Rau ngò ôm, ngò gai là cặp rau thơm đi kèm nhiều nhất trong các món ăn Việt Nam như canh chua, lẩu, phở, chân giò giả cầy...

Ảnh minh họa
Ngò
ôm mọc dễ dàng trong môi trường nóng và nhiều nước, như trong ruộng
lúa. Chúng mọc nổi trên mặt nước nhưng cũng có thể trồng trên cạn nếu
tưới nhiều nước; khi đó rau mọc thành bụi, thu hái toàn cây quanh năm.
Ngò ôm có hương vị nằm
giữa chanh và thì là. Rau ngò ôm chứa tinh dầu có thành phần flavonoid
và tanin nên có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa cao.
Trong y học cổ truyền,
ngò ôm được dùng để chữa trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, làm thuốc
lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng. Có thể dùng tươi hoặc phơi sấy
khô làm thuốc.
Một số nghiên cứu dược
học tại Việt Nam cho thấy rau ngò ôm có độc tính không đáng kể và độ sử
dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt.
Theo GS Đỗ Tất Lợi, rau
ngò ôm ngoài những tác dụng trị liệu kể trên còn được dùng để đắp lên
vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay viên
hoàn.
Lưu ý:
Rau ngò ôm có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực
phẩm và rối loạn tiêu hóa, vì thân rau có nhiều lông và thường mọc ở ao
hồ bị nhiễm bẩn, rất khó rửa sạch để diệt hết vi khuẩn.
Theo H.Khang - Thanh Niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét