Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Thiếu máu, biến chứng sớm của suy thận mạn

BS. CKII Châu Thị Kim Liên cho biết những bệnh nhân (BN) suy thận mãn tính giai đoạn sớm, thường hay mắc chứng bệnh thiếu máu.

 

Thiếu máu có thể làm gia tăng gánh  nặng cho bệnh lý tim mạch, đặc biệt càng thúc đẩy tiến triển bệnh khiến BN phải chạy thận nhân tạo.
Trong khi đó, theo thống kê của các nước, số lượng BN giai đoạn sớm (giai đoạn 1 – 4) gấp 50 lần so với giai đoạn cuối. Tỷ lệ tỷ vong do bệnh lý tim mạch ở BN cần lọc thận cao hơn 10 – 20 lần so với người bình thường.
Thông tin này được đưa ra trong hội nghị về những tiến bộ điều trị bệnh thiếu máu cho BN suy thận mãn tính giai đoạn sớm ngày 18/2 tại TP.HCM. Theo BS. Kim Liên, ngoài các thuốc đặc trị thiếu máu  BN suy thận có thể bổ sung sắt, Vitamin B12, folate, điều trị kháng sinh nếu có nhiễm trùng, điều trị các nguyên nhân gây xuất huyết hoặc tán huyết, truyền máu…
Chạy thận nhân tạo tại BV An Sinh
Tuy nhiên, hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị sớm thiếu máu do suy thận mãn ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một số BV có khoa Thận nhân tạo nhưng chưa có khoa Nội thận, hoặc thậm chí chỉ có BS nội tổng quát chứ không có khoa Thận nhân tạo hoặc Nội thận, nên thường không chú trọng đến các tiêu chuẩn chẩn đoán, dẫn đến phát hiện bệnh trễ. Điều đó có thể gây gia tăng tỷ lệ mắc và tỷ vong do các bệnh khác như tim mạch,…
Hơn thế, bên cạnh tỷ lệ BN mua bảo hiểm y tế không nhiều, BN còn phải chịu gánh nặng trong điều trị như chi phí đi lại mỗi tuần từ tỉnh lên thành phố để điều trị đôi khi còn cao hơn cả chi phí cho thuốc men.
Ước tính, mỗi năm, tỷ lệ BN suy thận mãn cần chạy thận nhân tạo trên thế giới tăng 7%. Còn tại Việt Nam, tỷ lệ suy thận mãn giai đoạn 3 – 5 là 3,1%.
 (Theo An Quý - Phụ nữ TPHCM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét