gout

Ăn đậu phụ sẽ tạo ra sự trao đổi chất protein của thực vật trong cơ thể và cuối cùng thận sẽ bài tiết ra đạm.




Người già, khả năng bài tiết của thận bị suy giảm, nên nếu ăn nhiều đậu phụ, ăn quá nhiều protein thực vật, sẽ làm cho cơ thể sản xuất nhiều chất đạm hơn, làm tăng gánh nặng cho thận, chức năng thận suy giảm hơn nữa, không có lợi cho sức khỏe.
Các sản phẩm từ đậu nành từ lâu đã được biết đến là giàu dinh dưỡng, cho dù là đậu nành, đậu phụ hay các loại thực phẩm khác. Đậu phụ đã trở thành món ăn quen thuộc hàng ngày của nhiều gia đình. 
Đậu phụ có nhiều giá trị dinh dưỡng và một số chất như chất béo, carbohydrate, các vitamin và khoáng chất. Theo y học phương Đông, đậu phụ có tính ngọt và mát, tốt cho dạ dày, ruột già. Tuy nhiên, ăn đậu phụ cũng có tính hai mặt của nó. Dưới đây là một số bất lợi khi ăn đậu phụ.
Thúc đẩy sự suy giảm chức năng thận
Trong những trường hợp bình thường, ăn đậu phụ sẽ tạo ra sự trao đổi chất protein của thực vật trong cơ thể và cuối cùng thận sẽ bài tiết ra đạm. Người già, khả năng bài tiết của thận bị suy giảm, nên nếu ăn nhiều đậu phụ, ăn quá nhiều protein thực vật, sẽ làm cho cơ thể sản xuất nhiều chất đạm hơn, làm tăng gánh nặng cho thận, chức năng thận suy giảm hơn nữa, không có lợi cho sức khỏe.
Ăn nhiều đậu phụ: Vừa hại thận, vừa bị gout
Ăn nhiều đậu phụ: Vừa hại thận, vừa bị gout
Gây chứng khó tiêu
Đậu phụ rất giàu protein, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn dễ dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. 

Thúc đẩy sự phát triển của xơ vữa động mạch
Theo chuyên gia y tế Hoa Kỳ thì trong các sản phậm đậu nành chứa rất nhiều methionine, methionine dưới tác động của enzyme có thể được chuyển đổi sang cysteine.
Homocysteine có thể gây hại các tế bào nội mô ở thành động mạch, dễ làm cho cholesterol và chất béo trung tính lắng đọng trong thành động mạch gây ra xơ vữa động mạch.
Thiếu iốt
Đậu phụ có chứa một chất gọi là saponin thúc đẩy bài tiết I-ốt trong cơ thể người. Do vậy, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt iốt, gây bệnh.
Gây ra bệnh gout
Những bệnh nhân có nồng độ axit uric trong huyết thanh cao nếu ăn nhiều đậu phụ sẽ bị bệnh gout tấn công. Đậu phụ gây rối loạn trao đổi chất purine ở bệnh nhân gout, do đó, những người có nguy cơ bị gout nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Giảm đáng kể lượng tinh trùng
Đàn ông nên cẩn thận khi ăn đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác cho những người đàn ông phải cẩn thận. Bởi theo nhiều nghiên cứu từ trước đến nay thì mức tiêu thụ các sản phẩm từ đậu tương hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đi đáng kể.
Các nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard, do Tiến sĩ George Charles Navarro hoàn thành từ năm 2000 đến năm 2006, đã cho kết quả đáng ngạc nhiên: mọi người ăn sản phẩm đậu nành mỗi ngày thì mỗi ml tinh dịch của mình chỉ có 41.000.000 tinh trùng, thấp hơn 20 triệu tinh trùng so với những người không ăn hoặc ít ăn đậu nành. Sự thiếu hụt tinh trùng này rất dễ dẫn đến vô sinh, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều lần ở những quý ông mắc bệnh béo phì.
Nhìn chung, đậu phụ tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Người già, người bị thận, thiếu máu, thiếu sắt, bệnh gout, xơ vừa động mạch… càng nên hạn chế ăn đậu phụ. Chỉ nên ăn đậu phụ 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 gram.

Theo Phunutoday.vn

Đơn giản như uống nước

Ai cũng biết uống nước nhiều thì tốt cho cơ thể. Nhưng công nhân chúng tôi đi tiểu nhiều bị cho là kiếm cớ trốn việc, sẽ lắm chuyện rắc rối.

Bác sĩ có lời khuyên gì cho chúng tôi? (H và nhóm công nhân Bình Dương)

Đơn giản chỉ là uống nước nhưng hiệu quả phòng bệnh lại vô cùng cao - Ảnh: Quang Định

Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu đã có khuyến cáo hồi năm 2010 là nam giới nên uống mỗi ngày 2 lít nước và nữ 1,5 lít (không kể lượng nước có trong thức ăn). Với lượng uống như vậy, độ thẩm thấu của nước tiểu mới tối ưu, tức đạt được 500 mOsmol/l.
Nhiều bằng chứng cho thấy uống nhiều nước và đi tiểu nhiều có thể giảm tái phát sỏi thận trong vòng 2-5 năm và giảm cả nhiễm trùng tiểu.
Sỏi thận rất hay gặp, có thể đến gần 10% dân số. Nhiều yếu tố góp phần hình thành sỏi hệ niệu, bao gồm lượng nước tiểu ít, nước tiểu có nồng độ citrate thấp (citrate ức chế tạo sỏi) hay quá thừa các chất hòa tan như canxi, oxalate, urate và phosphate.
Khởi đầu có lẽ do nước tiểu quá dư thừa, quá bão hòa các chất có khả năng tạo sỏi như muối oxalate canxi là thành phần chính của sỏi canxi - loại sỏi hệ niệu thường gặp nhất. Nước tiểu bình thường có nồng độ oxalate canxi chỉ gấp bốn lần khả năng hòa tan của nó trong nước tiểu. Nếu nước tiểu quá bão hòa, nồng độ oxalate canxi cao gấp 11 lần khả năng hòa tan.
Khi có quá nhiều phân tử tinh thể tự do so với lượng tinh thể cố định thì tinh thể tự do dễ dàng bám dính vào tế bào ống thận, làm tổn thương ống thận, tạo thành những nhân. Các nhân này mỗi ngày mỗi tích tụ thêm nhiều tinh thể. Tốc độ kết tủa này càng tăng nếu nước tiểu quá bão hòa, dẫn đến vôi hóa lòng ống thận là tiền đề tạo sỏi thận.
Chế độ ăn uống cũng có thể thúc đẩy hình thành sỏi thận: ăn quá nhiều đạm động vật, vitamin C, muối, đường tinh luyện và thức ăn giàu chất oxalate. Những thực phẩm có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên như thịt bò, thịt gia cầm và cá, rau bina, các loại đậu, dâu, cam, sôcôla, cà phê và đậu phộng. Nên cố gắng ăn nhạt vì giảm lượng muối trong khẩu phần ăn sẽ giảm nồng độ canxi trong nước tiểu.
Lối sống cũng tham gia tạo sỏi. Cơ thể béo phì thường tăng thải canxi, oxalate, acid uric ra nước tiểu dễ tạo sỏi. Béo phì còn liên quan đến đề kháng insulin dễ làm toan nước tiểu, dẫn đến tạo sỏi urate (loại sỏi thứ hai hay gặp sau sỏi oxalate canxi).
Uống nhiều nước giúp pha loãng nước tiểu (giảm độ bão hòa), làm pH nước tiểu tối ưu sẽ cản trở sự tích tụ các tinh thể. Một nghiên cứu cho thấy người tiểu 2,1 lít mỗi ngày không bị tái phát sỏi trong 6,8 năm theo dõi so với người tiểu 1,7 lít mỗi ngày.
Uống nhiều nước không chỉ giảm tái phát sỏi đến 50% mà cả trên những người mạnh khỏe chưa từng tạo sỏi, thói quen này giúp giảm xuất hiện sỏi niệu. Hãy uống đủ nước để đạt được 2 lít nước tiểu mỗi ngày.
Những tình huống trong sinh hoạt cần lưu ý vì dễ mất nước kéo dài như làm việc trong môi trường nóng bức, hoạt động thể lực mà không uống đủ nước bù cho lượng mất qua mồ hôi sẽ cô đặc và toan nước tiểu, dễ hình thành sỏi niệu.
Để tránh những bệnh về sỏi thận và đường tiểu, uống nước là biện pháp ít tốn kém mà hiệu quả cao. Các công nhân cần yêu cầu tổ chức công đoàn hỗ trợ để quyền tối thiểu là được đi tiểu đủ trong ngày như khoa học đã khuyến cáo nhằm phòng tránh bệnh cho mình.
Cải thiện thói quen uống nước ở mức độ cộng đồng là một khó khăn, nhưng chắc chắn không khó như chiến dịch từ bỏ thuốc lá bởi dễ thực hiện hơn rất nhiều và lợi ích của việc uống nhiều nước có được tức thì lẫn lâu dài.

Theo BS Lê Tuyết Hoa - Tuổi Trẻ

Bệnh tiểu đêm và cách phòng trị

Tiểu đêm rất thường gặp ở cả người trẻ lẫn người cao tuổi, gây nhiều tác hại như mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng sống.

TS.BS Nguyễn Bách, Khoa Nội thận Lọc máu BV Thống nhất TP HCM cho biết, người bình thường khỏe mạnh đi tiểu khoảng 8 lần trong ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và một lần vào ban đêm. Lượng nước tiểu mỗi lần tiểu khoảng 300 ml. Tiểu đêm là đi tiểu nhiều hơn một lần vào ban đêm. 
Có nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm, trong đó có thể phân ra thành 2 nhóm nguyên nhân bệnh lý (thực thể) và không do bệnh lý (chức năng).
Một số bệnh lý gây ra tiểu đêm (thực thể):
- Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Tiền liệt tuyến khi to gây chèn ép niệu đạo gây tiểu khó, tia nước tiểu yếu và gây chèn ép bàng quang làm giảm thể tích bàng quang, gây kích thích bắt đi tiểu nhiều lần.
Phì đại tuyến tiền liệt thường gặp ở tuổi trên 50 với các triệu chứng tiểu đêm, tiểu khó, tiểu xong cảm giác không hết, tia nước yếu. Nếu có kèm tiểu ra máu cần khám bác sĩ ngay. Đàn ông trên 60 tuổi hằng năm cần xét nghiệm máu để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.
- Sa tử cung do sinh đẻ ở nữ giới.
- Viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang): Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu nên khi bị viêm nhiễm sẽ gây kích thích tiểu nhiều lần. Các triệu chứng của viêm bàng quang bên cạnh chứng tiểu đêm là đau bụng dưới, phía trên xương mu, tiểu gắt buốt, sốt, tiểu lắt nhắt.
- Suy thận mạn tính: Giai đoạn đầu của suy thận mạn (độ 2, 3) có hiện tượng giảm chức năng cô đặc nước tiểu gây triệu chứng tiểu đêm. Các triệu chứng của suy thận mạn là tiểu đêm, phù, tiểu ít, da xanh, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Sỏi thận: Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng, trong đó có triệu chứng rau xanhđêm. Các triệu chứng khác thường đi kèm là tiểu khó, rát buốt, đau lưng…
- Đái tháo đường: Đường máu cao thường gây tiểu nhiều và tiểu đêm. Người bệnh đang điều trị tiểu đường nếu thấy có triệu chứng tiểu nhiều, tiểu đêm cần kiểm tra ngay đường máu.
- Đái tháo nhạt.
- Nguyên nhân thần kinh như chèn ép tủy, xơ cứng rải rác, hội hứng chèn ép tủy sống, bệnh Parkinson…
Một số tình trạng rối loạn không do bệnh lý (chức năng):
- Chế độ ăn uống: Thói quen uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, uống rượu, bia, cà phê, trà vào buổi tối.
- Sử dụng một số thuốc có tính lợi tiểu như thuốc hạ huyết áp (nhóm ức chế kênh canxi), thuốc lợi tiểu.
- Yếu tố tâm lý như lo lắng, căng thẳng, mất ngủ. Nguyên nhân này thường gặp ở người trẻ với biểu hiện căng thẳng, lo âu, mất ngủ, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Khi “chú ý” thì tiểu nhiều, nếu tập trung làm việc sẽ không mắc tiểu, không tiểu gắt, không tiểu buốt và xét nghiệm nước tiểu bình thường.
- Do mang thai: Các nội tiết của nhau thai tiết ra và do chính thai trong tử cung đè ép vào bàng quang.
- Do lớn tuổi nên giảm chức năng cô đặc nước tiểu của thận. Tuổi cao trên 80 tuổi thường xuyên tiểu đêm khoảng 2 lần.
- Rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bàng quang.
Các xét nghiệm thông thường nên làm ở người mắc chứng tiểu đêm:
- Siêu âm bụng: Kiểm tra thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung.
- Chụp phim ổ bụng: Kiểm tra sỏi tiết niệu.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Chức năng thận, đường máu.
Bác sĩ Bách khuyến cáo, cần phải xác định chính xác tiểu đêm do nhóm nguyên nhân nào mới điều trị chính xác. Đối với nhóm tiểu đêm do nguyên nhân thực thể, cần khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị theo đúng nguyên nhân. Đối với nhóm tiểu đêm do nguyên nhân chức năng, người bệnh có thể tự chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên áp dụng các phương pháp dân gian, truyền miệng để điều trị chứng tiểu đêm chưa được y khoa công nhận.
Phòng ngừa chứng tiểu đêm
Một số khuyến cáo sau nên thực hiện cho những trường hợp tiểu đêm do nhóm nguyên nhân chức năng (nhất là ở người cao tuổi):
- Hạn chế uống nước nhiều, không ăn nhiều canh, không uống bia rượu, trà, cà phê vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tăng cường rau xanh, chất xơ, không  ăn quá nhiều thịt, muối.
- Không nên ăn nhiều loại quả có chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… vào buổi tối.
- Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress…
- Tập thói quen đi tiểu đúng giờ.
- Không uống các thuốc lợi tiểu vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Massage, ngâm vùng hậu môn bằng nước ấm.

Theo Lê Phương - VnExpress

9 bài thuốc bổ thận từ bong bóng cá

Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao. Món ăn này được cho là một trong "bát trân" (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm, dưỡng huyết, kiện thận, tăng thêm tinh.


9 bài thuốc bổ thận từ bong bóng cá
Canh bong bóng cá nấu thịt ếch dưỡng âm, ích tinh, nhuận phế.
Canh bong bóng cá thịt ếch: thịt ếch 0,5kg, cật lợn 2 quả, bong bóng cá 60g, kỷ tử 30g, tất cả sau khi đã làm sạch cho vào bát to, đổ nước vừa phải, đậy kín, hầm cách thủy 2 tiếng, nêm gia vị. Công dụng: dưỡng âm, ích tinh, nhuận phế. Món này không dùng cho người đang bị cảm sốt, tỳ hư.
Bong bóng cá kỷ tử: keo bong bóng cá 50g, kỷ tử 30g, gạo 50g, nước 2 lít. Nấu cháo ăn hàng ngày 1 thang. Công dụng: bổ thận tinh.
Canh ba kích, ích trí nhân, bóng cá: ba kích 19g, ích trí nhân 10g, kỷ tử 10g, bóng cá 15g, sinh khương 2g, táo đỏ 2 quả, gia vị. Hầm cách thủy 3 giờ. Công dụng: bổ thận cố tinh.
Canh bóng cá sa uyển tử: bóng cá 30g, sa uyển tử 30g, ngũ vị tử 6g, gừng 4 miếng, ít rượu gạo (có thể thêm bột tắc kè xào). Công dụng: chữa thận hư di tinh, xuất tinh sớm, tinh loãng.
Canh bóng cá đào nhục: bóng cá 70g, đào nhục (giữ áo hạt đào) 80g, sa uyển tử (gói vào bọc vải) 20g, táo 3 quả, sinh khương 3 miếng. Hầm 2 tiếng. Nêm gia vị. Công dụng: bổ thận cố tinh...
Canh bóng cá - bổ cốt chỉ: bóng cá 150g, bổ cốt chỉ 20g, táo 3 quả, sinh khương 3 miếng. Gói bỏ cốt chỉ vào túi vải, ninh 3 giờ, thêm gia vị.
Canh bóng cá - ích trí nhân: bóng cá 15g, ích trí nhân 10g, ngó sen 6g, gừng 4 miếng. Thịt lợn nạc 60g, hầm cách thủy 3 giờ. Nêm gia vị. Công hiệu: bổ thận, cố tinh chữa thận hư đau lưng, hoa mắt, chóng mặt.
Canh bóng cá - thục địa: bóng cá 15g, thục địa 30g, táo 3 quả, sinh khương 3 miếng, thịt lợn nạc 250g hầm 2 giờ. Nêm gia vị. Công dụng: tư âm, bổ thận, dưỡng tinh huyết.
Canh bóng cá - hạt sen, nhãn nhục: bóng cá 15g, gà đen non 250g, hạt sen 15g, nhãn nhục 12g, sinh khương 4 miếng, rượu vàng 1 thìa, hầm cách thủy 2 tiếng. Nêm gia vị. Công dụng: bổ âm ích tinh dưỡng huyết, an thần.
Đông y còn dùng bong bóng cá để phòng chữa nhiều bệnh, để bổ thận làm vững chắc khớp gối, thắt lưng và các chứng bệnh do lao động chân tay cực nhọc gây ra. Ngày nay được biết bong bóng cá có cả tác dụng đối với sự phát triển của tinh trùng và đã được chế ra thành thuốc viên.
Lưu ý: bong bóng cá có nhiều chất keo nên dễ gây sình bụng, khó tiêu, vì vậy người kém tiêu hóa không nên lạm dụng.

Theo BS. Phó Thuần Hương - Sức khỏe và Đời sống

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Cây tầm gửi gạo hỗ trợ điều trị bệnh thận

Trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo có catechin, một hợp chất hỗ trợ ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, thận, bàng quang.

Tầm gửi (hay còn gọi là tằm gửi, chùm gửi) là loài cây nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Tùy thuộc vào cây chủ mà có nhiều loại tầm gửi khác nhau, mỗi loại có những đặc tính và công dụng riêng biệt. Theo đó, tầm gửi sống trên cây dẻ có tác dụng giải biểu, trị cảm mạo, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương; trên cây dâu (tang ký sinh) giúp bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai...
TAM_GUI_GAO_(1).jpg
Cây tầm gửi gạo.
Trong các loại tầm gửi, thì tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. 
Trong tài liệu "Từ điển cây thuốc Việt Nam" của Võ Văn Chi, cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.
Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng còn loại khô có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…
Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận), chữa sỏi thận, phù thận... Tuy nhiên, việc sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như mã đề, kim tiền thảo, thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng.
Theo Y học hiện đại, tầm gửi gạo có tác dụng lợi tiểu chống viêm và chữa nhiều bệnh về thận như: đái đục, đái buốt, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mạn tính.
Các nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho thấy trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. 
Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.
Ứng dụng các kết quả nghiên cứu trên về dược liệu tầm gửi gạo, công ty THHH Tuệ Linh đã nghiên cứu phối hợp tầm gửi gạo với những dược liệu có tác dụng lợi tiểu, thải độc, chống viêm như mã đề, thổ phục linh, cỏ tranh, kim tiền thảo, cối xay và mần trầu để cho ra đời sản phẩm Dưỡng thận Tuệ Linh giúp cải thiện chức năng sinh lý của thận.

Theo VnExpress

9 triệu chứng "tố cáo" chàng yếu thận

Có những triệu chứng rất rõ ràng cho thấy bạn đang bị thận hư. Đừng bỏ qua bất cứ một triệu chứng nhẹ nào của cơ thể để bắt bệnh cho chính bạn.

Triệu chứng 1: Rùng mình, chi lạnh
"Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và sợ gió thổi. “Chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng...
Triệu chứng 2: “Chuyện ấy” quá độ
Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa dẫm và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bi suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.
Triệu chứng 3: Chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều
Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các lục phủ nội tạng khác. Nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận. Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.
Triệu chứng 4: Hen suyễn
Thận có chức năng “nạp khí”. Do thận hư không thể nạp khí nên sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều hít vào ít, làm cho bạn cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.
Triệu chứng 5: Đau lưng
Đau lưng - vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể phân làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh. Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, bệnh lâu ngày cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân gót chân đau nhức, phần lưng kiệt sức… 
Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.
Triệu chứng 6: Tiều nhiều về đêm
Thông thường số lần đi tiểu vào ban đêm trên 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá ¼ so với cả ngày; tiểu đêm 1 lần/tiếng, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… thì đó là “tiểu nhiều về đêm”. Ban ngày tiểu tiện bình thường, chỉ có ban đêm đi tiểu nhiều chính là đặc điểm của triệu chứng thận khí hư yếu gây ra.
Triệu chứng 7: Chóng mặt tai ù
Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn… vốn không dễ chịu một chút nào. Đồng thời những người bị hoa mắt chóng mặt thường kèm theo cảm giác ù tai, gây chướng ngại đến thính giác, thời gian dài như thế sẽ làm cho tai điếc. Nguyên nhân gây ra chóng mặt ù tai đa phần là có liên quan đến thận.
Trong đông y nói “ Thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não”, vì vậy thận hư có thể dẫn đến tủy không đủ, não mất dinh dưỡng, xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, tai ù.
Triệu chứng 8: Táo bón
Người táo bón thường do đại tiện gặp khó khăn nên gây ra các triệu chứng như lỗ mông rát, nứt và trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường, nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.
Triệu chứng 9: Lưng mỏi chân đau
Thời gian dài cơ thể “cứng đờ” ngồi trên tàu xe không chuyển động, lái xe đi ra ngoài tinh thần căng thẳng, thời gian dài sẽ hình thành ngưng khí tụ máu và cuối cùng dẫn đến thận hư.
Những người dễ bị hư thận:
1. Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu.
2. Những người có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật.
3. Người làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng.
4. Người thích uống trà đặc.
5. Người làm việc bên máy tính thời gian dài.
6. Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục.
7. Người hay ngồi lâu trong thời gian dài.
8. Người hay làm “chuyện ấy” quá thường xuyên.
9. Người hay uống thuốc tráng dương.
10. Người già.

Theo Thế giới đàn ông

Cách dễ dàng ngăn ngừa ung thư thận

Ung thư thận là loại ung thư khó chữa trị nhất. Chính vì vậy, thay vì hao tiền tốn của để trị bệnh, bạn nên có kế hoạch phòng ngừa càng sớm càng tốt.


Theo Kiến thức

5 việc giúp ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.


Uống nhiều nước
Uống nhiều nước
Nhắc đến nước tiểu, phản ứng đầu tiên mọi người nghĩ đến đó là "rác" của cơ thể và quả thật các độc trong máu như urê , acid uric, creatinin, creatine, đã được thận lọc sạch và đưa vào bàng quang và bài tiết ra ngoài cơ thể theo nước tiểu.
Do lượng nước hàng ngày cơ thể dung nạp và thải ra tương tự nhau, vì vậy, mỗi ngày uống 1.500-2.000ml nước để đảm đảo tiểu tiện bình thường là một việc rất quan trọng.
Ngoài bài trừ độc tố, nước tiểu còn có một chức năng quan trọng khác là làm sạch niệu đạo. Vùng niệu đạo thường có vi khuẩn cư ngụ, một số vi khuẩn còn có thể xâm nhập bàng quang và khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiễm trùng. Nếu lượng nước tiểu nhiều, liên tục được bài tiết sẽ tránh được vi khuẩn sinh trưởng trong đường tiết niệu.
Do vậy, vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, thời tiết nóng đổ mồ hôi càng cần uống nhiều nước để phòng chống nhiễm trùng niệu đạo.
Không hút thuốc
Viêm nhiễm niệu đạo cũng liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc, uống rượu. Nghiên cứu tại Phần Lan cho thấy ngoại trừ yếu tố uống thuốc, khả năng bị tiểu mót, tiểu dắt của phụ nữ hút thuốc gấp 1,7-3 lần so với phụ nữ không hút thuốc.
Với những người hay bị viêm nhiễm niệu đạo, các bác sĩ bệnh viện Mayo (Mỹ) khuyến nghị không nên uống cà phê, cồn rượu và các đồ uống chưa cafein, bởi vì trong thời gian viêm nhiễm đó, những thực phẩm này sẽ kích thích bàng quang làm cho người bệnh tiểu nhắt, đi tiểu nhiều lần.
Ngoài ra, người nhiễm trùng niệu đạo nên ít ăn đồ cay nên ăn nhiều dưa chuột, rau xanh và cà chua.
Giữ vệ sinh
Tỉ lệ viêm nhiễm niệu đạo ở phụ nữ trung niên cao gấp 8-10 lần nam giới. 50% phụ nữ viêm nhiễm niệu đạo do thói quen vệ sinh. Do đó, cần chú ý:
Thường xuyên giặt quần chip: Tuyến mồ hôi ngoài âm đạo của phụ nữ rất phong phú, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm, nếu chăm sóc không đúng cách dễ làm cho cục bộ âm đạo thời gian dài ở trong tình trạng ẩm ướt, lúc này vi khuẩn sẽ sinh trưởng rất nhanh. Vì vậy, trời nóng ra nhiều mồ hôi nhớ thường xuyên thay giặt quần chip.
Sau khi đại tiện nên vệ sinh từ trước ra sau bằng giấy hoặc bằng vòi nước.
Vệ sinh ngay sau "yêu": Một điều tra của từ Đài Loan cho biết, khoàng 1/4 phụ nữ bị viêm bàng quang sau tuần trăng mật.
Không ngồi lâu, tăng cường thể thao
Vi khuẩn ở đường ruột, đại tràng vốn không gây hại nhưng nếu lọt vào niệu đạo sẽ gây viêm. Nghiên cứu cho thấy 80% nhiễm trùng niệu đạo do vi khuẩn đại tràng gây ra.
Thói quen ngồi lâu sẽ làm cho cục bộ âm đạo ở trong tình trạng ẩm thấp thời gian dài, vi khuẩn phát triển nhanh, biểu hiện rất rõ rệt trong thời tiết và môi trường nóng ẩm.
Vì vậy, những người hay ngồi lâu, tốt nhất mặc quần áo rộng rãi, quần chip 100% cotton là tốt nhất, không nên mặc quần lọt khe, quá chật….
Thay vào đó nên uống nhiều nước, siêng đi tiểu, sau quãng thời gian nhịn tiểu nên cố gằng đẩy hết nước tiểu tích trữ trong bàng quang ra ngoài.
Không coi thường các bệnh khác
Một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, thận mãn tính… làm cho sức đề kháng giảm thấp, nguy cơ tăng nhiễm trùng niệu đạo cao.
Tắc nghẽn niệu đạo do sỏi, hẹp niệu đạo, tuyến tiền liệt phình to… đều trực tiếp dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo.
Những người gần đây làm phẫu thuật đường tiết niệu, đặt ống thông, nội soi bàng quan.
Một khi phát hiện tiểu nhiều, tiểu mót, tiểu đau, ớn lạnh, sốt, đau lưng nhất định cần kịp thời đến bệnh viện chuyên khoa để chữa trị.
Khi chữa trị phải kiên trì, kịp thời, tuân thủ nguyên tắc chữa trị đủ liệu trình, không nên "chữa bệnh theo cảm giác" thấy đỡ là lập tức dừng uống thuốc, nếu không nhiễm trùng niệu đạo sẽ tái phát lại.

Theo Tùng Đan - Dân trí/ Sina

Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.

Nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh là do hẹp khúc nối bể thận niệu quản.
Ngày nay, sự phát triển của chẩn đoán tiền sản, trong đó vai trò siêu âm, đã giúp phát hiện thận nước từ rất sớm, có thể từ tuần lễ thứ 16 của thai kỳ. Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh tùy theo mức độ, có thể phẫu thuật giải phóng nơi bế tắc nhằm tránh tác hại đưa đến suy thận.
Thận ứ nước xảy ra ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Trong giai đoạn bào thai, quá trình phát triển của hệ niệu có những bất thường như: thiểu sản niệu quản có thể gây nhu động bất thường qua khúc nối. Bất đối xứng của thành cơ có thể ức chế nhu động niệu quản tống xuất nước tiểu ra khỏi bể thận. Sự cắm niệu quản vào bể thận cao quá có thể làm thay đổi hình dạng và cản trở sự tống xuất nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản. 
Do bất thường của mạch máu cực dưới thận làm kẹt niệu quản, cản trở nước tiểu từ trên thận xuống. Mạch máu quanh khúc nối thường có kèm với hẹp khúc nối. Thận xoay và thận di động quá mức có thể gây tắc nghẽn từng hồi phụ thuộc vào vị trí tương đối của thận và niệu quản. Hậu quả nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị ứ trệ, lâu ngày làm cho các bể thận giãn căng và gây ứ nước ở thận. Do vậy, trong quá trình khám thai, siêu âm có độ phân giải cao có thể phát hiện thận ứ nước.
Hình ảnh mô phỏng trường hợp thận ứ nước
Hình ảnh mô phỏng trường hợp thận ứ nước
Chẩn đoán thận ứ nước
Các trường hợp siêu trong quá trình mang thai, thai nhi siêu âm có ghi nhận thận ứ nước, cần tầm soát thêm các yếu tố bất thường nặng nề khác đi kèm, tùy theo mức độ cần có ý kiến bác sĩ sản khoa và bác sĩ niệu khoa đưa ra quyết định cần chấm dứt thai kỳ hay chỉ đơn thuần một tình trạng ứ nước thận mức độ nhẹ.
Khi trẻ sinh ra, nhất thiết siêu âm lại xác định thận ứ nước. Cần làm thêm xét nghiệm, chụp bàng quang - niệu quản ngược dòng, để loại trừ trào ngược bàng quang - niệu quản. Một khi không có trào ngược bàng quang niệu quản, chỉ định chụp CT-scan niệu thận, để lượng giá chức năng thận và xác định mức độ tắc nghẽn niệu quản. Đồng thời làm các xét nghiệm máu cơ bản.
Trên lâm sàng, những trẻ sơ sinh có sốt, kèm tiểu ít, trước đó tiền sản có thận ứ nước, nước ối ít hay thiểu ối, cần nghĩ đến khả năng hẹp khúc nối bể thận nên cho trẻ đi siêu âm ngay.
Theo dõi và điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh
Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản ở trẻ sơ sinh gây thận ứ nước: siêu âm thận xạ hình thận động sau 1 tháng, tiếp tục theo dõi vào thời điểm 3 - 6 tháng. Trong quá trình làm các xét nghiệm chụp bàng quang - niệu quản, cần thiết dùng thuốc kháng sinh để ngừa nhiễm trùng như: Augmentin, Zinnat.
Theo dõi và điều trị bảo tồn cho kết quả tốt ở những trẻ có thận ứ nước mức độ nhẹ như ứ nước độ 1 và độ 2, do khả năng tự cải thiện trong quá trình rỗng hóa. Vì vậy, việc theo dõi còn tiếp tục sau sinh cho đến khi trẻ được một tuổi. Các mức độ ứ nước cao, cần làm xạ hình thận để đánh giá chức năng và độ tắc nghẽn để có điều trị phù hợp.
Phẫu thuật can thiệp nếu cần: khi có triệu chứng, chức năng thận giảm >10% và tình trạng ứ nước thận càng tệ hơn. Với phương pháp phẫu thuật bằng kỹ thuật tạo hình bể thận-niệu quản qua nội soi sau phúc mạc.

Theo BS Nguyễn Thuận Hải - Sức khỏe và Đời sống